CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ
2.5 Quy trình chế tác sản phẩm đá
2.5.1 Khai thác đá nguyên liệu
Ở xung quanh khu vực và ngay trên địa bàn Ninh Vân có rất nhiều núi đá, là nguồn đá nguyên liệu rất dồi dào cho nghề chế tác đá từ xƣa đến nay. Đá núi ở đây nói riêng và ở khắp vùng Hoa Lƣ - Ninh Bình nói chung là loại đá có màu xanh (gọi là đá xanh). Loại đá này có độ rắn cao hơn nhiều so với loại đá trắng, đá xanh nhạt, đá vàng… ở những nơi khác. Do vậy, việc khai thác và chế tác loại đá xanh ở địa phƣơng cũng tốn nhiều công sức. Giá thành các sản phẩm bằng đá xanh khá cao so với một số loại đá khác nhập về từ những tỉnh ngồi (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…). Có những khu vực núi đá xanh ở địa phƣơng xƣa kia đã đƣợc khai thác một phần, gần đây, tỉnh và trung ƣơng đã quản lý để dùng vào việc xây dựng, chế tác các cơng trình, sản phẩm bằng đá có độ rắn, bền, chịu lực đặc biệt cao.
Nhƣợc điểm cơ bản của loại đá xanh ở đây là có nhiều “tì vết” ở bên trong các phiến đá, khó phát hiện, gây những khó khăn cho việc chế tác các sản phẩm đá có kích cỡ lớn. Có khi cơng việc chế tác một sản phẩm đá đang diễn ra, sắp hồn thành thì phải dừng lại và hủy bỏ, gây thiệt hại về công sức hoặc phải khắc phục bằng một số biện pháp nhƣ gắn, vá, chắp, ghép…
Quá trình khai thác đá ngun liệu bao gồm những cơng việc chính nhƣ sau:
Bước 1: Thăm dò nguồn nguyên liệu đá núi
Để khai thác đƣợc một khối lƣợng đá nhất định, ngƣời ta phải tiến hành thám sát kỹ nơi cần khai thác, xem thế và hình của những tảng, phiến đá núi,
qua đó có kế hoạch cụ thể trƣớc khi bắt tay vào khai thác. Những ngƣời thợ giỏi, giảu kinh nghiệm có thể đốn định độ dày, mỏng khác nhau của các tảng, phiến đá căn cứ vào các “mạch gân” hay các đƣờng thớ đá. Nguồn đá núi cần khai thác dù là ở trên cao hay ở dƣới thấp phía chân núi có thuận tiện hay khó khăn cịn phụ thuộc nhiều vào thế và hình của nó và tùy thuộc vào sự lựa chọn của ngƣời khai thác. Cơng việc này cũng nhiều khi cịn phụ thuộc vào yếu tố may rủi nữa, nhất là đối với việc khai thác đá núi hoàn toàn bằng phƣơng pháp thủ công nhƣ trƣớc kia.
Bước 2: Dọn lối (dọn trổ) đá núi
Đây là công việc tạo một lối từ chân núi, bãi đá tới nơi có những tảng đá cần khai thác, bao gồm những việc nhƣ san phẳng lối dốc, chặt những cây cối vƣớng mắc, phá bỏ những mỏm đá trên lối đi, dù tốn công vẫn phải tiến hành nếu thấy bắt buộc. Việc dọn lối vận chuyển đá từ chỗ khai thác ra điểm tập kết ở bãi đá hầu nhƣ đƣợc chú ý tiến hành trong suốt quá trình, thời gian khai thác đá núi. Khi lối vận chuyển đá hình thành và đi vào khai thác, ngƣời ta gọi đó là một “trổ đá”.
Bước 3: Bóc tách các tảng, phiến đá núi
Căn cứ vào kích thƣớc của tảng, phiến đá cần có để tiến hành cơng việc bóc tách lấy những phiến đá phù hợp hoặc căn cứ vào từng tảng đá tự nhiên hiện có để bóc tách lấy. Để bóc tách lấy một phiến đá hoặc bổ tách một tảng đá làm đôi, ngƣời thợ xác định đƣờng gân đá (hay còn gọi là râu đá) chạy dọc trên mặt đá núi. Ở chính giữa một đƣờng gân đá đƣợc xác định là nơi bóc tách đá, ngƣời thợ đục các lỗ sâu theo đúng giữa thiết diện một mặt phẳng (mà đƣờng gân đá chạy trên bề mặt ngồi chính là cạnh của thiết diện bên trong ấy). Các lỗ đục này gọi là lỗ “chét” (bởi những lỗ đục này là những lỗ để nêm (bổ) tách đá ra mà loại nêm bằng thép để nêm đá gọi là “chét”). Lỗ chét có kích thƣớc lớn nhỏ tùy thuộc vào kích cỡ tảng đá cần bổ hay bóc tách. Xƣa kia, việc khai thác đá hồn tồn theo lối thủ cơng nên việc đục các lỗ chét rất tốn công sức, thời gian. Hiện nay, việc đục lỗ chét phổ biến đƣợc làm bằng
khoan máy chạy bằng điện, nhanh và đỡ vất vả hơn nhiều so với đục bằng tay nhƣ trƣớc. Khi khoan xong các hàng lỗ chét, lấy đục đục “mồi” các miệng lỗ khoan sao cho có thể nêm chét đƣợc rồi cắm các nêm bằng thép vào các lỗ đã đục sẵn. Dùng búa lớn nện xuống đầu nêm hay có thể nêm một nêm hay nhiều nêm cùng một lúc cho đến khi dọc theo gân đá xuất hiện vết rạn, rồi cứ thế nêm cho tới khi tảng đá đƣợc tách đơi. Sau đó dùng xeo (xà beng) nậy, bẩy tảng đá tách rời ra. Khi đã bóc tách đƣợc tảng đá núi rồi, các thợ đá tìm cách để đƣa tảng đá xuống bãi dƣới chân núi bằng cách dùng xà beng bẩy cho lăn xuống. Công việc này ngày nay có thể dùng cần cẩu cỡ lớn để thay thế cho sức lao động của con ngƣời.