.Nguyên tắc đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại xã vinh quang, huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 89)

Một số nguyên tắc, yêu cầu chung dƣới đây để cân nhắc cho các giải pháp đề xuất phát triển sinh kế thích ứng cho cộng đồng xã Vinh Quang:

thích ứng của sinh kế trƣớc một hoặc nhiều biểu hiện của BĐKH; giảm tính dễ tổn thƣơng của hộ gia đình trong bối cảnh có thiên tai;

- Phải đảm bảo mang lại lợi ích đồng thời về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì dịch vụ HST.

- Ứng dụng cách tiếp cận thích ứng dựa vào HST nhằm tăng khả năng thích ứng và giảm tính dễ bịtổn thƣơng của sinh kế, bảo tồn và làm giàu dịch vụ HST.

- Các nguồn lực đầu tƣ cần phù hợp với điều kiện năng lực của hộ gia đình và điều kiện của địa phƣơng;

- Đóng góp cho việc nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng và các bên liên quan;

- Phải phát huy đƣợc vai trò làm chủ, chủ động của cộng đồng và huy động đƣợc sự tham gia của nhiều bên liên quan.

- Phải phù hợp với quy hoạch, ƣu tiên chung của địa phƣơng.

Cũng có thể xem xét những yêu cầu này nhƣ là các tiêu chí cơ bản nhất để xây dựng các giải pháp hỗ trợ (đầu vào) hoặc đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, thực hành sinh kế (đầu ra). Theo đó, các nhóm giải pháp chính đƣợc đề xuất từ nghiên cứu này, bao gồm:

Nhóm giải pháp chung cho phát triển sinh kế

Nhóm giải pháp cụ thể cho các thực hành sinh kế cụ thể

Lồng ghép yếu tố BĐK v o lập kế hoạch KT-XH

3.6.2. Nhóm giải pháp tổng h p

Để phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH tại xã Vinh Quang cần có những giải pháp thiết thực để phát triển các nguồn lực, ổn định sinh kế bền vững cho ngƣời dân.

3.6.2.1. iải ph p chính s ch hỗ trợ cho phát triển sinh kế

Việc xây dựng các chính sách hỗ trợ các nguồn lực sinh kế chiếm một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của BĐKH đến hoạt động sinh kế của các hộ dân.Các chính sách ƣu đãi về vốn và cung cấp các hƣớng dẫn kỹ thuật với vai trò

của cơ quan Khuyến nông có ý nghĩa lớn với các hộ, đặc biệt là hộ nghèo.

Đối với NTTS ven biển, các tác động của BĐKH lên NTTS nói chung và NTTS gắn với hệ sinh thái RNM nói riêng có thể đƣợc giảm nhẹ thông qua các biện pháp thích ứng hiệu quả của ngƣời nuôi và các tổ chức cộng đồng. Chẳng hạn nhƣ việc quản lý trang trại, ao đầm hiệu quả, sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn, năng lƣợng và hoá chất trong hoạt động nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết.Về hình thức nuôi trồng, mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến kết hợp trồng và bảo vệ RNM cần phải đƣợc thúc đẩy, mở rộng cho ngƣời dân sản xuất thuỷ sản ở khu vực cửa biển, giáp đê.

Cần thực hiện quy hoạch sản xuất thủy sản nhƣ là một kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng. Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội, bao gồm cả các hệ thống cung cấp giống, khuyến nông, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, bảo hiểm sản xuất… nhằm làm giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất nông - thủy sản.

Có chiến lƣợc đa dạng hóa nguồn thu nhập là sự thích ứng với những rủi ro ngày càng nhiều trong khu vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trừờng.

3.6.2.2. iải ph p chính sách hỗ trợ nguồn lực tự nhi n

Tăng cƣờng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc cho là ƣu thế của địa phƣơng, đặc biệt cần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên này dựa vào cộng đồng để mang lại tính bền vững lâu dài.Tại xã Vinh Quang cần bảo vệ tốt tài nguyên RNM và các bãi bồi cửa sông, ven biển. Việc áp dụng cơ chế đồng quản lý tài nguyên ven biển (rừng ngập mặn và các bãi bồi, diện tích mặt nƣớc chung của xã) với tiếp cận dựa vào cộng đồng, cộng đồng làm chủ và tự giám sát, đánh giá lẫn nhau là cần thiết nhằm thu hút sự tham gia và tăng cƣờng vai trò của cộng đồng. Phát triển mô hình sinh kế gắn với RNM và kết hợp du lịch cộng đồng có thể thúc đẩy quản lý HST bền vững, làm gia tăng niềm tự hào của cộng đồng về tài nguyên thiên nhiên và gắn kết sự tham gia của lĩnh vực tƣ nhân.

3.6.2.3. iải ph p chính sách hỗ trợ nguồn lực vật ch t

Việc xây dựng các công trình dân sinh, xã hội ven biển cần phải tính đến các yếu tố BĐKH và các tác động, tác động tiềm tàngcủa nó.Tại xã Vinh Quang cần sớm hoàn thiện công trình đê biển chắn sóng, ngăn mặn (có khả năng chống chịu đƣợc bão từ cấp 12 trở lên và đỉnh triều cƣờng) dọc theo các thôn ven biển. Triển khai dự án đầu tƣ khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại cửa sông Văn Úc, xã Vinh Quang giai đoạn I. Xây dựng các công trình giao thông nông thôn và các công trình dân sinh khác nằm trong chƣơng trình nông thôn mới cần tính đến và loại trừ tại các điểm thƣờng xuyên sạt lở và ngập úng. Quy hoạch chi tiết công trình thủy lợi theo nguyên tắc tận dụng tối đa công trình sẵn có và bố trí hợp lý các hạng mục công trình xây dựng, đảm bảo cấp đủ nƣớc có chất lƣợng tốt phục vụ cho sinh hoạt, yêu cầu sản xuất nông nghiệp vàNTTS. Xây dựng hệ thống cấp, thoát nƣớc phải tách biệt nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.Những hoạt động này cần đƣợc xem xét, lồng ghép với chƣơng trình liên quan nhƣ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

3.6.2.4. iải ph p hỗ trợ nguồn lực tài chính

Xã Vinh Quang cần có các chính sách tài chính linh hoạt hơn, thủ tục tinh giảm,lãi suất thấp hơn để hỗ trợ tối đa cho các hoạt động phát triển sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng. Đặc biệt là tăng định mức và thời hạn vay đối với những loại hình sinh kế cần vốn đầu tƣ lớn nhƣ: Hoán cải và đóng tàu thuyền mới, các mô hình NTTStheo hình thức công nghiệp, các mô hình chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại và HTX. Ƣu tiên cho vay vốn để phát triển sản xuất bằng các kênh vay vốn ƣu đãi: vốn tạo việc làm, vốn hộ nghèo, vốn của các tổ chức đoàn thể. Lồng ghép các nguồn vốn dự án đầu tƣ, nguồn vốn trong dân.

Tăng cƣờng cung cấp vốn tín dụng, đặc biệt đối với hộ nghèo, hộ bị thua lỗ vì dịch bệnh, thiên tai, nhóm yếu thế khác để xóa nghèo bền vững, kết hợp với các hoạt động khuyến nông, khuyến ngƣ. Giải pháp về Quỹ tín dụng cộng đồng với vai trò làm chủ và tự điều phối, giám sát của Hội Phụ nữ xã cũng nên đƣợc cân nhắc

nhằm hỗ trợ tối đa và kịp thời cho các hộ nghèo, hộ phụ nữ đơn thân hoặc ngƣời yếu thế khác.

Chính quyền xã cần rà soát và hạn chế tình trạng bán hay cầm cố đất vì thiệt hại sinh kế do thiên tai, dịch bệnh bằng các hình thức tín dụng hay hỗ trợ khác.

Xã Vinh Quang nói riêng và huyện Tiên Lãng nói chung cần xem xét giải pháp về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thiên tai để ứng phó với dao động thời tiết, khí hậu và thiên tai.

3.6.2.5. iải ph p hỗ trợ nguồn lực con ngư i

Hạn chế về thông tin, kiến thức, nhận thức và kĩ năng thực hành ứng phó thiên tai trong bối cảnh BĐKH cũng nhƣ các thực hành sản xuất bền vững, không rác thải là điểm yếu chính của các lao động nông nghiệp tại xã Vinh Quang. Sự thiếu hụt nguồn lao động cũng là một thách thức lớn. Việc ngƣời dân tự mày mò học hỏi, tự tìm cách thích ứng theo kinh nghiệm là tốt nhƣng chƣa đủ vì không bài bản và thiếu hệ thống, có thể dẫn đến các thực hành sai. Do vậy, để ngƣời dân làm nông nghiệp cũng nhƣ ngƣời NTTS thấy đƣợc lợi ích và trách nhiệm trong hoạt động ứng phó BĐKH, ngoài các hoạt động thông tin tuyên truyền, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng cần phối hợp xây dựng một số mô hình canh tác nông nghiệp theo hƣớng thông minh, giảm phát thải, khép kín, ứng dụng công nghệ thông tin… để ngƣời dân có thể tiếp cận trực quan và tự điều chỉnh các hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện đặc thù về hệ sinh thái của địa phƣơng và nguồn lực của gia đình.

Tăng cƣờng nâng cao nhận thức tổng hợp cho ngƣời dân địa phƣơng về tác động của BĐKH, ô nhiễm môi trƣờng, suy giảm đa dạng sinh học đến phát triển sinh kế và đời sống cộng đồng cần phải là một ƣu tiên và tiến hành thƣờng xuyên. Tổ chức các lớp đào tạo về truyền thông BĐKH, tăng trƣởng xanh, bảo vệ môi trƣờng và sinh kế thích ứng; mở các khoá học nghề ngắn, dài hạn theo đặc thù loại hình sinh kế để trang bị các kiến thức, kỹ năng mới trong quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế trƣớc tác động của BĐKH.

3.6.2.6. iải ph p hỗ trợ nguồn lực xã h i

Tăng cƣờng hoạt động của các mạng lƣới, tổ chức tại xã (nhƣ Hội ngƣời NTTS…). Cần trang bị bổ sung hệ thống loa phát thanh đến từng thôn, xóm trong xã, tăng thời lƣợng phát thanh với nội dung phong phú để kịp thời dự báo, cảnh báo cho ngƣời dân về thông tin và diễn biến các hiện tƣợng thiên tai xẩy ra ảnh hƣởng đến sinh kế, cuộc sống của họ. Duy trì thƣờng xuyên các cuộc họp dân để tăng cƣờng sự kết nối trong cộng đồng, làng xã. Đồng thời, qua đó tuyên truyền, trang bị các kiến thức để ngƣời dân hiểu, có nhận thức đầy đủ và chủ động xây dựng khả năng thích ứng của mỗi hộ gia đình và của cả cộng đồng trƣớc tác động của BĐKH đối với các hoạt động sinh kế của họ.

3.6.2.7.Thông tin và dự báo

Cần phải có những đánh giá thƣờng niên về tác động của BĐKH và tính dễ tổn thƣơng của các phân vùng sinh thái - xã hội nhằm kịp thời cung cấp các dự báo về tác động tiềm tàng của BĐKH.Việc thiết kế và triển khai các mô hình thử nghiệm sẽ kiểm chứng tính hiệu quả của các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tại các hệ thống sinh thái - xã hội ven biển, từ đó nhân rộng trong thực tiễn. Về phía cộng đồng sẽ chuyển từ nhận thức sang hành động - thực hành, học hỏi những biện pháp kỹ thuật cụ thể trong quá trình sản xuất và quản lý sinh kế hiệu quả, giúp tăng khả năng thích ứng tốt với BĐKH, giảm phát thải KNKvà tăng lợi ích kinh tế một cách bền vững.

Cung cấp thƣờng xuyên, kịp thời các thông tin khí hậu, thị trƣờng để giúp các hộ dân có định hƣớng phát triển sinh kế đúng hƣớng, không làm theo phong trào.

3.6.3.Giải pháp cụ thể và lựa chọn ư i n

3.6.3.1.Đối với sản xu t n ng nghiệp (trồng trọt v chăn nu i a) C c giải ph p về chính s ch hỗ trợ

- Hỗ trợ nghiên cứu thí điểm và chuyển giao các mô hình nông nghiệp phù hợp, có khả năng thích ứng với các tác động của BĐKH, thể hiện ở kỹ thuật canh

tác, giống, phân bón và linh hoạt mùa vụ.

- Chọn lọc, nuôi trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn và chịu đƣợc nhiệt độ cao đối với vụ Hè Thu, cũng nhƣ những giống cây chịu đƣợc nhiệt độ thấp vụ Đông Xuân, đồng thời có vòng đời ngắn hơn càng tốt.

- Tăng cƣờng ứng dụng kỹ thuậtcanh táccủa hệ thống thâm canh lúa cải tiến (System of Rice Intensification - SRI) nhằm tăng khả năng chống chịu thời tiết của cây lúa, tăng năng suất và giảm phát thải khí mê tan với các nguyên tắc đơn giản, dễ thực hiện nhƣ điều chỉnh kỹ thuật cấy, điều tiết nƣớc hợp lý, làm cỏ sục bùn và tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ. Thực tế cho thấy, SRI là phƣơng pháp canh tác lúa thân thiện với môi trƣờng sinh thái, giảm chi phí đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nƣớc tƣới, góp phần giảm phát thải khí metan trong khi năng suất lại tăng, từ đó tăng hiệu quả kinh tế so với phƣơng pháp sản xuất lúa truyền thống.

- Cần coi khí hậu nhƣ một tài nguyên giá trị của tự nhiên và gắn chặt các thông tin khí hậu trong quá trình sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Tăng cƣờng theo dõi diễn biến của khí hậu và có lồng ghép vào các kế hoạch sinh kế.

- Ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể phù hợp với từng phân vùng sinh thái - xã hội (khu vực nội đồng, khu vực giáp đê có và không có RNM …) và đặc trƣng về hệ sinh thái (HST RNM - thuỷ sản quảng canh; bãi triều nuôi ngao; HST đồng lúa; HST thuỷ sản nƣớc ngọt gắn với chăn nuôi…).

- Đánh giá tác động của BĐKH đến hạ tầng nông nghiệp của xã (đê, kè, kênh, mƣơng, cống) và lồng ghép yếu tố thích ứng BĐKH trong quá trình nâng cấp hệ thống thủy lợi, tƣới tiêu, thoát nƣớc, ngăn mặn.

- Cập nhật quy hoạch ngắn hạn và dài hạn việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả với sự xem xét đến tác động trƣớc mắt và tiềm tàng của BĐKH và công bố thông tin đầy đủ đến toàn thể cộng đồng.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp, khuyến nông của xã về phƣơng pháp, kỹ năng, kiến thức khoa học - kỹ thuật để thí điểm, nhân rộng các mô hình, giải pháp thích ứng với BĐKH.

HTX nông nghiệpphối hợp với chính quyền địa phƣơng thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống thủy lợi, đê ngăn lũ, ngăn mặn, các trạm máy bơm nƣớc ra khỏi ruộng khi có ngập lụt xảy ra, cũng nhƣ bơm nƣớc tƣới tiêu khi có hạn hán.

- Về chăn nuôi: Đối với gia cầm, trƣớc đây, ngƣời dân xã Vinh Quang thƣờng nuôi theo hình thức thả tự do nên khó chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh cũng nhƣ bắt nhốt khi có thiên tai xảy ra. Do đó, cần động viên bà con nên nuôi bằng chuồng để đảm bảo quản lý khi mùa mƣa bão đến, cũng nhƣ kiểm soát dịch bệnh dễ dàng hơn.

- Tăng cƣờng tìm hiểu và áp dụng các sáng kiến thực hànhnông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA: Climate Smart Agriculture) nhằm giúp cải thiện năng suất một cách bền vững, tăng cừờng khả năng chống chịu cho cây trồng, vật nuôi, giảm phát thải KNK, ví dụ: sử dụng công nghệ tƣới nhỏ giọt, tiết kiệm nƣớc;tự sản xuất và sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh hiệu quả quy mô hộ gia đình; xen canh trồng RNM với nuôi thuỷ sản; quản lý địch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management); sử dụng giống cải tiến chống chịu hạn hán và sƣơng giá...

3.6.3.2.Đối với nu i trồng v đ nh ắt th y sản a) C c giải ph p về chính s ch hỗ trợ

- Quy hoạch hệ thống đầm nuôi hải sản cho hợp lý, kết hợp với nâng cấp hệ thống đê ngăn ở phía ngoài kiên cố hơn, tránh triều cƣờng và sóng phá đập làm hƣ hại đến đầm nuôi, lồng nuôi thủy hải sản.

- Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao các mô hình nuôi trồng và đánh bắt thủy sảnphù hợp, có khả năng thích ứng với các tác động của BĐKH. Hàng năm, trích một phần ngân sách để xây dựng mô hình khuyến ngƣ, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kỹ thuật, quản lý cho các hộ gia đình. Kêu gọi, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tái tạo RNM.

- Hỗ trợ hoặc cho vay vốn khi cần thiết để ngƣời dân có thêm điều kiện đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại xã vinh quang, huyện tiên lãng, thành phố hải phòng (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)