Tính bền vững về xã hội củalàngnghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 50 - 52)

- Quy mô 3 là những cơ sở sảnxuất gốm năm 2015có từ 911 mẻ lị

3.2.2. Tính bền vững về xã hội củalàngnghề

Tính bền vững về xã hội của làng nghề chính là sự đóng góp cụ thể của làng nghề cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Đối với làng nghề gốm Phù Lãng, được phản ánh qua.

Thứ nhất:Tính bền vững về mặt xã hội của nghề gốm ở Phù Lãng thể hiện

ở quá trình phát triển của làng nghề gốm Phù Lãng đã kéo theo sự hình thành và phát triển của nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành phi nông nghiệp. Tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Giải quyết việc làm khơng chỉ trong làng nghề mà cịn thu hút lao động các vùng lân cận. Qua điều tra tại làng nghề Phù Lãng có hơn 200 hộ, với 1.300 lao động làm việc trong các

xưởng sản xuất gốm lớn, nhỏ.Ở các hộ làm gốm, cho thấy nhân khẩu của các hộ khá cao đều xung quanh 4-5 khẩu/ hộ. Số lao động bình quân/ hộ cũng chỉ từ 2- 3 lao động/ hộ. Do đó, để sản xuất gốm các hộ đa số đều phải thuê lao động từ 3 đến 12 lao động/hộ. Số lao động này có cả người ở xã Phù Lãng và người lao động ở các xã thuộc huyện Quế Võ (Bắc Ninh) và lao động ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Tiêu biểu có chủ cơ sở làm gốm Vũ Hữu Nhung, sinh năm 1974, hiện đang là giảng viên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, gắn bó với nghề gốm truyền thống của quê hương, anh Vũ Hữu Nhung, đầu tư mở xưởng gốm, qua đó tạo cơng ăn, việc làm cho hơn 200 lao động trong làng, với mức lương bình quân từ 2 đến 2,5 triệu đồng/1 tháng.

Bên cạnh anh Vũ Hữu Nhung, làng gồm Phù Lãng xuất hiện những gương mặt trẻ tiêu biểu như anh Nguyễn Minh Ngọc (28 tuổi), đã có 2 cơ sở làm gốm, tạo việc làm cho hơn 100 nhân công, với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ 1 tháng. Thành đạt ở tuổi 28, hai cơ sở sản xuất gốm của anh Nguyễn Minh Ngọc đã tạo được uy tín trên thị trường.Làng gốm phát triển đã đảm bảo nhu cầu về công ăn, việc làm cho thanh niên trong làng. Em Lê Thị Thơm, 21 tuổi (xóm Chùa, Phù Lãng), tâm sự: “Với những người khơng có cơng ăn việc làm như chúng em, thì làm gốm như hiện nay là một cơng việc ổn định, thu nhập cũng khá cao”. [PV người lao động tại làng gốm Phù Lãng]. Như vậy, phát triển làng nghề phải giải quyết được vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở nông thôn: việc làm, ổn định và tăng thu nhập.

Thứ hai: Tính bền vững xã hội của làng nghề được thể hiện qua việcthu

hút được lao động địa phương trong xã, tạo việc làm cho nông dân, trong những năm gần đây, làng nghề gốm Phù Lãng thu hút lượng lao động tại địa phương, giảm thiểu được hiện tượng di cư từ vùng này sang vùng khác, di cư ra thành phố, đơ thị tìm việc làm của thành niên nơng thơn. Đặc biệt là khu vực xã Phù Lãng, nơi mà mật độ dân số đông đúc, đất đai chật hẹp không đủ để canh tác nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy nguồn lao động ở Phù Lãng khá dồi dào,

lực lượng lao động trẻ và có tay nghề. Để trở thành một người thự gốm thực thụ địi hỏi người lao động phải có sức khoẻ, phải kiên trì học hỏi và phải yêu thích say mê với nghề. Bởi vậy khơng phải ai cũng có thể trở thành người thợ gốm. Phần lớn lao động làm gốm là những người sống tại làng, họ thường được tiếp xúc với sản xuất gốm từ nhỏ nên hiểu và yêu quý nghề. Hơn nữa những nghệ nhân và thế hệ đi trước ln có ý thức truyền nghề để giữ gìn vốn q của tổ tiên. Phần lớn tay nghề của người thợ gốm có được khơng phải qua đào tạo mà từ sự học hỏi hoặc “cha truyền con nối”.

Thứ ba: Tính bền vững xã hội của làng nghề gốm Phù Lãng có đóng góp

tích cực nâng cao học vấn của người dân địa phương, thể hiện trình độ dân trí văn minh cao hơn. Xố đói giảm nghèo ở vùng đó. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của dân cư tốt hơn. Cuộc sống người dân làng nghề gốm Phù Lãng được nâng cao về vật chất tinh thần. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân trong làng nghề, giảm các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 50 - 52)