1.2.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên
4.2. Các tín ngƣỡng dân gian
4.2.1.2. Thờ cúng tổ tiên trong phạm vi dòng họ
Cũng như bao nhiêu dân tộc trên khắp mọi miền ở Việt Nam, cộng đồng cư dân ở đây đều có tục thờ cúng tổ tiên, thể hiện lịng biết ơn sâu sắc cơng sinh thành, dưỡng dục, công lao của các bậc tiền bối đã mang một số nghề thủ công về cho làng xã. Điều này được thể hiện qua việc xây dựng nhà thờ họ, tổ chức các ngày giỗ tổ và việc thờ cúng ông bà cha mẹ trong các làng, các dòng họ và tại các gia đình.
Trong các làng xã dù lớn hay nhỏ đều có lập bàn thờ tổ tiên. Những dịng họ to thường dựng nhà thờ tổ ngay trên mảnh đất tổ tiên đã từng sinh sống. Những dịng họ ít người hoặc những nhà thờ họ bị chiến tranh tàn phá, chưa làm được nhà
thờ thì bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi tôn nghiêm nhất trong nhà trưởng tộc. Các dòng họ đều tổ chức “việc họ” tức là ngày giỗ tổ vào tháng Giêng, từ mồng 10 đến ngày rằm. Đây là dịp con cháu xa gần tập trung đông đủ về nhà thờ họ hoặc nhà thờ tộc trưởng để tiến hành nghi lễ. Việc đầu tiên là đi tảo mộ. Con cháu theo sự hướng dẫn của một vị am hiểu ra thăm mộ, cắm hương ở mộ của các bậc tiên liệt, mời các cụ về chứng giám cho lòng thành của con cháu. Việc làm này vừa giúp con cháu ghi nhớ được mồ mả vừa hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của các thế hệ tổ tiên.Tảo mộ xong, tất cả con cháu tập trung về nhà thờ làm lễ tổ. Sau bài văn tế do tộc trưởng hoặc bậc cao niên trong họ kính thỉnh dâng lên các bậc tiên tổ là lần lượt các thế hệ con cháu vào dâng hương lên bàn thờ tổ. Lễ vật giỗ tổ là xôi, gà và hoa quả. Trước đây họ nào cũng có ruộng từ đường. Hoa lợi của từ đường dùng để sắm lễ vật giỗ tổ và đèn hương những ngày tuần tiết. Ngày nay kinh phí do cả dịng họ đóng góp theo suất đinh hoặc theo hộ gia đình rồi giao cho một gia đình cùng với tộc trưởng sửa lễ cho họ.
Cũng trong những ngày việc họ, các dòng họ còn thường làm một số việc khác, như:
- Ơn lại cơng đức tổ tiên và những người đã gìn giữ gia phong, phát huy truyền thống tốt đẹp của dịng họ, bàn bạc những cơng việc của cả họ trong năm.
- Lễ vào họ cho những cháu mới sinh trong năm. Trước đây chỉ nhập họ cho con trai, lễ vật do gia đình tự sắm và dâng lên bàn thờ họ.
- Lễ mừng thọ cho các cụ lên lão tuổi trịn 60, 70 , 80… , lễ vật thường có cơi trầu, chai rượu, hộp bánh, tùy theo từng gia đình.
- Những gia đình có con cái trưởng thành, trai lấy vợ, gái gả chồng ở nơi xa cũng có cơi trầu cho dâu, rể về nhận họ.
- Ngày nay trong phong trào khuyến học, khuyến tài, nhiều dòng họ đã lập chi hội khuyến học, quỹ do các gia đình đóng góp. Vào ngày giỗ tổ, họ long trọng biểu dương phát thưởng cho các cháu đạt danh hiệu học giỏi các cấp, các cháu trúng tuyển các trường cao đẳng, đại học…, nhằm động viên các cháu phấn đấu vươn lên học giỏi, phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha.
Nét đặc biệt ở các làng Tiên, Si, Đại là các dịng họ có nhiều gia đình theo đạo Thiên chúa đã lâu đời nhưng vẫn giữ được quan hệ mật thiết với cội nguồn bên lương, vẫn về họp mặt đông đủ với họ hàng trong ngày giỗ tổ.
Lễ nghi hoàn tất (thường là sau ba tuần hương) trưởng tộc bái tạ xin hạ lễ. Trước đây lễ phẩm thường được chia thành hai phần, một phần nhỏ được bày thành cỗ để các cụ dự lễ thụ lộc tại chỗ, còn phần lớn chia theo suất đinh hoặc một số hộ gọi là “phần kêu” mang về nhà để tất cả con cháu đều được hưởng lộc tổ. Riêng nhà trưởng tộc được họ biếu thêm một phần.
Tục thờ cúng tổ tiên trong các dịng họ và từng gia đình là nét đẹp văn hóa của nhân dân ở miền cực nam huyện Vụ Bản, thể hiện ý thức “Uống nước nhớ nguồn” luôn tìm về dõi dịng huyết thống. Ở nơi trang trọng nhất trong từng gia đình đều có bàn thờ tổ tiên, thường là gian chính giữa của ngơi nhà. Cứ đến ngày giỗ, tuần nào tiết ấy, gia đình đều có hương hoa, trầu rượu và lễ phẩm cúng tế. Vai trị của người con cả trong từng gia đình rất được coi trọng trong việc thờ phụng tổ tiên. Các dịng họ đều có nhà thờ họ của toàn họ hoặc chi phái, hàng năm con cháu trong họ đều tập trung làm lễ giỗ tổ gọi là việc họ.