CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ
2.3 Thực trạng phát triển kinh tế
2.3.2 Mô hình tổ chức hoạt động
Nhƣ đã đề cập rất rõ trong phần giai đoạn phát triển trong khoảng thời điểm từ 1986 trở về trƣớc tại làng đá Ninh Vân rất phổ biến mô hình hợp tác xã. Trong đó điển hình là mô hình hợp tác xã Thạch Sơn. Sau giai đoạn 1986, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, nhiều mô hình sản xuất mới có điều kiện hình thành và phát triển tại làng nghề đá thủ công mỹ nghệ. Đó là các mô hình sản xuất thuộc hộ gia đình, tổ hợp sản xuất và doanh nghiệp tƣ nhân. Đây là những mô hình phổ sản xuất phổ biến tại làng nghề đá Ninh Vân Hiện nay. Cũng nhƣ theo phƣơng hƣớng phát triển của Nghị quyết của UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ: “Làng nghề là nét đẹp và là cơ sở quan
trọng đối với nhân dân để nâng cao mức sống và giải quyết việc làm, đặc biệt trong thời gian nông nhàn. Giai đoạn 2011 - 2020 phát triển số làng nghề lên khoảng 64 làng nghề chủ yếu là nghề mộc, thêu ren, móc sợi, đá mỹ nghệ, cói, mây tre đan … Mô hình làng nghề sản xuất theo hộ gia đình hay tổ sản xuất hoặc hợp tác xã. Ở quy mô lớn hơn có thể là công ty công ích hay công ty tƣ nhân hoặc công ty cổ phần, công ty liên doanh.” [41, 55]
Để phát triển nghề chế tác đá mỹ nghệ theo hƣớng tập trung, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân cũng đã đƣợc quy hoạch theo Nghị quyết số 04 ngày 9/8/2006 của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. Theo đó, làng nghề đá Ninh Vân đƣợc quy hoạch trên tổng diện tích 24ha chia làm hai giai đoạn. Tính đến thời điểm 2011, UBND xã Ninh Vân đã hoàn thành giai đoạn I với tổng diện tích 11h và đã có 69 doanh nghiệp/cơ sở hộ gia đình tập trung sản xuất. Năm 2012, UBND xã Ninh Vân tiếp tục thực hiện giai đoạn II trên diện tích 13ha còn lại và mở rộng thêm 5ha về phía tây thôn Đồng Quan. Quy hoạch tổng thể làng nghề tập trung có ý nghĩa vô cùng to lớn trong định hƣớng phát triển làng nghề trên quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn. Với quy hoạch này có thể thu gom các điểm sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn vào khu làng nghề tập trung tránh sản xuất manh mún, đồng thời cũng góp phần giải quyết đƣợc bài toán ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề đá Ninh Vân.
Trong bối kinh tế phát triển theo định hƣớng thị trƣờng, các hình thức sản xuất mới xuất hiện và phát triển với quy mô và số lƣợng gia tăng đáng kể. Tính đến cuối năm 2003, toàn xã có 30 cơ sở chạm khắc đá của các hộ gia đình, 10 tổ hợp sản xuất và 7 doanh nghiệp tƣ nhân. Đến năm 2007, ở Ninh Vân có 12/13 thôn làm nghề chế tác đã mỹ nghệ, 453 hộ nghề với khoảng 1100 lao động, 35 doanh nghiệp tƣ nhân [40, 37]. Đặc biệt tại hai thôn Hệ và Xuân Thành hầu nhƣ trong gia đình nào cũng có thợ thủ công đá mỹ nghệ làm việc trong các hộ nghề, các cơ sở doanh nghiệp tƣ nhân tại địa phƣơng. Con số này tiếp tục gia tăng đáng kể và hiện nay ở Ninh Vân có 500 hộ gia đình sản xuất đá mỹ nghệ, 76 doanh nghiệp tƣ nhân với hơn 2000 lao động và
13/13 thôn là nghề chế tác đá. Đặc biệt, trong số 84 doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn xã thì có tới 76 doanh nghiệp chế tác đã mỹ nghệ chiếm tỷ lệ 91.6%, chỉ có 6 doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác nhƣ thêu ren, xăng dầu và cơ khí.
Biểu đồ 2. 3: Tỷ lệ công ty/DNTN đá mỹ nghệ và công ty/DN khác (%)
(Nguồn: Theo số liệu thống kê 6/2012 của UBND xã Ninh Vân )
Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hoạt động dƣới sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân xã Ninh Vân. Làng nghề đá Ninh Vân cũng thành lập Ban Quản lý làng nghề chịu trách nhiệm những hoạt động xã hội trong làng nghề. Năm 2008, làng nghề đá Ninh Vân đƣợc Nhà nƣớc công nhận là làng nghề truyền thống cấp Trung ƣơng. Hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp và hộ nghề diễn ra quanh năm theo hƣớng chuyên môn hóa sâu. Từ phƣơng pháp chế tác đá truyền thống dần xuất hiện các phƣơng pháp hiện đại hơn với sự tiến bộ về máy móc, công nghệ, kỹ thuật. Chính điều này đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Mô hình sản xuất mới này thúc đẩy sản xuất kinh doanh năng động, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng cũng nhƣ bản thân nội tại giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Một số doanh nghiệp công ty đã phát huy đƣợc tiềm lực của mình, nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng, phát triển kinh doanh sản xuất. điển hình có công ty TNHH
Thịnh Trƣờng, công ty TNHH ĐMN Bảo Ly hay công ty TNHH Thành Công … Hầu hết chủ các công ty này đều là những ngƣời trẻ tuổi, kế thừa truyền thống của gia đình, có tay nghề kỹ thuật, có tiềm lực về kinh tế và là những ngƣời nhanh nhạy với cơ chế thị trƣờng. Các doanh nghiệp này cũng đã có những phƣơng thức quảng bá truyền thông cho các sản phẩm của mình thông qua mạng lƣới internet. Tuy nhiên số lƣợng doanh nghiệp, công ty có website riêng không nhiều, có thể điểm qua trang web của công ty TNHH ĐMN Ngọc Anh là www.damyngheninhbinh.org, DNTN Thịnh Trƣờng với trang web www.damyngheninhvan.com.vn hay www.damynghe.org của công ty TNHH ĐMN Thiên Sơn.
Nhƣ vậy, nghề chạm khắc đá thủ công mỹ nghệ Ninh Vân với các loại hình tổ chức sản xuất mới đã và đang phát triển mạnh mẽ mang lại nguồn thu kinh tế không nhỏ cho địa phƣơng và sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề hiện nay.