Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của sông mã, tỉnh thanh hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu

1.3.1. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam

1.3.1.1. Chế độ nhiệt

- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến từ 2,5 - 3,70C trên hầu hết diện tích nƣớc ta.

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng từ 2-30

C trên phần lớn diện tích cả nƣớc, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2-30C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng 2,0-3,20C. Số ngày nhiệt độ cao nhất trên 350C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nƣớc.

- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở nƣớc ta có thể tăng 1,6-2,20C trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dƣới 1,60C ở đại bộ phận diện tích phía Nam.

1.3.1.2. Chế độ lượng mưa

- Theo kịch bản phát thải cao: Lƣợng mƣa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên hầu khắp lãnh thổ nƣớc ta với mức tăng phổ biến khoảng 2-10%, riêng khu vực Tây Ngun có mức tăng ít hơn, khoảng 1-4%.

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa năm tăng hầu hết trên khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2-7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dƣới 3%. Xu thế chung là lƣợng mƣa mùa khô giảm và lƣợng mƣa mùa mƣa tăng. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất tăng so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa năm tăng phổ biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Ngun có mức tăng ít hơn, chỉ khoảng dƣới 2%.

1.3.1.3. Chế độ nước biển dâng

- Theo kịch bản phát thải cao: Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng 85-105cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng 66-85cm. Trung bình tồn Việt Nam mực nƣớc biển dâng từ 78-95cm.

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng 62-82cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hịn Dấu trong khoảng 42-57cm. Trung bình tồn Việt Nam mực nƣớc biển dâng từ 57-73cm.

- Theo kịch bản phát thải thấp: Vào cuối thế kỷ 21, mực nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng 54-72cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng 42-57cm. Trung bình tồn Việt Nam, mực nƣớc biển dâng trong khoảng 49-64cm.

Nếu mực nƣớc biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sơng Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các

tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hƣởng trực tiếp, trên 4% hệ thống đƣờng sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của sông mã, tỉnh thanh hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)