CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tác động của xâm nhập mặn đến ngành nông nghiệp và khả năng thích ứng
3.1.1. Tác động của xâm nhập mặn
BĐKH nói chung hay NBD và XNM nói riêng đã và đang là vấn đề ngang giải với ngành nông nghiệp tại vùng ven biển tỉnh Nam Định. Do khu vực này có 3 cửa sông lớn và phụ thuộc chính vào ngành nông nghiệp. Mặt khác ngành nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lƣợng nƣớc và chất lƣợng nƣớc. Luận văn đƣa ra một số tác động trực tiếp nhƣ:
- Làm giảm diện tích đất cảnh tác: Do tình trạng hạn hán nguyên ngân do BĐKH kết hợp với triều cƣờng, XNM đã làm cho nhiều diện tích đất canh tác ở các huyện ven biển, nơi tiếp giáp trực tiếp với các cửa sông lớn. Nhẹ là suy giảm khả năng canh tác và nặng hơn mất khả năng canh tác. Theo báo cáo của Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định năm 2010, các huyện là Giao Thủy, Nghĩa Hƣng, Hải Hậu hằng năm có khoảng 12 nghìn ha đất canh tác bị nhiễm mặn, trong đó có khoảng 5 nghìn ha nhiễm mặn, không sản xuất đƣợc [23]. Không những thế đất canh tác tại đây bị ảnh hƣởng của hạn hán, triều cƣờng và XNM nên bị thiếu nƣớc trầm trọng.
- Giảm năng suất, chất lƣợng cây trồng, vật nuôi, gia tăng chi phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện tƣợng XNM khiến cho chất lƣợng đất và nƣớc sử dụng cho nông nghiệp bị ảnh hƣởng, làm gia tăng dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, nhất là cây lúa. Dịch bệnh ngày càng phát sinh với mật độ cao, có diện phân bổ rộng và gây thiệt hại mùa màng ngày càng lớn hơn khiến năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp giảm và gia tăng chi phí sản xuất. Các công trình xây dựng dân sinh nhà ở, chuồng trại, lồng b , ... , các đê bao, k cống ở gần khu vực nhiễm mặn cũng bị tác động gặm mòn theo thời gian, làm giảm chất lƣợng, giảm tuổi thọ của công trình, thậm chí là gây sụt lún, gãy đổ khi kết cấu công trình bị ảnh hƣởng mạnh do điều kiện mặn làm thay đổi tính chất vật liệu xây dựng. Các chi phí xây dựng lại các công trình này cũng đƣợc tính vào chi phí sản xuất, làm tăng chi phí và gián tiếp làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Hiện tƣợng này xảy ra không chỉ ở địa bàn 03 huyện của Nam Định mà còn ở các địa phƣơng chịu tác động của XNM khác trên cả nƣớc.
Trong điều kiện BĐKH và XNM tác động mạnh, tăng đầu tƣ của nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông nghiệp thích ứng với các điều kiện bất thuận nhƣ các công trình chống úng, chống lụt, chống hạn và các chƣơng trình cải tiến
về giống, quy trình thâm canh,... là các công tác phù hợp với xuất phát từ thực tế. Về khía cạnh kinh tế, tăng đầu tƣ tức là tăng chi phí cho sản phẩm. Do đó, nếu tăng đầu tƣ cho nông nghiệp nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của XNM nói riêng và BĐKH nói chung đƣợc coi là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất với các loại cây trồng. Năm 2013 bão số 2 gây mƣa lớn kết hợp với triều cƣờng đã làm hƣ hại nhiều hệ thống đê k hữu sông Hồng, sông Ninh Cơ và đê tả sông Đáy với tổng chiều dài hàng chục km. Hàng nghìn ha diện tích nuôi trồng thủy sản, muối, hoa màu, ... bị thiệt hại [10]. Hay gần đây nhất cơn bão số 1 năm 2016 với sức gió mạnh cấp 7, giật trên cấp 9 tuy không thiệt hại về ngƣời nhƣng đã ảnh hƣởng cách huyện ven biển Nam Định nhƣ Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hƣng khiến mƣa lớn liên tục làm hƣ nhà cửa và nhiều công trình theo Sở thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định . BĐKH đã gây tác động kép ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và phá hỏng các công trình đê ngăn mặn gây tác động lâu dài đến nông nghiệp, nếu không sửa chữa đƣợc kịp thời.
- Ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản tại các vùng đất ngập nƣớc ven biển. Nƣớc mặn lấn sâu trong đất liền gây ảnh hƣởng đến vùng đất ngập nƣớc ven biển, đặc biệt là các vùng rừng ngập mặn, nơi có sự đa dạng sinh học cao. Các hệ sinh thái tại đây s bị suy giảm và dần dần dẫn đến thu hẹp diện tích. Môi trƣờng sống thích hợp của một số loài thủy sản nƣớc ngọt bị thu hẹp, nhiều loại tôm cá ở vùng nƣớc ngọt vào mùa khô hạn bị chết do nƣớc nhiễm mặn,... Ngoài ra, việc thu hẹp đó không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản tại các khu vực này mà thu hẹp diện tích rừng còn dẫn đến xói lở và mất đất, do không giữ đƣợc lƣợng phù sa bồi tụ ở các cửa sông.
Các quần đảo có xu hƣớng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lƣu ven biển, thay đổi tƣơng tác sông – biển ở vùng cửa sông ven bờ. Trong 20 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn tại Giao Thủy suy giảm nghiêm trọng do BĐKH. Sự biến đổi của các yếu tố NBD, nhiệt độ, lƣợng mƣa, hƣớng gió, dòng chảy đã làm thay đổi hình thái của vƣờn Quốc gia Xuân Thủy. Nhiều loài đặc hữu bị suy giảm nghiêm trọng nhƣ: cá Chuối sộp, cua Giận, cò Thìa, ... Sự dâng lên của nƣớc biển gây ngập úng thƣờng xuyên khu vực Cồn Lu và là một trong những nguyên nhân làm chết rừng phi lao, làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học của rừng ngập mặn tại bãi bồi ở vùng cửa sông khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn huyện Giao Thủy [23].
Đối với đặc trƣng của các vùng ven biển, nền nông nghiệp ngoài trồng trọt chăn nuôi thì phải kể đến là nuôi trồng thủy sản. Ở khu vực nghiên cứu giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản chiếm gần 65% ngành thủy sản. Việc nuôi trồng thủy sản rất dễ bị ảnh hƣởng bởi BĐKH. Trong đó XNM là một trong các yếu tố chính.
- Bão và nƣớc biển dâng trong bão: Bão và áp thấp nhiệt đới gây mƣa lớn, sóng mạnh và kéo theo nƣớc biển tràn vào bờ có thể tàn phá hệ thống đê bao, các ao nuôi và lồng b nuôi, tác động đến cả hệ sinh thái của vùng nuôi, mất nhiều thời gian để phục hồi. Mặt khác độ mặn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong nghề nuôi trồng thủy sản. Việc thay đổi độ mặn trong ao do mƣa kéo dài và NBD theo chiều hƣớng tăng hay giảm một cách đột ngột s dẫn tới vật nuôi bị sốc, chậm lớn và nặng hơn là có thể chết. - Hạn hán: Hạn hán ngoài ảnh hƣởng tới trồng trọt một cách rõ ràng mà mắt thƣờng ta cũng có thể thấy đƣợc nhƣ làm cây trồng chết do thiếu nƣớc, làm giảm nguồn nƣớc tƣới,... thì trong nuôi trồng thủy sản cũng gây ảnh hƣởng lớn tƣơng tự. Hạn hán làm thiếu nƣớc cung cấp cho các ao hồ nuôi trồng thủy sản, làm gia tăng nhiệt độ dẫn đến thay đổi môi trƣờng sống của các loại thủy hải sản. Nói sâu hơn nó làm thay đổi quá trình trao đổi chất, tốc độ phát triển, sinh sản của các sinh vật sống trong nƣớc, làm chúng trở nên dễ nhiễm bệnh. Ngoài các tác động trực tiếp, hạn hán còn tác động gián tiếp đến độ mặn nhƣ làm bốc hơi nƣớc dẫn đến tăng cao độ mặn hay dẫn đến khô hạn làm tăng ảnh hƣởng của XNM và NBD.
- NBD và XNM: Ảnh hƣởng của yếu tố này là khá lớn đến các diện tích nuôi trồng ở ven biển và cửa sông. Cấu trúc hệ sinh thái tại các vùng nuôi tôm, cua, cá ven rừng ngập mặn s bị thay đổi; vùng nuôi ngao trên bãi biển và lồng b nuôi hàu ở cửa sông bị thu hẹp, quá trình sinh trƣởng bị ảnh hƣởng. Cùng với đó hiện tƣợng nhiễm mặn nƣớc mặt s ảnh hƣởng tới nuôi trồng thủy hải sản vùng duyên hải, nhất là các ao hồ sát bãi biển.
Nhìn chung, rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến XNM tại các vùng cửa sông ven biển nhƣng trong đó có 2 yếu tố hạn hán và nƣớc biển dâng là các nguyên nhân chính và ảnh hƣởng sâu sắc nhất. Tiếp theo đó XNM lại tác động trực tiếp hay gián tiếp đến ngành nông nghiệp trên nhiều phƣơng diện nhƣ cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, giống cây trồng và vật nuôi, môi trƣờng và hệ sinh thái. Điều này s ảnh hƣởng đến phát triển bền vững của ngành, mà ngành nông nghiệp là ngành chủ đạo đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh.