THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của sông mã, tỉnh thanh hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 39 - 44)

2.1. Thời gian nghiên cứu

Luận văn đƣợc thực hiện từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 7 năm 2017 Công tác khảo sát thực địa thu thập mẫu vật đƣợc tiến hành 5 đợt nhƣ sau:

Đợt 1: Tháng 9 năm 2014, Đợt 2: Tháng 4 năm 2015, Đợt 3: Tháng 9 năm 2015, Đợt 4: Tháng 4 năm 2016, Đợt 5: Tháng 9 năm 2016. Mỗi đợt đi điều tra thu mẫu trong khoảng thời gian 12- 15 ngày.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trên cơ sở điều tra khảo sát đã thiết kế 40 điểm thu mẫu trên lƣu vực sơng Mã (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa) từ ngã ba Suối Sim thuộc huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hóa, giáp với biên giới Việt - Lào đổ ra biển Đông qua 3 cửa: cửa Hới, huyện Hoằng Hóa, cửa Lạch Trƣờng, huyện Hậu Lộc và cửa Lạch Sung, huyện Nga Sơn (Hình 2.1, phụ lục 01).

Trong nghiên cứu này chúng tôi tập chung nghiên cứu ở 3 vùng: vùng thƣợng lƣu, vùng trung lƣu và vùng hạ lƣu.

- Vùng thƣợng lƣu từ biên giới Việt - Lào thuộc huyện Mƣờng Lát đến huyện Quan Hóa.

- Vùng trung lƣu từ huyện Quan Hóa đến huyện Cẩm Thủy. - Vùng hạ lƣu từ huyện Cẩm Thủy đến cửa sông ven biển.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu

Thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu từ các luận án, sách, bài báo khoa học, báo cáo, dự án đầu tƣ, websites, ….

Tổng hợp các nghiên cứu theo từng nội dung nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá các kết quả đã kế thừa, làm nổi bật những kết quả đạt đƣợc, áp dụng, phát hiện những tồn tại cần phải tiếp tục nghiên cứu cần làm sáng tỏ.

Kết quả của phƣơng pháp này là kế thừa đƣợc thông tin khoa học liên quan đến từng nội dung nghiên cứu của đề tài từ hiện trạng nguồn tài liệu đã thu thập đƣợc. Một số thông tin đƣợc kế thừa: đặc điểm khí hậu, kinh tế - xã hội, …

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học

2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật nổi

+ Thu mẫu định tính: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới phù du thực vật số 64.

+ Thu mẫu định lượng: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới phù du thực vật số 64. Mẫu TVN đƣợc lắng trong các ống đong hình trụ, qua nhiều giai đoạn trong vòng 48 - 96 giờ, sau đó loại bỏ phần nƣớc trên và giữ lại phần mẫu cuối cùng với thể tích 3 - 5 ml, thao tác này cần nhẹ nhàng và phải rất cẩn thận để tránh mất tế bào TVN trong mẫu.

Mẫu định tính và định lƣợng sau khi thu đƣợc bảo quản trong lọ có dung tích 400 - 1.000ml, cố định mẫu bằng dung dịch Formalin (5-7%), lugol. Phân tích vật mẫu bằng các thiết bị nhƣ: kính lúp, kính hiển vi, lam, la men...

Quan sát, đếm số lƣợng tế bào duới kính hiển vi. Xác định mật độ tế bào theo phƣơng pháp của UNESCO (1978), sử dụng buồng đếm chuyên dụng để đếm tế bào.

Xác định tên khoa học các loài TVN theo các tài liệu định loại chính: Dƣơng Đức Tiến và Võ Hành (1997) [23],…

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật bậc cao

Áp dụng phƣơng pháp điều tra thực địa đƣợc Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997) [24], “HST rừng nhiệt đới” (2004) [25]…“Hệ thực vật và đa dạng loài (2004)” [26]và “Các phƣơng pháp nghiên cứu thực vật” (2007) [27],...

2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu động vật nổi

+ Thu mẫu định tính: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới Zooplankton số 52. Tại mỗi điểm

thu mẫu, dùng lƣới chao đi, chao lại nhiều lần trên mặt nƣớc.

+ Thu mẫu định lượng: Mẫu đƣợc thu bằng lƣới Zooplankton số 57. Tại mỗi điểm nghiên cứu, lọc 50 lít nƣớc ở tầng mặt qua lƣới số 57, thu lấy 30 ml.

Mẫu định tính và định lƣợng sau khi thu đƣợc đựng trong lọ có dung tích 400 - 1.000ml, cố định mẫu bằng dung dịch Formalin (5-10%).

Tại phòng thí nghiệm, xác định mật độ ĐVN bằng cách dùng pipet lấy 1ml nƣớc có chứa mẫu ở trong 50ml cho lên buồng đếm chuyên dụng, quan sát dƣới kính hiển vi có độ phóng đại 10X, 40X. Đếm trực tiếp bằng cách di chuyển lamen theo tọa độ từ trên xuống dƣới, từ trái qua phải. Số lƣợng ĐVN thu đƣợc tính theo cơng thức:

Trong đó: N0: Số lƣợng ĐVN (con/m3 ); C : Số cá thể đếm đƣợc trên buồng đếm;

V‟: Số ml nƣớc mẫu còn lại sau khi lọc (20ml); V‟‟: Thể tích mẫu nƣớc đã thu (50l).

Xác định tên khoa học các loài ĐVN theo tài liệu định loại chính: Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980)[19]...

2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu động vật đáy

Nghiên cứu động vật đáy, luận văn chia ra 2 phần để nghiên cứu cho rõ: nghiên cứu về động vật thân mềm và nghiên cứu về giáp xác.

Thu mẫu định tính: Mẫu vật đƣợc thu bằng vợt ao (Pond Net), vợt cào, lƣới vét

đáy. Sử dụng dụng cụ sục vợt vào cây bụi thủy sinh ven bờ, các đám cây thủy sinh sống nổi trên mặt nƣớc, chân các đám cỏ. Vật mẫu đƣợc vớt lên cùng với các vật khác (bùn, rác, đá..) đƣợc rửa qua rây lọc với kích thƣớc mắt rây khác nhau. Sử dụng kẹp mềm, thìa và khay nhôm để đựng và nhặt vật mẫu.

Thu mẫu định lượng: Mẫu vật đƣợc thu bằng gầu Petersen với diện tích ngoạm

bùn là 0,02 m2. Tại mỗi điểm thu mẫu thu 5 gầu. Dùng rây để lọc toàn bộ khối lƣợng bùn, dùng kẹp mềm thu lấy vật mẫu.

Toàn bộ vật mẫu đƣợc bảo quản trong lọ nhựa có dung tích 400 - 1.000ml và đƣợc cố định ngay tại hiện trƣờng bằng cồn 700 hoặc Formalin (7-8%) đối với mẫu có kích thƣớc lớn.

Xác định tên khoa học các loài thân mềm, giáp xác theo các tài liệu định loại chính: Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980) [19], Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2001) [15], Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001) [21]...

Phân tích định lƣợng thân mềm, giáp xác bằng cách xác định số cá thể/m2 .

2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu cá

Điều tra thu mẫu cá trực tiếp từ ngƣ dân đánh bắt với nhiều loại hình khai thác khác nhau nhƣ kéo đáy, đăng, lƣới cƣớc, lƣới vây, câu... tại các thủy vực nhƣ sông, một số suối đổ vào sông…

Ngồi ra mẫu cịn đƣợc thu ở các bến cá, chợ cá và kiểm tra cẩn thận về địa điểm đánh bắt để có thêm mẫu vật bổ sung. Cố định mẫu trong Formalin (8 - 12%), tùy thuộc vào kích thƣớc mẫu vật và đƣợc lƣu giữ cẩn thận để chuyển về phịng thí nghiệm tiến hành định loại và sắp xếp hệ thống.

Xác định tên khoa học các lồi cá theo các tài liệu định loại chính: Mai Đình n (1978) [29], Mai Đình n (1992) [30], Eschmeyer W.N. (1998) [33], Maurice K. (2001) [42],….

2.3.2.6. Phương pháp xác định chỉ số đa dạng sinh học

* Chỉ số đa dạng loài Shannon - Weiner

Là chỉ số biểu hiện mức độ đa dạng nội tại của mẫu. Cơng thức tính:

∑ với

Trong đó:

H‟: Chỉ số đa dạng lồi Shannon - Weiner ni: Số lƣợng cá thể của loài thứ i

Ni: Tổng số cá thể loài i

Từ kết quả tính tốn đƣa ra nhận xét về mức độ ĐDSH theo các mức sau: - Nếu chỉ số đa dạng: H‟ > 3: ĐDSH tốt và rất tốt

- Nếu chỉ số đa dạng: H‟ 2÷3: ĐDSH trung bình khá - Nếu chỉ số đa dạng: H‟ 1†2: ĐDSH trung bình kém - Nếu chỉ số đa dạng: H‟ <1: ĐDSH kém và rất kém

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Tổ chức các buổi thảo luận nhóm nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về khí tƣợng thủy văn, thủy lợi, ĐDSH, kinh tế - xã hội về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với ĐDSH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của sông mã, tỉnh thanh hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)