Thống kê dân số theo từng thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề chạm khắc đá ninh vân, xã ninh vân, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 53 - 77)

Stt Thôn Số ngƣời Tỷ lệ (%) so với tồn xã Số hộ 1 Thơn Xuân Phúc 739 7.25 211 2 Thôn Xuân Thành 886 8.69 237 3 Thôn Đồng Quan 773 7.58 209 4 Thôn Vũ Xá 824 8.08 208 5 Thôn Chấn Lữ 726 7.12 201 6 Thôn Thƣợng 519 5.09 144 7 Thôn Phú Lăng 933 9.15 194 8 Thôn Vạn Lê 353 3.46 109 9 Thôn Hệ 1400 13.73 380 10 Thôn Dƣỡng Hạ 459 4.50 133 11 Thôn Dƣỡng Thƣợng 589 5.78 192 12 Thôn Tân Dƣỡng 1 982 9.63 288 13 Thôn Tân Dƣỡng 2 1014 9.94 298 Tổng 10.178 100 2.804

(Nguồn: Thống kê dân số xã Ninh Vân, năm 2011)

2.4.2 Giáo dục và y tế

Giáo dục:

Xã Ninh Vân có 1 trƣờng trung học cơ sở, 1 trƣờng tiểu học và 2 trƣờng mầm non. Bên cạnh đó, trong xã cịn nhiều trƣờng mầm non tƣ thục khác của các hộ gia đình thành lập. Những năm qua cơ sở vật chất phục vụ dạy và học đƣợc tăng cƣờng, 100% các trƣờng cao tầng, kiên cố, đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Hệ thống trƣờng trung học cơ sở và trƣờng tiểu học tại Ninh Vân đều đạt tiêu chuẩn quốc gia. Theo số liệu thống kê của UBND xã, năm 2011 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và tiếp tục học THPT đạt 90%. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo từ

ba tháng trở lên đạt 15% còn tƣơng đối thấp [38,2011]. Bên cạnh đó, xã Ninh Vân cịn cịn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng và Hội Khuyến học đã làm tốt cơng tác vận động, mở rộng, khuyến khích phong trào học tập trong toàn xã.

Y tế:

Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân trong xã ngày càng đƣợc quan tâm hơn. Xã Ninh Vân có 1 trạm y tế với 1 bác sỹ, 1 dƣợc sỹ và 3 y sỹ đảm nhiệm công tác thăm khám và điều trị sức khỏe cho ngƣời dân. Cơ sở hạ tầng trạm y tế khang trang, sạch sẽ với 4 phịng phám và 6 giƣờng bệnh. Nhìn chung mạng lƣới y tế của xã với đội ngũ y bác sỹ nhiệt tình, tận tâm, cơ sở trang thiết bị y tế đƣợc đầu tƣ tốt đã đảm bảo đƣợc công tác khám chữa bệnh ban đầu cho ngƣời dân trong xã. Cơng tác phịng chống dịch, tiêm phòng vacxin cho trẻ, các phong trào tuyên truyền vệ sinh môi trƣờng, dinh dƣỡng thƣờng xuyên đƣợc tổ chức nâng cao nhận thức và đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân. Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của ngành y tế đạt khoảng 76.5%, chƣa đạt chuẩn theo tiêu chí Nơng thơn mới (95%). Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt tƣơng đối thấp, chỉ có 20%, cũng chƣa đạt nếu so sánh với tiêu chí Nơng thơn mới là 40%. (Theo số liệu của UBND huyện Hoa Lƣ, Quy hoạch xây dựng NTM xã Ninh Vân).

2.4.3 Cơ sở hạ tầng và nhà ở khu dân cư

Có thể nói cơ sở hạ tầng ở đây đã đƣợc chú trọng đầu tƣ tƣơng đối tốt, đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của ngƣời dân, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Nhƣ trong phần trên tác giả đã đề cập, hệ thống trƣờng học và trạm y tế của xã Ninh Vân khang trang, sạch đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tồn xã đã có 7/13 thơn có nhà văn hóa. Tổng diện tích cơ sở văn hóa rộng 0.97ha. Hệ thống đƣờng giao thơng, điện nƣớc, nhà văn hóa ... về cơ bản đã đƣợc xây dựng, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề, cụ thể:

Về giao thông

Hệ thống đƣờng giao thông bộ luôn đƣợc tu sửa và nâng cấp đảm bảo cho việc đi lại, phục vụ sản xuất. Đƣờng trục xã, liên xã có tổng chiều dài 14.82km. Đƣờng trục thơn, liên thơn có tổng chiều dài 5.91km. Đƣờng thơn xóm có tổng chiều dài 25.86 km. Giao thông nội đồng 5.5km [39, 23]. Tuy nhiên, một số tuyến đƣờng liên xã, liên thơn nói chung chất lƣợng cịn kém, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung. Đặc biệt, với đặc thù của làng nghề, thƣờng xun có xe trọng tải lớn lƣu thơng trên đƣờng vận chuyển đá nguyên vật liệu và các thành phẩm do vậy chất lƣợng một số đoạn đƣờng trong xã xuống cấp nghiêm trọng.

Giao thông đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn xã Ninh Vân với ga Cầu Yên đã tạo điều kiện cho nhu cầu bốc xếp vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Giao thông đƣờng thủy: bên cạnh giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Ninh Vân còn hệ thống đƣờng thuỷ với các sông Hệ, sông Ghềnh và sông Vạc rất thuận lợi cho Ninh Vân vận chuyển hàng hóa tới các lƣu vực sông lớn thông thƣơng với các tỉnh khác.

Về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất

Nguồn nƣớc ở xã Ninh Vân tƣơng đối phong phú với nƣớc mƣa, nguồn nƣớc ngầm, nƣớc mặt và nguồn nƣớc máy. Nguồn nƣớc mƣa dồi dào do lƣợng mƣa lớn nhƣng do đặc trƣng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc bộ mƣa chỉ tập trung nhiều vào các tháng 7, tháng tám và tháng 9 do vậy việc tận dụng nguồn nƣớc này để phục vụ cho sinh hạo, sản xuất là hạn chế. Nguồn nƣớc ngầm cũng tƣơng đối dồi dào, tuy nhiên do đặc điểm địa hình khu vực đá vơi nên rất hạn chế trong việc khai thác nguồn nƣớc này. Xã Ninh Vân có hệ thống sơng ngịi liên hồn chảy qua nên nguồn nƣớc mặt rất thuận lợi, là điều kiện tốt để khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện tại xã Ninh Vân đã có nhà máy xử lý nƣớc sạch đặt tại thôn Xuân Thành với nguồn nƣớc lấy từ sông Hệ. Nhà máy nƣớc với công suất 600m3/ngày đêm, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng đƣợc 72% số hộ sử dụng trong xã (theo số liệu Trạm cấp nƣớc

sạch xã Ninh Vân). Trong tƣơng lai cần nâng cấp sông suất cũng nhƣ thiết bị để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân trong xã. Theo dõi biểu đồ 2.6 có thể thấy nguồn nƣớc các hộ dân ở xã Ninh Vân sử dụng.

Biểu đồ 2. 7: Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng các nguồn nƣớc (%)

(Nguồn: Số liệu từ Khảo sát hộ gia đình 2012)

Khi tiến hành khảo sát các hộ gia đình tại thơn Hệ và thôn Xuân Thành, kết quả cho thấy số hộ gia đình sử dụng nƣớc máy rất cao, tiếp đó là nguồn nƣớc ngầm thông qua hệ thống giếng khoan/đào và nguồn nƣớc mƣa. Tìm hiểu sâu hơn về mục đích sử dụng nguồn nƣớc, trƣớc năm 2008 các hộ gia đình chủ yếu dùng nƣớc giếng khoan đào cho sinh hoạt và sản xuất chế tác đá. Tuy nhiên, từ khi có trạm cấp nƣớc sạch hầu hết các hộ gia đình ở đây đều đấu nối để sử dụng nguồn nƣớc máy cho sinh hoạt ăn uống. Nguồn nƣớc mƣa, nƣớc sông và nƣớc giếng khoan/đào vẫn để dùng trong sản xuất, làm nghề. Vì tính chất làng nghề đá rất nhiều khói bụi, do vậy nguồn nƣớc mƣa ở đây cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, các hộ dân ở đây thƣờng không dùng nƣớc để ăn uống mà chỉ để dùng giặt giũ hoặc phục vụ cho sản xuất.

Về điện

Nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân xã Ninh Vân lấy từ trạm trung gian của điện lực huyện Hoa Lƣ đƣợc đặt ở thôn Đồng

Quan. Tồn xã có 18 trạm biến thế, tổng cơng suất 3490KVA, đảm bảo cung cấp điện cho 100% hộ dân trong toàn xã [39,26].

Về hiện trạng nhà ở

Nhà ở dân cƣ trên toàn xã Ninh Vân phổ biến là loại hình nhà ở nơng thơn vùng đồng bằng sơng Hồng. Mơ hình nhà cùng với vƣờn ao chuồng với khuôn viên rộng theo cách ở truyền thống, chủ yếu là nhà mái ngói một tầng, khu phụ tách rời với nhà chính bao gồm bếp và nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc tƣơng đối chật hẹp, chƣa đảm bảo vệ sinh. Mơ hình thứ hai là nhà mái bằng, một tầng hoặc hơn một tầng với các hình thức kiến trúc đa dạng. Đa số là dạng nhà ống đƣợc các hộ gia đình vừa kết hợp giữa nhà ở và kinh doanh dịch vụ. Trong đó khu phụ bếp và nhà vệ sinh đƣợc xây dựng khép kín, rất sạch sẽ và thuận lợi. Nhìn chung điều kiện nhà ở và vệ sinh ở xã Ninh Vân tƣơng đối tốt. Đặc biệt, tại hai thơn tác giả tiến hành khảo sát, có tới 93.4% hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại. Đây là con số cao hơn rất nhiều so với toàn xã (toàn xã là 76.5% theo số liệu của UBND huyện Hoa Lƣ, Quy hoạch xây dựng NTM xã Ninh Vân).

Biểu đồ 2. 8: Tỷ lệ loại hình nhà ở của các hộ gia đình (%)

(Nguồn: Số liệu từ Khảo sát hộ gia đình 2012)

Loại hình nhà hai hoặc ba tầng chiếm tỷ lệ khá cao ở hai thôn Hệ và Xuân Thành, 48.3%. Tỷ lệ nhà gạch, mái ngói chỉ chiếm 26%. Đặc biệt hiện

tại làng đá Ninh Vân khơng có nhà tranh, vách đất mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn còn 5.94% (theo số liệu của UBND huyện Hoa Lƣ). Nhà mái bằng một tầng hay nhiều tầng đƣợc các hộ gia đình xây kiên cố, vững chắc và trang trí mặt tiền tƣơng đối cầu kỳ. Nhiều hộ gia đình sử dụng những sản phẩm đặc trƣng của làng đá: cột đá, các bức phù điêu và tƣợng thú nhỏ để trang trí trƣớc nhà. Đối với các hộ gia đình vừa sinh hoạt, vừa kinh doanh tại nhà thì trƣớc nhà thƣờng có xây dựng thêm lán nhỏ, mái lợp proximăng hoặc mái tôn để sử dụng làm lán sản xuất, chế tác đá ln. Tuy nhiên nhiều hộ gia đình kinh doanh thiếu ý thức, lấn chiếm vỉa hè, thậm chí cả lịng đƣờng để sản xuất, trƣng bày các sản phẩm đá rất ảnh hƣởng đến cảnh quan chung của thơn xóm, mơi trƣờng, an tồn giao thơng của ngƣời dân ... Vấn đề này tác giả sẽ trình bày kỹ hơn trong phần sau.

2.4.4 Di tích

Khơng chỉ có nghề chạm khắc đá, ở Ninh Vân cịn có các di tích và danh thắng với kiến trúc độc đáo đƣợc làm nên từ đá vơ cùng độc đáo. Có thể điểm qua một số di tích/danh thắng sau nhƣ đình, chùa tháp đá, đền, nhà bằng đá.

Đền Kê Hạ (Đền Cơn Lăng Hạ)

Đền Kê Hạ (cịn gọi là đền Cơn Lăng Hạ) nằm ở phía đơng bên chân núi Hạ Kim Kê còn gọi là núi Thủ Lợn, hay núi đền Rậm, thờ Ngọc Hoa công chúa là con gái vua Hùng đời thứ 18. Xung quanh đền có rất nhiều cây đại thụ và có cây đa nằm bên lối đi vào đền có tuổi thọ hàng trăm năm. Chính vì vậy đền cịn có tên gọi là đền Rậm.

Đền đƣợc xây dựng toàn bằng đá, 100% nguyên vật liệu và đồ thờ đều bằng đá. Đền đƣợc xây dựng theo cách dựa vào một phần vách núi phẳng đứng xây tiếp tƣợng hậu và hai hồi của đền bằng đá thƣớc đƣợc chạm khắc vuông thành sắc cạnh. Mặt tiền của đền cũng dựng toàn bằng đá theo kiểu cửa võng long cuốn giống nhƣ tam quan ở chùa, đƣợc gọi là tam quan cửa võng, chạm khắc tứ linh: Long, Ly, Quy, Phƣợng. Bốn cột trụ đá đƣợc chạm khắc

hai câu đối chữ Hán. Xà ngang của đền đều bằng đá, bên trên dựng một cuốn thƣ đá có các hoạc tiết hoa văn rất đẹp, trên cuốn thƣ dựng thêm mặt nguyệt. Hai bên cuốn thƣ là hai con rồng đá chầu mặt nguyệt “Lƣỡng Long triều nguyệt” hai con rồng đƣợc chạm khắc mập, khỏe, có bờm, râu mọc ra từ đá, bằng đá nhỏ nhọn.

Trong khu vực đền có một giếng đá nhỏ, rất sâu đƣờng kính miệng 0.8m lúc nào nƣớc cũng đầy ắp và trong nhƣ lọc không bao giờ cạn gọi là “giếng mắt rồng” chỉ dùng nƣớc giếng này khi tế lễ. Giếng có nắp đậy bằng đá. Sân đèn cịn có phiến đá tự nhiên nỗi rõ một lốt chân trái dài 30 phân đầy đủ các ngón chân và gót. Khơng ai dám đặt bàn chân mình vào lốt bàn chân đó, đƣợc gọi là “bàn chân thần”. Sát chân núi có một chiếc khánh đá dài 1.5 m rộng 0.7m dày 0.15m. Nếu đánh ở 7 điểm khác nhau sẽ phát ra 7 thứ âm thanh của nốt nhạc. Đánh mạnh nghe nhƣ tiếng chuông ngân nga, vang vọng không dứt.

Ở trong đền Kê Hạ còn lƣu giữ các câu đối đƣợc chạm khắc vào đá nhƣ câu đối ở hai cột giữa cổng tam quan:

Phiên âm:

“Thiên bảo Kê phong thần giao hoán cương lăng cấm Địa linh ngọc tỉnh thánh trạch hoằng chiên vũ trụ xuân”

Dịch nghĩa:

“Trời phú núi Kê nơi thần hiện, núi rừng vốn đẹp lại đẹp thêm

Đất vốn linh thiêng giếng ngọc còn, ơn thánh thấm nhuần khắp muôn nơi”

Câu đối ở hai cột ngoài tam quan: Phiên âm:

“Quốc tế gia ban huy phương các Thần quang hiển hách điện hồng Kê”

Dịch nghĩa:

“Ơn ban quốc tế vang tiếng phượng Thần minh hiển hách dáng chim hồng”

Đại tự ở sập long sàng:

Phiên âm: “Chính điện vị” Dịch nghĩa: “Nơi chính điện” Đại tự ở phía trên tam quan:

Phiên âm: “Duy nhạc giáng” Dịch nghĩa: “Non cao thần giáng”

Đền Kê Hạ chính là những tác phẩm nghệ thuật bằng đá kỳ diệu, những khối đá có hồn. Ngơi đền đá này đã có trên 400 năm, do các nghệ nhân của xã Ninh Vân - nơi có nghề truyền thống chạm khắc đá tạo dựng và chƣa có một lần nào phải trùng tu sửa chữa.

Đình làng

Đình làng Hệ: là một ngơi đình khá cổ, có quy mơ lớn, bề thế. Đình

gồm 5 gian với nhiều chi tiết kiến trúc bằng đá phiến nhƣ cột, xà, nền, bàn thờ, sập đá, tƣợng thờ. Bệ đá và sập đá ở đây chạm hoa văn và các hình tƣợng rồng, phƣợng, long mã, cá hố long, mây… rất cơng phu, tinh xảo. Có nhiều bức chạm đá cầu kỳ gọi là “chạm thông phong” hay “chạm lèo kép” tinh vi chẳng khác nào những bức chạm gỗ trong nhiều cơng trình kiến trúc khác. Đình thờ Thành Hồng làng, tƣơng truyền có tên huý là Hệ (cũng là tên của làng hiện nay do cụ lập nên). Hậu cung có phối thờ: Tản Viên Sơn Thánh, Ngọc Hoa cơng chúa, Thành Hồng làng, Đức ơng. Đặc biệt, nhân dân đã tạc tƣợng Bác Hồ bằng đá khối khá đẹp và thờ trong ngơi đình này.

Đình làng Xuân Thành xƣa kia cũng là một ngơi đình đƣợc tạo dựng với

nhiều bộ phận, chi tiết bằng đá xanh đƣợc chạm trổ công phu, nhƣng trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, ngơi đình bị hƣ hỏng nặng do bom đạn phá huỷ. Gần đây, ngơi đình đã và đang đƣợc xây dựng lại đàng hồng hơn. Các cột đình đƣợc làm bằng đá xanh nguyên khối lấy từ các núi ở địa phƣơng, do các chi họ, các chủ cơ sở nghề đá trong làng tiến cúng. Các cột cái khá to, ngƣời ôm không xuể, dài trên 4m. Khắp bề mặt xung quanh mỗi cây cột hình trụ này đƣợc chạm nổi hoa văn và hình các con rồng uốn lƣợn uyển chuyển,

sinh sộng. Các xà, bẩy, ngƣỡng cửa, bệ thờ … cũng đƣợc làm bằng đá, do những ngƣời thợ có tay nghề cao ngƣời Xuân Thành trực tiếp chế tác ra và đóng góp xây dựng lại đình làng.

Chùa tháp đá

Hiện nay ở Ninh Vân cịn có chùa tháp đá chín tầng, tồn bằng đá phiến ghép lại, cao gần 10m. Vách núi có bia đá thời Hậu Lê nói về việc cơng chúa Trịnh Nguyệt Áng (thời vua Lê chúa Trình) đã tu hành tại đây. Phía dƣới chân tháp tạo thành khoảng trống ở lịng tháp để làm ban thờ. Phía sau ban thờ có chạm hình cơng chúa vào đá. Đây là những chứng tích vật thể, là hiện thân của nghề chạm khắc đá, chế tác đá lâu đời ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, dù có nhiều ý kiến khác nhau nhƣng chúng ta có thể khẳng định nghề chạm khắc đá mỹ nghệ ở Ninh Vân có từ thời Lý đến thời Hậu Lê nghề đã tƣờn đối phát triển.

Nhà ở bằng đá

Tại làng Hệ và làng Xuân Thành hiện còn lƣu giữ đƣợc một số ngôi nhà ở của dân làng đƣợc tạo dựng với nhiều bộ phận: Cột, xà, kèo, ngƣỡng cửa, thềm bằng đá xanh có hình dáng giống y nhƣ làm bằng gỗ. Một số bộ phận đƣợc chạm trổ khá tinh xảo. Những ngôi nhà bằng đá tiêu biểu đƣợc xây dựng cách ngày nay từ dăm bảy chục năm trở về trƣớc cịn lại tuy khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề chạm khắc đá ninh vân, xã ninh vân, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 53 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)