- Quy mô 3 là những cơ sở sảnxuất gốm năm 2015có từ 911 mẻ lị
7 Sảnxuất đồ gỗ mỹnghệ MM ít Rất
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Kết luận
1. Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện kinh tế được nhận diện qua năng suất lao động, đóng góp nghề gốm và GDP của địa phương,thu nhập từ sản xuất gốm, công tác truyền nghề,khả năng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.Tuy vậy, so sánh với gốm cùng loại ở Bát Tràng, gốm Phù Lãng có chi phí và giá thành sản phẩm cao hơn. Quy trình sản xuất gốm ở Phù Lãng vẫn chủ yếu dựa trên thủ công và sức lao động của thợ gốm.
2. Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện xã hộiđược đánh giá trên các khía cạnh: tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm, giảm di cư lao động tại địa phương ra thành phố tìm kiếm việc làm. Làng nghề gốm phát triển góp phần giải quyết được các vấn đề xã hội như, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giảm các tệ nạn xã hội, đời sống của người làm gốm phát triển tốt lên.
3.Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện môi trường được nhìn nhận ở các góc độ sau: tác động của sản xuất gốm đến mơi trường khơng khí, nước, đất, đa dạng sinh học tại địa phương; khả năng ứng dụng công nghệ sản xuất gốm hiện đại để giảm thiểu tác động môi trường; ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái làng nghề. Mặc dù sản xuất gốm ít có ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, đa dạng sinh học nhưng việc nung gốm bằng ngun liệu củi gỗ lượng khí thải, khói bụi, tiếng ồn ra mơi trường xung quanh khá lớn, cần được thay đổi bằng ứng dụng khoa học, cơng nghệ mới trong sản xuất gốm.
4.Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện văn hóa được nhìn nhận diện qua các biểu hiện qua việc duy trì bền vững đội ngũ nghệ nhân gốm, duy trì, phát triển những đặc trưng về hình thái, họa tiết, hoa văn, mầu sắc vốn làm nên thương hiệu đặc trưng của gốm Phù Lãng truyền thống, giá trị gốm
đóng góp hình thành văn hóa của làng nghề được phản ánh qua các tín ngưỡng, lễ hội, tập quán của địa phương.
5. Xác lập được hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đã nhận diện, đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm Phù Lãng hiện tại và tương lai. Việc áp dụng các tiêu chí đánh giá tính bền vững này góp phần đưa ra những nhận định: làng nghề gốm Phù Lãng hội tụ các điều kiện để phát triển bền vững dựa trên 04 trụ cột: kinh tế làng nghề, xã hội, văn hóa, mơi trường làng nghề. Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh sản phẩm hiện nay, làng gốm Phù Lãng cần giải quyết nhiều vấn đề; sử dụng ngun liệu, áp dụng cơng nghệ, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ mơi trường.
6. Ứng dụng phân tích SWOT, đã nhận diện và phân tích tồn diện những điểm mạnh và cơ hội của làng nghề gốm Phù Lãng: truyền thống, thợ gốm có tay nghề cao, sản phẩm độc đáo, định hình thị trường, nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công, khai thác thị trường tiềm năng. Đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức: nguồn nguyên liệu có nguy cơ cạn kiệt, làng gốm có thể bị di rời, mẫu mã bị làm giả, giá thành sản phẩm cao. Gốm Phù Lãngvẫn chưa áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất,do vậy,sản xuất gốm đã và đang tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến mơi trường khơng khí, tiếng ồn, dư chất hóa học và sức khỏe của cộng đồng địa phương.
Khuyến nghị
1.Địa phương cần sớm có phương án quy hoạch tổng thể lại làng nghề gốm Phù Lãng dành quỹ đất hợp lý phát triển làng gồm thành khu cơng nghiệp làng nghề, ban hành chính sách ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư phát triển làng gốm Phù Lãng, hỗ trợ thành lập các HTX, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gốm, xây dựng các quy định chặt chẽ trong quản lý bảo vệ mơi trường và an tồn lao động trong sản xuất gốm.
2. Các hộ gia đình, chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm ở Phù Lãng nên sớm đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại: nung gốm bằng gas, điện; đầu tư máy móc: máy phân loại đất, máy khuấy, máy tạo hình, máy in hoa văn, máy in ép lăn, nhằm giảm chi phí trả lương cho người lao động, hạ giá thành sản phẩm gốm, đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của người tiêu dùng.
3. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, huyện Quế Võ và các chủ cơ sở sản xuất gốm cần hợp tác chặt chẽ qua các gói tín dụng, và các chính sách cho vay linh hoạt để phát triển làng nghề gốm. Bên cạnh đó, các chủ cơ sở sản xuất gốm cần tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo mỹ thuật, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý, cửa hàng; cơ quan quản lý ở địa phương và trung ương nhằm đầu tư xây dựng khu trưng bày và dịch vụ gốm phát triển du lịch làng nghề và xây dựng webisite gốm Phù Lãng, đăng ký logo cho sản phẩm.
4. Cần coi trọng giáo dục và truyền thơng, giáo dục tính bền vững của làng nghề gốm trên 04 phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trường cho chính người sản xuất gốm và người dân địa phương, khách tham quan, người tiêu dùng gốm, đặc biệt lớp thanh niên. Đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng để gốm Phù Lãng phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện tại và tương lai./.