Phƣơng pháp phântích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 42 - 45)

- Quy mô 3 là những cơ sở sảnxuất gốm năm 2015có từ 911 mẻ lị

2.3.3. Phƣơng pháp phântích

- Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh: Đề tài dùng thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích diễn biến về sản lượng, giá trị...sản xuất đồ gốm của làng nghề Phù Lãng trong những năm gần đây. Các chỉ tiêu được dùng là số tuyệt đối, số tương đối, trong đó có tốc độ phát triển liên hồn và bình qn.

- Phương pháp phân tích SWOT được ứng dụng trong nghiên cứu luận văn này nhằm làm rõ 4 vấn đề (Strength – Điểm mạnh, Weakness – Điểm yếu, Opportunity – Cơ hội, Threat – Thách thức trong quá trình phát triển của làng gốm Phù Lãng, căn cứ vào đó, để lựa chọn phương án hay giải pháp tối ưu và toàn diện nhằm phát triển bền vững làng gốm Phù Lãng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quy trình sản xuất và các sản phẩm gốm truyền thống Phù Lãng 3.1.1. Sơ lƣợc quy trình kỹ thuật sản xuất gốm

* Cơng cụ sản xuất gốm

+ Máy nhào luyện đất, dùng để nhào luyện và lọc tạp chất trước khi đêm vào sản xuất

+ Máy nghiền men, dùng để nghiển và lọc tạp chất trong men

+ Bàn xoay: có mặt hình trịn đường kính loại lớn 1,2m, vừa 1m, nhỏ 0,3 m đến 0,8m tùy theo mục đích sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm to nhỏ khác nhau

Cấu tạo: bằng gỗ hoặc sắt

- Gỗ: chân là hai đoạn gỗ dài 0,6m được nối với nhau bằng một con đội để tạo cho bàn xoay chuyển động và được chôn xuống mặt đất.

- Sắt: có giá đỡ ba chân, trên trụ nối có hai vịng bi, trục gắn với bàn xoay. Chạy bằng môtơ điện, dây co roa nối mơtơ điện với trục bàn xoay, có hộp số gắn với trục bàn xoay.

+ Khn in:cấu tạo có hai loại bằng gỗ và thạch cao, trong khn in đã tạo sẵn các hình tiết tấu hoa văn.

- Gỗ: dùng để in nhữ hình khối lớn

- Thạch cao: dùng để in những chi tiết nhỏ

+ Kéo cắt đất: khung bằng gỗ hoạc sắt có dây thép nhỏ nối hai đầu lại + Dao cắt, tia, tách đất

+ Bút lông, thước gỗ

+ Xe rùa: dùng để vận chuyển sản phẩm

+ Lị nung: hình con cá chuối được đắp bằng bùn phù sa và gạch, thể tích chứa từ 25m3 đến 45m3. Hai bên sườn có bẩy cặp cửa đun đối diện nhau cịn gọi là

cửa đun phụ, có chiều cao 40cm và rộng 15cm. Có một cửa đun chính ở đầu lị cao 65 cm và rộng 40cm. ống khói đặt ở đi lị, hình vng, cao 3m. Trên thân lị có mái che bằng tơn hoặc xi măng.

+ Quạt lò: sử dụng bằng quạt điện có hai loại. Cơng suất lớn đặt ở cửa đun chính, cơng suất nhỏ đặt ở cửa đun phụ.

• Cơng đoạn sản xuất chính:

Để có được một sản phẩm hồn chỉnh, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, cần phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều cơng sức với rất nhiều công đoạn. Bao gồm các khâu được trình bày tóm tắt ở sơ đồ 4.2 các cơng đoạn chính sản xuất gốm.

Sơ đồ 3.1: các cơng đoạn chính sản xuất gốm

Đất sét Các cơng đoạn sản xuất Sản phẩm gốm Q trình tạo cốt gốm 1. Chọn đất 2. Xử lý, pha chế đất 3. Tạo dáng

4. Phơi sấy, sửa hàng mộc

Q trình trang trí, hoa văn, họa tiết, tráng men

1. Kỹ thuật vẽ, họa tiết 2. Chế tạo men 3. Tráng men 4. Sửa hàng men Quá trình nung 1. Lò nung 2. Bao nung 3. Nhiên liệu 4. Chồng lò 5. Đốt lò

Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Phù Lãng là Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 42 - 45)