Vài nét về nghề đá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề chạm khắc đá ninh vân, xã ninh vân, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ

1.6 Vài nét về nghề đá ở Việt Nam

Từ xa xƣa, nghề khai thác và chế tác các sản phẩm dân dụng, mỹ nghệ từ đá đã phát triển khá mạnh. Xuất phát ban đầu là sản xuất những mặt hàng phục vụ nhu cầu giản đơn trong đời sống hàng ngày nhƣ chày, cối đá, bía mộ … Nhƣng càng về sau nghề này càng phát triển, kỹ nghệ chế tác càng điêu luyện, tinh xảo hơn mới phát triển sang chế tác mỹ nghệ, điêu khắc, tạc tƣợng … đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.

Sản phẩm của làng đá hiện nay hết sức đa dạng, phong phú về đề tài, chủng loại, kích cỡ từ những vật dụng hàng ngày nhƣ cốc, chén, ấm trà bằng đá … đến các tƣợng lân, rồng, sấu đá … cho các chùa. Một loại hình sản phẩm độc đáo của nghề chạm khắc đá đó là Tƣợng. Từ tƣợng các vị thần,

Phật, Đức Chúa, danh nhân văn hóa … đến tƣợng các tạo vật. Quy mơ, kích cỡ các loại tƣợng cũng khác nhau, có tƣợng chỉ bằng ngón tay, có tƣợng to bằng ngƣời thật hết sức tinh xảo, sinh động. Sản phẩm của các làng đá khơng chỉ có đá xây dựng ốp lát, xây tƣờng, móng kè … và những vật dụng đơn giản mà cịn có đá mỹ nghệ với những sản phẩm tinh xảo nhƣ: voi đá, ngựa đá, tòa sen, tƣợng phật, chân cột đình, bia văn tự, đỉnh lƣ hƣơng, tháp nhang sân chùa, nhịp cầu bằng đá … đƣợc lƣu dấu ấn ở cơng trình văn hóa, lịch sử nhƣ chùa Báo Ân, điện Lam Kinh, thành nhà Hồ, kinh thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Diên Hựu, nhà thờ đá Phát Diệm … Trong những năm gần đây, sản phẩm của làng nghề chạm khắc đá còn xâm nhập vào các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, Châu Âu …

Ngoài những làng nghề chế tác đá nổi tiếng từ thời xa xƣa nhƣ làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lƣ, Ninh Bình), làng nghề đá Non Nƣớc (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), làng Nhồi (Đông Sơn, Thanh Hóa) … hiện nay với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng và chủ trƣơng phát triển làng nghề của nhà nƣớc, với sự kế thừa những tinh hoa của các làng nghề truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, các làng nghề chế tác đá mới cũng đã xuất hiện trên khắp mọi miền của đất nƣớc nhƣ làng đá Long Châu (Chƣơng Mỹ, Hà Nội), Đại Lộc (Quảng Nam), Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) …

Tiểu kết chƣơng 1

Làng nghề thủ công truyền thống ngày càng thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân nơng thơn. Chính vì thế, trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thơn nhƣ hiện nay thì việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống là vấn đề đƣợc quan tâm và đầu tƣ bởi chính những lợi ích thiết thực mà làng nghề đem lại. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống đã có bề dày lịch sử và thƣờng gắn với những điều kiện nhất định về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, thị trƣờng và nhiều nhân tố khác. Đặc biệt yếu tố quyết định vẫn là nghệ nhân và những kỹ thuật trong nghề thủ cơng truyền thống. Chính tay nghề kỹ

thuật khéo léo, tài hoa, óc sáng tạo, sự cần cù, chịu khó của các nghệ nhân và ngƣời thợ thủ công đƣợc truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tạo nên những sản phẩm độc đáo, có giá trị cao của các LNTT. Có thể nói rằng đầu tƣ cho phát triển làng nghề là hƣớng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, bởi LNTT vốn đƣợc coi là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp. Do vậy phát triển LNTT là nấc thang quan trọng trong tiến trình CNH nơng thơn nƣớc ta. Từ đó góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Khi LNTT phát triển, kéo theo đó là những thay đổi tích cực về kinh tế, văn hóa và xã hội nhƣ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Phát triển LNTT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hóa thành phần kinh tế, hạn chế di dân tự do, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát triển theo hƣớng bền vững là hƣớng đi mới để làng nghề thủ công truyền thống tồn tại và phát triển mạnh trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ ĐÁ NINH VÂN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - VĂN

HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề chạm khắc đá ninh vân, xã ninh vân, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)