Xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học sông Mã thích ứng vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của sông mã, tỉnh thanh hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 71 - 75)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học sông Mã thích ứng vớ

đổi khí hậu

Việc ứng phó với BĐKH khơng dễ dàng, mà tốn kém và phải có sự nỗ lực của tất cả các lĩnh vực trong thời gian dài. Tại lƣu vực Sông Mã, là một trong những khu vực chịu ảnh hƣởng nhiều từ BĐKH. Vì vậy, việc đƣa ra các biện pháp nhằm ứng phó với BĐKH, bảo vệ đời sống của ngƣời dân tại khu vực là rất cần thiết.

Các giải pháp bảo tồn ĐDSH của sơng Mã thích ứng với BĐKH bao gồm:

3.3.1. Giải pháp về xây dựng mơ hình thích ứng

- Tiến hành nhân giống nhằm tái tạo các giống cá quý, có giá trị đặc biệt nhƣ: cá chiên, cá lăng, cá ngạnh, cá bỗng, cá hỏa,... ở khu vực huyện Cẩm Thủy, Bá Thƣớc.

- Sở Khoa học và cơng nghệ tỉnh Thanh Hóa xây dựng chƣơng trình khoa học công nghệ ứng dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sinh sản nhân tạo, xây dựng các mơ hình ni sinh sản, ni thƣơng phẩm các lồi q hiếm, có giá trị kinh tế cao. Tích cực nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học và khả năng gây nuôi các lồi sinh vật để có thể bảo tồn và phát triển bền vững.

- Mặt khác cũng cần ƣu tiên triển khai các nghiên cứu mang tính hỗ trợ kỹ thuật nhƣ hồn thiện hoặc xây dựng các quy trình cơng nghệ phục vụ cho việc NTTS các lồi q hiếm, các lồi có giá trị kinh tế cao nhƣ cá chiên, cá lăng,...

3.3.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường sông Mã

Tuân thủ giải pháp về bảo vệ môi trƣờng theo Quy hoạch Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 25/2/2010. Để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trƣờng sông Mã cần tuân thủ thực hiện các đề xuất theo quyết định đã đƣợc phê duyệt, các đề xuất bao gồm:

- Hạn chế các nguồn xả thải chƣa đạt tiêu chuẩn vào sông, đặc biệt khu Hồi Xuân, khu công nghiệp Lễ Môn;

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên nƣớc mặt;

- Chấm dứt hiện tƣợng khai thác trái phép khoáng sản lịng sơng: Khai thác cát khu vực cửa Hới, ngã ba Bông, khu vực huyện Bá Thƣớc;

- Bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông;

- Giải quyết vấn đề xâm nhập mặn tại các cửa sông ven biển;

- Bảo đảm yêu cầu về môi trƣờng ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch dự án đầu tƣ.

3.3.3. Giải pháp về tổ chức hoạt động giám sát về diễn biến hệ sinh thái, đa dạng sinh học sinh học

Hoạt động giám sát về diễn biến HST, ĐDSH; đảm bảo những yêu cầu sau: - Việc giám sát đƣợc tiến hành ở những khu vực đại diện, tập trung vào các khu vực là bãi đẻ (khu vực huyện Cẩm Thủy, Bá Thƣớc), khu vực sinh trƣởng của các lồi thủy sản q hiếm có giá trị kinh tế nhằm mục đích bảo vệ sự ĐDSH của các loài này;

- Mạng lƣới các giám sát ĐDSH ở mỗi HST phải đƣợc thiết kế trên cơ sở phù hợp với các đặc điểm về sinh học, sinh thái học và các đặc điểm tự nhiên khác có liên quan để đảm bảo cho tọa độ của mỗi điểm giám sát có tính đại diện, các thơng tin thu thập đƣợc có thể liên kết đƣợc với nhau trong cùng HST, liên kết đƣợc với các thông tin của các quan trắc, giám sát khác có liên quan;

- Xây dựng triển khai mơ hình thí điểm về sinh kế bền vững liên quan tới bảo tồn ĐDSH phù hợp với kịch bản BĐKH cho các vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng.

- Thời điểm giám sát, tần suất giám sát ĐDSH đƣợc thực hiện căn cứ vào đặc điểm của từng HST và phù hợp với điều kiện về kinh tế - kỹ thuật hiện tại.

3.3.4. Giải pháp về huy động sự tham gia của cộng đồng

Thực tiễn về công tác bảo tồn cho thấy bất kỳ mơ hình bảo tồn nào muốn đạt tới sự thành công về các mục tiêu bảo tồn đề ra thì yếu tố then chốt vẫn là sự tham gia của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng sở tại. Điều kiện tiên quyết trong vấn đề quản lý là phải có sự ủng hộ của ngƣời dân và cộng đồng ngƣ dân địa phƣơng. Họ là những ngƣời trực tiếp gắn với tài nguyên và ĐDSH.

Cộng đồng địa phƣơng là những ngƣời hiểu hơn ai hết các giá trị về tài nguyên thiên nhiên lƣu vực sông ở địa phƣơng họ và họ có khả năng quản lý một cách có hiệu quả những nguồn tài ngun đó thơng qua hình thức sử dụng truyền thống hoặc địa phƣơng.

Để đạt đƣợc sự ủng hộ của ngƣời dân, trƣớc hết cần phải tuyên truyền cho họ lợi ích lâu dài mà họ sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc gìn giữ các giá trị của ĐDSH. Có các hình thức trợ giúp họ chuyển đổi sinh kế, giảm áp lực đến khu vực bảo tồn thông qua các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, cho vay tín dụng thơng qua sự bảo lãnh của các hội, đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh... Đƣa ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào các hoạt động tuần tra, quản lý ĐDSH.

Kết hợp các góc độ sinh thái xã hội vào quá trình hình thành các chiến lƣợc quản lý thích ứng thơng qua lựa chọn các qui mơ thích hợp cho hành động và nghiên cứu tập, thiết lập và theo dõi các ngƣỡng. Giảm xói mòn dọc theo các cửa sông để ngăn ngừa lắng đọng gần các cửa biển, và ngăn chặn luồng di cƣ, của các loài cá, di chuyển và neo của tàu thuyền. Trồng rừng ngập mặn hay dừa nhƣ các “lá chắn sinh học” để ổn định các vùng đất ven bờ tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa. Chống phá rừng tại các vùng cao; trồng lại rừng ở những khu vực chiến lƣợc nhƣ: huyện Mƣờng Lát, Bá Thƣớc và Quan Hóa.

3.3.5. Giải pháp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ý thức phòng chống thiên tai thiên tai

Cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng chính là nhân tố trung tâm trong quá trình thực hiện các giải pháp thích ứng. Chính vì vậy, nhận thức của họ về BĐKH và phịng chống thiên tai đóng vai trị quan trọng trong việc thích ứng với BĐKH. Thực tế cho thấy khi thay đổi nhận thức thì hành vi thay đổi, và ngƣời dân sẽ chuyển từ „đối phó thụ động sang tự giác và chủ động ứng phó‟ với các tác động của BĐKH đến các hoạt động. Khi đó, hoạt động thích ứng của cộng đồng sẽ trở thành thích ứng có kế hoạch

thay vì „thích ứng tự phát‟. Những điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kể cả sinh kế khác sẽ đƣợc lập kế hoạch, có tính chiến lƣợc và mang tính dài hạn với sự hỗ trợ về chính sách và nguồn lực bên ngoài.

Nâng cao nhận thức về BĐKH cho cộng đồng địa phƣơng với từng nhóm ngƣời khác nhau theo những phƣơng pháp khác nhau: Những ngƣời quản lý (chính quyền địa phƣơng, thơn bản, ...), những ngƣời khai thác vùng ven biển, cửa sông và những ngƣời dân tộc thiểu số.

- Đối với những ngƣời quản lý cần tổ chức các lớp đào tạo nâng cao hiểu biết về BĐKH và ứng phó với BĐKH. Đây là nguồn nhân lực góp phần vào tuyên truyền, nâng cao nhận thực cho cộng đồng trong vùng. Đây là đội ngũ cán bộ nòng cốt và cần đƣợc đào tạo, cập nhật những thông tin, diễn biến mới nhất về nguy cơ và ảnh hƣởng của BĐKH và những giải pháp ứng phó kịp thời để phát huy hiệu quả về tuyên truyền cho cộng đồng ngƣời dân tỏng khu vực có nguy cơ cao.

- Đối với những ngƣời dân ven biển, cửa sơng. Đây là đối tƣợng có nhận thức và hiểu biết về sông nƣớc và nguồn lợi thủy sản khai thác phục vụ mục tiêu kinh tế. Đồng thời họ cũng là đối tƣợng bị ảnh hƣởng lớn nhất từ hậu quả của BĐKH và NBD toàn cầu. Họ cũng là những tác nhân sẽ chịu tác động đầu tiên của BĐKH. Chính vì vậy, cần phải tuyên truyền thƣờng xuyên về các biện pháp ứng phó với BĐKH, bằng nhiều hình thức: mở lớp tập huấn, tuyên truyền qua loa phát thanh của xã, qua các chƣơng trình dự án mà ngƣời dân tham gia.

- Đối với ngƣời dân tộc thiểu số, họ thƣờng sinh sống những khu vực vùng núi, đây là những khu vực ít chịu tác động của BĐKH. Nhƣng những khu vực này lại ảnh hƣởng nhiều bởi BĐKH đến các khu vực hạ lƣu và vùng ven biển. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vai trò và ảnh hƣởng của BĐKH, những nguy cơ và ảnh hƣởng của chúng đối với cuộc sống của cộng đồng dân cƣ vùng đồng bằng và ven biển.

Tƣơng tự nhƣ nhận thức về BĐKH, ngƣời dân có ý thức tốt về phịng chống thiên tai ở nơi đó có khả năng thích ứng tốt với BĐKH và ngƣợc lại. Vì vậy ngƣời dân cần đƣợc trang bị các phƣơng tiện theo dõi thông tin bão lũ nhƣ Radio dung bằng pin, điện thoại, vô tuyến ở trong lều trại để theo dõi thong tin bão lũ, thời tiết, và phao cứu sinh để đảm bảo an tồn trong khi có bão, lũ hay gió to xảy ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của sông mã, tỉnh thanh hóa trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)