Khả năng thích ứng của ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp tại các khu vực cửa sông ven biển tỉnh nam định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng (Trang 44 - 52)

CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tác động của xâm nhập mặn đến ngành nông nghiệp và khả năng thích ứng

3.1.2. Khả năng thích ứng của ngành nông nghiệp

3.1.2.1. Các biện pháp công trình

Trƣớc bối cảnh BĐKH và XNM nhƣ hiện nay, các sở ban ngành có liên quan đã đề xuất nhiều giải công trình, trong đó có 3 các giải pháp công trình chính là công trình trữ ngọt ngăn mặn, công trình cấp nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, nâng cấp hệ thống đê và công trình trên đê.

Năm 2012, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi đồng bằng sông Hồng có xét đến BĐKH-NBD đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2050”, theo đó có 10 công trình ngăn mặn, trữ ngọt đƣợc đề xuất nhƣ sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp đề xuất xây dựng công trình trữ ngọt ngăn mặn [17]

TT Tên công trình Địa điểm (xã, huyện, tỉnh) Lƣu vực

1 Cống đập sông Đào Nam Phong - Nam Trực - N.Định và Mỹ

Tân - Mỹ Lộc - Nam Định sông Hồng 2 Cống Quần Liêu Nghĩa Sơn - Nghĩa Hƣng - Nam Định sông Hồng 3 Âu Kim Đài Thƣợng Kiệm - Kim Sơn - N.Bình và

Kim Chính - Kim Sơn - N.Bình sông Đáy 4 Cống đập sông Hồng Phà Cồn Nhất thuộc Hồng Tiến - Kiến Xƣơng và Ngô Đồng - Giao Thuỷ sông Hồng

5 Cống đập S.Ninh Cơ

Phà Thịnh Long Nghĩa Bình - Nghĩa Hƣng và Hải Châu - Hải Hậu - Nam

Định sông Hồng

6 Cống đập sông Đáy Phà Quỹ Nhất Nghĩa Hƣng- N.Định và Kim Sơn - Ninh Bình sông Hồng

b) Công trình cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản - Nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có:

Công trình nuôi trồng thủy sản: Hệ thống công trình phục vụ nuôi trồng thủy sản NTTS) đã đƣợc đầu tƣ trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô và các mô hình nuôi trồng bền vững, các công trình cần đƣợc cải tạo nâng cấp thƣờng xuyên để giảm thiểu các rủi ro và thiệt hại.

Công trình cấp nƣớc sản xuất nông nghiệp: Kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị cơ khí, thiết bị điện; sửa chữa nâng cấp các hạng mục công trình.

- Xây dựng mới cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản: Hiện nay các địa phƣơng ven biển tỉnh Nam Định đã quy hoạch NTTS trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế tiềm năng của từng khu vực. Tuy nhiên chƣa có quy hoạch công trình thủy lợi phục vụ riêng cho NTTS.

Bổ sung xây dựng mới công trình lấy nƣớc: Kết quả nghiên cứu của các dự án quy hoạch do Bộ Nông nghiệp và PTNT thì tỉnh Nam Định trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2020 có xây dựng mới 2 công trình cấp nƣớc là Cống Bắc Câu - Cống số 7 và Cống Xuân Tân - Cống Hạ Miêu 2 thuộc triền đê Hữu Hồng với diện tích lần lƣợt là 600 ha và 4460 ha.

c) Nâng cấp hệ thống đê và công trình trên đê

Nƣớc biển dâng s làm cho quy mô các tuyến đê sông, đê biển hiện tại có thể không đủ để đảm bảo nhiệm vụ ngăn mực nƣớc cao nhất của thủy triều. Theo quyết định số 58/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng về Chƣơng trình đầu tƣ nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, cần nâng cấp sửa chữa một số đoạn đê trải dài từ đê Hà Nam TX Quảng Yên – Quảng Ninh đến đê Bình Minh I Kim Sơn – Ninh Bình với chiều dài 540 km, có nhiệm vụ bảo vệ cho 159.771 ha với quy mô đảm bảo chống đƣợc bão gió cấp 9 đến 12 với tần suất mực nƣớc triều trung bình 5%.

Còn theo báo cáo của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hệ thống đê điều giúp phòng chống lụt bão đã đƣợc hình thành từ lâu, từng bƣớc đƣợc bổ sung, tu sửa, nâng cấp đến nay đã có 663 km đê. Đê cấp I đến cấp III có 365 km 91 km đê biển, 274 km đê sông , 298 km đê dƣới cấp III, với với khoảng 100 km k bảo vệ tuyến đê sông và đê biển [18]. Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các tỉnh ven biển Nam Định khá hoàn chỉnh. Góp phần lớn cho việc giảm thiểu quá trình XNM và những tác động của nó tới ngành nông nghiệp. Dƣới đây là hình ảnh thống kê số lƣợng và chiều dài đê k tại các huyện ven biển.

Hình 3.3. Đê biển huyện Giao Thủy [17]

3.1.2.2. Các biện pháp phi công trình

a) Giải pháp vận hành hợp lý công trình lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

Trƣớc bối cảnh XNM, ngƣời dân cùng chính quyền tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định đã tận dụng tối đa nguồn nƣớc trong vụ đông xuân khan hiếm nên phải tận dụng tối đa lịch xả nƣớc các hồ trên thƣợng lƣu để tích trữ lƣợng nƣớc ngọt vào hệ thống những công trình lấy nƣớc của tỉnh.

Để tận dụng tối đa nguồn nƣớc, chính quyền địa phƣơng các khu vực nghiên cứu đã vận hành hợp lý các công trình lấy nƣớc. Ví dụ nhƣ hệ thống kênh mƣơng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ven biển tuy chƣa tách biệt giữa hai nguồn cấp và thoát nƣớc nhƣng đã có quá trình vận hành các công trình lấy nƣớc hợp lý. Các khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung gần cửa sông và ven biển cần mở cống thải nƣớc khi triều xuống, quá trình thải nƣớc s thuận lợi hơn và các chất thải đều đƣợc thủy triều xuống mang đi hòa loãng. Khi triều lên, mở cống lấy nƣớc vào kênh dẫn, lúc này nguồn nƣớc s đảm bảo chất lƣợng.

b) Giải pháp tự động hóa giám sát mặn và cảnh báo, nâng cao năng lực và quản lý vận hành công trình

Hệ thống giám sát nồng độ mặn tự động đã đƣợc áp dụng tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh, điển hình nhƣ Xuân Thủy - Nam Định có số liệu quan trắc tức thời tại các cống này luôn đƣợc cập nhật tục trên trang http://thuyloixuanthuy.vn. Các thiết bị này có đặc tính quan trắc đƣợc độ mặn tại cửa cống, hoạt động trên nguyên tắc cảm ứng với độ mặn của nƣớc, phân tích và truyền số liệu qua mạng về máy chủ và điện thoại của ngƣời phụ trách. Từ đó, trên cơ sở số liệu báo về tại thực địa, ngƣời quản lý có thể quyết định thời điểm đóng, mở cửa cống để lấy nƣớc phục vụ sản xuất.

Hình 3.4. Hệ thống giám sát mặn tự động tại TTN Xuân Thuỷ - Nam Định [43]

Hình 3.5. Giao diện trang web cập nhật số liệu quan trắc mặn [43]

c) Giải pháp đổi mới quy trình công nghệ trong nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn

- Điều chỉnh thời vụ sản xuất: Thực tế cho thấy, điều chỉnh thời vụ sản xuất là một trong những biện pháp hiệu quả để đối phó với các tác động của xâm nhập mặn và hạn hán tại địa phƣơng. Kinh nghiệm của nhiều năm cho thấy, các khu vực cấy trà xuân muộn thƣờng tránh đƣợc những diễn biến bất thƣờng của thời tiết nên đƣợc mùa.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp: Với 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định, trƣớc sự ảnh hƣởng của nƣớc mặn nhƣ hiện nay, một số giống cây chịu mặn, đặc biệt là các giống có khả năng chịu mặn trong vụ đông đã đƣợc đƣa vào giống cây chủ lực. Đồng thời tại một số mô hình trồng đã kết hợp với ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, điều này đã nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trƣờng. Trong mùa vụ năm 2013, tỉnh Nam Định cùng với tỉnh Thái Bình, đƣợc sự giúp đỡ của tổ chức MCD, đã có 447 hộ lựa chọn và tình nguyện sử dụng giống lúa RVT có quy trình hƣớng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc k m theo . Kết quả sản xuất cho thấy giống lúa có các ƣu điểm nổi trội: chịu mặn tốt, chống đổ tốt, ít sâu bệnh, là giống ngắn ngày nên hạn chế đƣợc rủi ro từ mƣa - bão cuối vụ và tăng hệ số sử dụng đất [11].

* Giải pháp trong nuôi trồng thuỷ sản: Các giải pháp khoa học công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản đã đƣợc phát triển theo các hƣớng nhƣ: công nghệ sản xuất giống nhân tạo, công nghệ tạo giống thuỷ sản đơn tính, nâng cao chất lƣợng giống, di nhập thuần hoá giống mới, phát triển công nghệ nuôi, kiểm soát phòng trừ dịch bệnh, ... Phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mang lại nhiều hiệu quả cao.

d) Khai thác và sử dụng hợp lý bãi bồi cửa sông ven biển

- Xây dựng khung pháp lý về quản lý sử dụng đất bãi bồi: Để khai thác hợp lý và hiệu quả các khu vực bãi bồi cửa sông ven biển, Bộ TNMT và các sở bản ngành

tỉnh Nam Định đã xây dựng các quy định rõ quyền quản lý, quyền sử dụng, quyền sở hữu đất bãi bồi dựa trên nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Khung pháp lý rõ ràng đã ngăn chặn sự tùy tiện bao chiếm, sử dụng đất bãi bồi sai mục đích tại một số khu vực.

- Giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân: Tại hầu hết các địa phƣơng ven biển tỉnh Nam Định đã tổ chức cắm mốc phân định ranh giới bãi bồi, quy hoạch đất bãi triều, cắm mốc phân vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng khai thác tự nhiên và giao đất hoặc cho thuê đất để khai thác cho tổ chức, các hộ dân theo quy định của pháp luật. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tƣ, khai thác tốt nhất tiềm năng đất bãi bồi ven biển.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát: Việc kiểm tra giám sát tình trạng sử dụng đất cũng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên tại các địa phƣơng, tại một số khu vực tuy còn chậm chễ nhƣng nhìn chung bƣớc đầu đã ngăn chặn đƣợc những trƣờng hợp lấn chiếm sử dụng đất không đúng mục đích.

- Hỗ trợ các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực: Tại một số địa phƣơng đã chú trọng về việc nghiên cứu xây dựng những mô hình sản xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất bãi bồi đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát triển bền vững, khai thác tối ƣu các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng đất bãi bồi: Chính quyền các cấp đã và đang thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định về sử dụng khai thác đất bãi bồi đến ngƣời dân địa phƣơng.

e) Giải pháp chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi

- Áp dụng những giống cây trồng phù hợp: Các giống lúa đƣợc tuyển chọn đảm bảo chịu mặn khá, giống lúa ngắn ngày, có năng suất chất lƣợng cao và chống chịu sâu bệnh đã đƣợc địa phƣơng ứng dụng vào thử nhiệm, tại một số nơi đã chính thức đƣa vào canh tác. Đồng thời các địa phƣơng đã xây dựng các giải pháp kỹ thuật thâm canh lúa tại vùng đất nhiễm mặn ven biển. Các giải pháp nhƣ hỗ trợ thâm canh lúa, tiến hành các biện pháp giữ nƣớc không cho mặn bốc lên, không thực hiện rút nƣớc lộ ruộng ở vùng nhiễm mặn và quy trình sử dụng phân và chế phẩm bón phù hợp để hỗ trợ và làm tăng sức chịu mặn của cây lúa, giúp cây lúa phục hồi nhanh, góp phần tăng năng suất. Hiện nay các giống lúa chịu mặn đã đƣợc tiến hành trồng thử nghiệm mô hình ở một số hợp tác xã ven biển của tỉnh.

- Áp dụng các giống nuôi mới trong NTTS: Các nghiên cứu, tạo các giống thuỷ sản nƣớc ngọt có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt và môi trƣờng nƣớc bị nhiễm mặn nhẹ đã đƣợc tiến hành từ lâu. Trên các vùng có nguy cơ

nhiễm mặn hoặc nhiễm mặn nhẹ đã có nhiều mô hình nuôi một số loài nƣớc ngọt có khả năng sống trong môi trƣờng nƣớc lợ. Với NTTS mặn lợ, trong quy hoạch thủy sản đến năm 2025 tầm nhìn năm 2030 của tỉnh đã xây dựng các phƣơng án phát triển tổng thể những loài thủy sản mặn lợ. Đây là các mô hình nuôi có giá trị cao cho mục tiêu lâu dài theo hƣớng bền vững, đa dạng hoá sản phẩm, ... thích ứng với XNM trong điều kiện BĐKH gia tăng nhƣ hiện nay.

f) Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành nghề cho một số cộng đồng dễ bị tổn thương

Tuỳ thuộc những đặc điểm riêng của cộng đồng dễ bị tổn thƣơng tỉnh Nam Định hay cụ thể hơn là 3 huyện ven biển đã lập ra các kế hoạch chuyển đổi và phát triển một số ngành nghề thay thế hoặc bổ trợ cho các ngành nghề hiện tại. Trong đó các ngành nông nghiệp dễ ảnh hƣởng bởi nhiễm mặn nhƣ trồng lúa s đƣợc khuyến khích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, ... Điều này giúp ngƣời dân giảm bớt sự phụ thuộc cũng nhƣ tác động tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên và làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng do XNM. Chính quyền và địa phƣơng cũng hỗ trợ để phát triển các ngành nghề liên quan đến nƣớc lợ và nƣớc mặn nhƣ NTTS, du lịch sinh thái, chế biến thuỷ sản, trồng rừng ngập mặn, ... đồng thời đƣa ra những giải pháp giúp ngƣời dân nâng cao hiệu quả từ các ngành nghề hiện tại.

g) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình

Tại khu vực nghiên cứu việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và có hoạch định cho những năm kế tiếp. Đặc biệt trong đó tỉnh Nam Định đã và đang áp dụng triển khai rộng rãi mô hình quản lý sản xuất cánh đồng lúa lớn giúp nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học và thiết bị hiện đại trong quản lý vận hành công trình nhằm phát huy năng lực và trách nhiệm của cộng đồng để quản lý vận hành các công trình, giúp tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí quản lý, bảo dƣỡng cũng đã và đang đƣợc tỉnh áp dụng thí điểm tại một số khu vực, từ đó chọn ra những mô hình tốt nhân rộng ra toàn khu vực. Tỉnh cũng đang cố gắng hoàn thiện sớm cơ chế chính sách về quản lý, khai thác công trình, xây dựng kế hoạch phân phối nƣớc trong đó có những biện pháp dự phòng để đối phó với các mức độ xâm nhập mặn, hạn hán khác nhau.

h) Giải pháp đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hƣởng của xâm nhập mặn đến sinh kế của ngƣời dân do biến đổi khí hậu: Để cộng đồng ven biển có hành động tự giác ứng phó sự gia tăng XNM và các ảnh hƣởng của nó đến sinh kế, tỉnh đã thực hiện các

giải pháp nâng cao nhận thức của ngƣời dân và thông thƣờng các giải pháp này thƣờng mang lại hiệu quả thực tiễn và ít tốn kinh phí, cụ thể nhƣ sau:

Hoạt động tuyên truyền: Xây dựng các chƣơng trình phát thanh, truyền hình về vấn đề ảnh hƣởng của XNM đến sinh kế, các hoạt động thích hợp cho sinh kế bền vững.

Hoạt động tập huấn: Tổ chức các lớp tập huấn với đối tƣợng là những cán bộ phƣờng xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, ngƣời dân Nội dung tập huấn gồm các kiến thức cơ bản về hiện tƣợng XNM, ảnh hƣởng của XNM đến các lĩnh vực ngành nghề sản xuất ở địa phƣơng; công tác phòng chống, ứng phó và giảm thiểu thiệt hại đến hoạt động sinh kế khi có xâm nhập mặn; cải thiện các nguồn lực sinh kế hiện tại, các sinh kế mới thay thế hoặc bổ trợ thích ứng với hiện tƣợng XNM.

Hoạt động giáo dục: Đã và đang xây dựng các chƣơng trình, khóa huấn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp tại các khu vực cửa sông ven biển tỉnh nam định trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)