Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong việc xây dựng bản đồ phân vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp tại các khu vực cửa sông ven biển tỉnh nam định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng (Trang 40 - 41)

CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong việc xây dựng bản đồ phân vùng

vùng tính dễ bị tổn thƣơng

Hệ thống thông tin địa lý GIS là một nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. GIS đƣợc sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động. Ngày nay ở nhiều quốc gia trên thế giới GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt động KTXH, an ninh, quốc phòng hay hỗ trợ giảm mức thiệt hại do thiên tai gây ra, GIS có khả năng trợ giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp đánh giá đƣợc hiện trạng KTXH, thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin. Cùng với sự phát triển mạnh m của công nghệ thông tin, phƣơng pháp GIS ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong việc thành lập và tích hợp các bản đồ số, nhanh chóng mang lại những kết quả khách quan và chính xác [25]. Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc đánh giá dựa trên các tiêu chí, các nhóm yếu tố đã đƣợc lựa chọn, là sự tích hợp các bản đồ đƣợc thành lập riêng cho từng tiêu chí: E , S và AC . Các giá trị tích hợp là tổng đại số của các tiêu chí trên từng điểm đại diện cho từng ô lƣới, tùy theo tỷ lệ bản đồ đƣợc thành lập.

Cơ sở dữ liệu các hợp phần tự nhiên đƣợc thể hiện dƣới dạng bản đồ là những đặc trƣng có tính ổn định theo thời gian, sự tích hợp chúng là bức tranh đầy đủ nhất về mức độ tổn thƣơng tại vùng nghiên cứu, đặc biệt xét theo tiêu chí E và S . Với ƣu điểm mang tính khái quát cao, phƣơng pháp tích hợp bản đồ đã bổ sung một cách có hiệu quả khi kết hợp với các thông tin thu thập từ phiếu điều tra xã hội học và các thông tin khảo sát thực địa. Nếu nhƣ các thông tin từ phiếu điều tra và khảo sát thực

địa là phản ánh thực tế tại một điểm điều tra cụ thể thì với sự hiện diện của các thông tin trên bản đồ s cho phép nhân rộng các đặc tính đó từ điểm thành diện, có nghĩa chúng ta có thể khoanh vùng các khu vực đồng nhất tƣơng đối về mức độ tổn thƣơng.

Các dữ liệu sử dụng để xây dựng bản đồ TDBTT ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Nam Định bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ hành chính Việt Nam, ; Các số liệu về thu nhập và đánh giá mức độ xâm nhập mặn, các kiểu tài nguyên, mức sống, y tế, văn hóa, giáo dục Các phƣơng pháp nội suy khoảng cách, mật độ và theo vùng trong phần mềm Mapinfo đã đƣợc áp dụng để phân tích, đánh giá các hợp phần tổn thƣơng. Sau khi tiến hành nội suy, các lớp đƣợc phân ra các bậc tƣơng ứng với thang điểm từ thấp đến cao. Tùy thuộc vào tính chất từng đối tƣợng mà có các cách phân chia khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp tại các khu vực cửa sông ven biển tỉnh nam định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)