Việc phân vùng sinh thái khu vực nghiên cứu sẽ hỗ trợ hiệu quả cho đánh giá tác động của các yếu tố BĐKH đến khu vực. Căn cứ các tiêu chí về thổ nhƣỡng, sự phân bố của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, hiện trạng sử dụng đất của địa phƣơng, chúng tôi tiến hành phân vùng sinh thái nhƣ dƣới đây:
Có 4 HST chính ở xã Vinh Quang, gồm: HST rừng ngập mặn, HST bãi bồi, HST đồng lúa, HST nuôi trồng thuỷ sản và khu vực dân cƣ. So sánh sự thay đổi qua các giai đoạn 1989 và 2017 cho thấy, đã có sự biến động lớn về sử dụng đất và làm thay đổi các vùng sinh thái của xã Vinh Quang. Năm 1989 (Hình 3.13), HST rừng ngập mặn tại xã Vinh Quang phân bố chủ yếu phía Bắc của xã và ở vị trí cách xa đê.Diện tích đất trống còn nhiều, chiếm đa số vẫn là các đồng lúa và bãi bồi.Giai đoạn này, nghề nuôi thuỷ sản chƣa xuất hiện và rừng ngập mặn đã bị chặt phá nhiều để làm chất đốt.
Cho đến năm 2017, sau 28 năm, xã Vinh Quang đã thay đổi hẳn về diện mạo với sự phong phú của các HST tự nhiên và xã hội. Diện tích đất trống hầu nhƣ đã đƣợc phủ kín bởi các cánh đồng lúa và rau màu (nhiều nhất là rau vụ Đông) và các khu dân cƣ đông đúc. Với chủ trƣơng và các nỗ lực của chính quyền TP. Hải Phòng, huyện Tiên Lãng và cộng đồng dân cƣ, cùng sự hỗ trợ của nhiều dự án quốc tế về phục hồi rừng ngập mặn ven biển để tăng khả năng ứng phó với BĐKH, HST rừng ngập mặn đã tăng nhanh và gần nhƣ phủ kín khu vực phía ngoài đê biển (năm 2017 là 459,5 ha). Đồng thời, HST đầm hồ thuỷ sản tăng nhanh với sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi trồng thuỷ sản. Nhìn chung, các vùng sinh thái đều gắn với các hoạt động sinh kế của cộng đồng và cho thấy sinh kế, thu nhập của nhiều hộ dân phụ thuộc rất lớn vào sự biến động giàu lên hoặc nghèo đi của các dịch vụ HST. Tiêu biểu nhất phải kể đến HST RNM và các bãi triều gắn với hàng chục đầm nuôi thuỷ sản nƣớc mặn, nƣớc lợ và nghề thu lƣợm, đánh bắt hải sản gần bờ.
Trƣớc bối cảnh các tác động từ NBD và thiên tai cực đoan (nhƣ bão, lốc, mƣa lớn…) gia tăng, các vùng sinh thái trở nên nhạy cảm và dễ tổn thƣơng hơn, dẫn đến thu nhập và các hoạt động sinh kế của cộng đồng cũng dễ gặp rủi ro hơn, đặc biệt nếu thiếu đi các chiến lƣợc sinh kế dài hạn.
Hình 3. 14. Các phân vùng sinh thái xã Vinh Quang n 2017
3.3.2. Tác động của B KH theo các phân vùng sinh thái - xã hội
Việc phân vùng khu vực nghiên cứu thành các tiểu vùng nhằm xem xét các tác động của mỗi yếu tố BĐKH đến các tiểu vùng cụ thể và mức độ gây ảnh hƣởng của chúng. Các yêu cầu chung của việc phân vùng tác động gồm: i) Xác định loại hình thiên tai gây tác động; ii) Tính thống nhất tƣơng đối của khu vực bị ảnh hƣởng (về địa hình, cảnh quan sinh thái, sinh kế); iii) Mức độ bị thiệt hại chung của khu vực.
Việc xét tác động, ảnh hƣởng của BĐKH đến phân vùng đƣợc xem xét, đánh giá với 2 loại thiên tai chính xuất hiện nhiều gần đây và gây ảnh hƣởng nhiều nhất đến đời sống, sản xuất của ngƣời dân, đó là mƣa lớn gây ngập lụt và tác động từ là bão, nƣớc biển dâng. Vùng bị tác động và mức độ bị ảnh hƣởng của mỗi phân vùng là khác nhau. Quá trình tiến hành phân vùng và xác định mức độ bị ảnh hƣởng đến các tiểu vùng đƣợc đƣa ra dựa trên: i) Các phân tích về địa hình và đặc điểm tự nhiên của khu vực; ii)Kết quả phỏng vấn các cá nhân, thảo luận nhóm; iii)Tham vấn cán bộ, chuyên gia tại địa phƣơng. Theo đó, kết quả thảo luận và phân tích cho thấy có thể phân các vùng bị tác động của bão, nƣớc biển dâng và mƣa lớn gây ngập lụt nhƣ sau (Bảng 3.8; Hình 3.15, 3.16).
Nhƣ vậy, phạm vi và mức độ chịu tác động đƣợc chia thành 4 phân vùng:
VÙNG 1: Vùng bị tác động mạnh nhất, gây thiệt hại lớn nhất
VÙNG 2: Vùng bị tác động và gây thiệt hại ở mức trung bình
VÙNG 3: Vùng bị tác động và ít bị thiệt hại
VÙNG 4: Vùng có bị tác động nhƣng ảnh hƣởng không đáng kể
Theo đó, đối với bão và nƣớc biển dâng đƣợc phân thành3 vùng tác độngvà mƣa lớn, ngập lụt đƣợc phân thành 4 vùng tác động, cụ thể các khu vực bị ảnh hƣởng của xã Vinh Quang theo các tiểu vùng nhƣ dƣới đây (Bảng 3.8):
Bảng 3.8. Mức đ tác đ ng của thiên tai - BĐKH đến các phân vùng sinh thái - xã h i của xã Vinh Quang
Lo i hình thiên tai Phân vùng tác đ ng VÙNG 1 VÙNG 2 VÙNG 3 VÙNG 4 Bão và nƣớc biển dâng
Khu vực ngoài đê, vùng nuôi trồng thuỷ sản và thu
lƣợm hải sản
trong RNM
Các khu/ xóm dân cƣ phía trong nội đồng và các đồng lúa, ruộng rau màu và chăn nuôi. Khu vực nội đồng, các cánh đồng lúa và rau màu; một số ao nuôi thuỷ sản ngọt. Mƣa lớn, ngập lụt
Khu vực ngoài đê, vùng nuôi trồng thuỷ sản và thu lƣợm hải sản trong RNM Khu vực nội đồng, trồng lúa và cây nông nghiệp (Xóm Chùa, xóm Đông…) Vùng trong đê: khu dân cƣ và canh tác nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)
Phía ngoài đê: rừng ngập mặn
Hình 3. 16. Bản đồ phân vùng tác đ ng của ƣa ớn và ng p l t đến xã Vinh Quang
Nhƣ vậy, với các loại hình thiên tai khác nhau thì phạm vi và mức độ chịu tác động và bị ảnh hƣởng của các phân vùng sinh thái - xã hội của xã Vinh Quang là khác nhau. Khu vực phía ngoài đê, nơi có hệ sinh thái rừng ngập mặn và bãi triều sẽ bị tác động mạnh nhất bởi bão, NBD; các trận bão và các đợt mƣa lớn, kéo dài là mối đe dọa lớn nhất và có thể gây thiệt hại vô cùng lớn do các đầm nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Phía trong nội đồng, nơi phát triển nghề trồng lúa và rau màu truyền thống, tập trung đông dân cƣ với các hoạt động dịch vụ - thƣơng mại thì các đợt nắng nóng kéo dài hoặc bão lớn, mƣa gây ngập lụt sẽ gây nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đến cả sản xuất và đời sống sinh hoạt và sức khoẻ.
3.4. Tác đ ng của BĐKH đến các ho t đ ng sinh kế chính của c ng đồng
3.4.1.Hiện trạng sinh kế chính của các hộ
Sinh kế truyền thống của xã Vinh Quang là thuần nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) gắn với khai thác biển, cụ thể các sinh kế chính của xã đƣợc xác định gồm:
Trồng lúa
Trồng hoa màu (chủ yếu là cây vụ đông)
Chăn nuôi (gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng; lợn; gia súc: trâu, bò)
Khai thác thủy hải sản
Nuôi trồng thủy hải sản
Bảo vệ và khai thác nguồn lợi rừng ngập mặn
Kinh doanh - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp
Công nhân, viên chức và lao động phổ thông...
Trong đó,trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là những nghề chính mang lại nguồn thu nhập quan trọng chủ yếu cho các hộ gia đình. Nghề nuôi trồng thuỷ sản mới phát triển khoảng 15 năm trở lại đây.
Kết quả khảo sát điều tra năm 2018 cho biết, các nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng lúa (76,5%), cây hoa màu (50%), trồng thuốc lào (47,1%), nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (41,2%), chăn nuôi (38,2%), chủ yếu là gà, lợn, trâu; tiểu thủ công nghiệp (17,7%) (Bảng 3.9). Các ngành tiểu thủ công nghiệp chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ,phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thu nhập chính của ngƣời dân từ nông nghiệp (chủ yếu là lúa, thuốc lào và cây hoa màu); nuôi trồng, đánh bắt
thủy sảnvà sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ. Thu nhập của các hộ gia đình từ hoạt động nông - lâm - ngƣ nghiệp khoảng 59%, tiểu thủ công nghiệp 20% và dịch vụ 21%. Nhìn chung, mỗi gia đình đều có ít nhất từ 2, 3 nguồn thu nhập trở lên. Ngoài ra, một số ít hộ trong xã có ngƣời đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài nhƣng tỷ lệ rất nhỏ.
Bảng 3.9. Tỷ lệ lo i hình sinh kế trong các h gia đình Lo i sinh kế Số ý kiến/Số ngƣời đƣ c phỏng vấn Tỷ lệ
Trồng lúa 130/170 76,5%
Trồng thuốc lào 80/170 47,1%
Trồng hoa màu 85/170 50%
Thủy sản 70/170 41,2%
Chăn nuôi (lợn và gia cầm) 65/170 38,2%
Làm thuê tự do, thời vụ 31/170 18,2%
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp 25/170 17,7%
Kinh doanh, buôn bán nhỏ 15/170 0,9%
Thu nhập từ tiền lƣơng/trợ cấp 17/170 10%
(Nguồn: Điều tra khảo sát tại x Vinh Quang 2018)
Các cuộc khảo sát cho thấy, mặc dù ngƣời dân không hiểu cụ thể về BĐKH nhƣng khi phân tích sơ bộ về các biểu hiện và tác động của BĐKH thì hầu hết đều có câu trả lời khá rõ ràng.Đa số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng BĐKH đã và đang ảnh hƣởng lớn đến đời sống, kinh tế và xã hội của địa phƣơng. 79,4% ý kiến cho rằng BĐKH ảnh hƣởng lớn đến đời sống ngƣời dân; 15,9% ý kiến cho rằng BĐKH ít ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân; 82,4% ngƣời dân cho rằng BĐKH ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế gia đình và 17,6% cho rằng ít ảnh hƣởng; 88,2% cho rằng BĐKH ảnh hƣởng lớn đến đời sống KT - XH địa phƣơng và 11,2% cho rằng điều này ít ảnh hƣởng đến đời sống KT - XH (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Đánh giá về mức đ ảnh hƣởng của BĐKH đến đời sống, KT- XH của ngƣời dân xã Vinh Quang
Lĩnh vực ảnh hƣởng Số ý kiến/Số ngƣời đƣ c phỏng vấn Tỷ lệ Ảnh hƣởng đến đời sống Không ảnh hƣởng 8 4,7% Ít ảnh hƣởng 27 15,9% Ảnh hƣởng lớn 135 79,4% Ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế gia đình
Không ảnh hƣởng 0 0,0% Ít ảnh hƣởng 30 17,6% Ảnh hƣởng lớn 140 82,4% Ảnh hƣởng đến xã hội Không ảnh hƣởng 1 0,6% Ít ảnh hƣởng 19 11,2% Ảnh hƣởng lớn 150 88,2%
(Nguồn: Điều tra khảo sát tại x Vinh Quang 2018)
Có thể thấy, các hoạt động sinh kế của ngƣời dân xã Vinh Quang có sự phụ thuộc khá lớn điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, do vậy, khi các yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi theo hƣớng tiêu cực thì sẽ gây tác động và có thể làm gia tăng tính dễ bị tổn thƣơng của sinh kế. Nhiệt độ, lƣợng mƣa và nƣớc biển dâng thay đổi thất thƣờng, cây trồng và vật nuôi sinh trƣởng kém, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi ngày càng gia tăng, giảm năng suất và chất lƣợng.Hạn hán gia tăng ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng cây trồng; nguồn nƣớc không đảm bảo ảnh hƣởng đến sức khỏe vật nuôi; môi trƣờng không đảm bảo làm vật nuôi phát triển kém, dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên, quy mô rộng.Ngập lụt, mƣa lớn và bão gia tăng có thể làm mất trắng cả một vụ NTTS. Các chi phí đầu tƣ cho việc phòng và trị bệnh trên vật nuôi và cây trồng tăng cao nên hiệu quả kinh tế không cao. Thiên tai cũng tác động không nhỏ đến sinh kế của ngƣời dân trong xã Vinh Quang. Với tác động của BĐKH, thiên tai gia tăng về cƣờng độ, tần suất và thay đổi khó lƣờng, khó dự báo cho nên thiệt hại càng tăng lên. Theo số liệu trong các báo cáo phòng chống lụt bão hàng năm và kết quả phỏng vấn ngƣời dân, cán bộ xã cho thấy, trong những năm gần đây, năm nào cũng có thiệt hại về thiên tai.
Với hiện trạng thực tế của các sinh kế chính tại xã Vinh Quang và căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc của sinh kế này với BĐKH và các yếu tố tự nhiên khác, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả trọng tâm làm rõ tác động và ảnh hƣởng của BĐKH đến sinh kế nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Việc lựa chọn các mẫu,
đối tƣợng khảo sát điều tra theo đó cũng chú ý đến các cá nhân có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sinh kế này, bên cạnh những đại diện liên quan khác trong cộng đồng dân cƣ và chính quyền địa phƣơng.
3.4.2.Tác động của B KH đến nuôi thuỷ sản gắn với rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái tự nhiên điển hình nhất của xã Xinh Quang nói riêng và huyện Tiên Lãng nói chung, gắn với các hoạt động sinh kế đánh bắt, thu lƣợm hải sản và nuôi trồng thuỷ sản của ngƣời dân địa phƣơng. Bên cạnh đó, RNM cũng là lá chắn xanh bảo vệ cộng đồng và hạ tầng ven biển trƣớc tác động của thiên tai. Trong bối cảnh BĐKH, RNM càng trở nên quan trọng.Với các dịch vụ cung cấp, hỗ trợ, điều tiết… của RNM không chỉ giúp con ngƣời thích ứng, chống chịu tốt hơn với BĐKH mà còn có vai trògiảm khí thải gây hiệu ứng nhà kínhdo có khả năng tích lũy cacbon và tạo ra bể chứa cacbon. Mức độ ngập nƣớc thuỷ triều thƣờng xuyên và mức độ phân huỷ vật chất hữu cơ trong môi trƣờng yếm khí là yếu tố chủ đạo tạo điều kiện cho đất RNM trở thành bể chứa KNK (N.T.K. Cúc, 2011).
HST ven biển thuộc địa phận xã Vinh Quang là HST RNM ven biển và cửa sông Văn Úc với khoảng 459,5ha trên diện tích bãi 459,57ha.Các loài cây ngập mặn chính là cây bần do đây là vùng bãi triều ngập sâu, sóng mạnh. Vùng ven sông có rải rác các cây mần trắng và cây trang.Đa phần diện tích RNM là ở ngoài đầm nuôi trồng, bảo vệ và hỗ trợ trực tiếp việc NTTS.
Diện tích RNM đƣợc công nhận là rừng phòng hộ đƣợc hƣởng kinh phí bảo vệ rừng của nhà nƣớc là 459,5 ha, chiếm 57% diện tích RNM của cả huyện (809,3ha). Trong tổng số 288 loài sinh vật đã phát hiện trong khu vực, có tới gần 100 loài có giá trị kinh tế, du lịch và nghiên cứu khoa học trong đó có 7 loài thuộc loài quý hiếm đƣợc đƣa vào sách đỏ Việt Nam để bảo vệ.Bên cạnh đó, HST bãi triều cũng là nguồn lợi to lớn của xã với chất lƣợng đất phù sa đủ để RNM phát triển tốt. Các bãi triều có xu hƣớng đang đƣợc bồi đắp ra xa với diện tích bãi triều và mặt nƣớc ngoài đê là khoảng 2.000ha.
Nuôi thuỷ sản nƣớc ngọt Rừng ngập mặn xã Vinh Quang
Hình 3. 17. Hệ sinh thái rừng ng p mặn xã vinh Quang
Vùng RNM hiện tại của xã Vinh Quang trải dài dọc theo đê biển và đê sông có khả năng che chắn, bảo vệ cho hơn 7km đê biển và nhiều ao, đầm thuỷ sản phía ngoài đê. Các nguồn hải sản sinh sống nhờ RNM bao gồm: đầm nuôi tôm quảng canh, tôm, ngao, hến, cua, rƣơi, ong mật, hải sản từ đánh đăng và đánh bắt bằng tàu, thuyền đánh cá. Hiện tại có khoảng 22 hộ gia đình đƣợc giao RNM phòng hộ để bảo vệ, gồm 8 hộ chăm sóc bảo vệ rừng ven cửa sông Văn Úc và 14 hộ chăm sóc rừng ven biển. UBND xã đang có kế hoạch khảo sát và giao lại RNM cho các hộ gia đình, mỗi hộ 30ha.
Đáng chú ý, chính quyền và nhân dân địa phƣơng đã biến những bất lợi từ yếu tố nƣớc biển dâng gây xâm nhập mặn, khó khăn cho trồng trọt ở khu vực ven đê thành thế mạnh cho NTTS, mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cao. Về nuôi trồng, xã Vinh Quang có 37 đầm nuôi thủy sản, gồm cả nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh và nuôi quảng canh gắn với RNM, chiếm đa số là nuôi quảng canh (UBND xã Vinh Quang, 2017). Kết quả khảo sát tại thực địa cho biết, 69% số đầm nuôithủy sản quảng canh, 27% nuôi bán thâm canh và 4% nuôi thâm canh (Hình 3.18).
Hình 3. 18. Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản hiện có t i xã Vinh Quang
Các loài nuôi chính là là cua, tôm sú, tôm rảo, tôm thẻ chân trắng theo dạng nuôi thƣơng phẩm. Mỗi hình thức nuôi đều có những thuận lợi khó khăn riêng, phụ thuộc vào các nguồn lực, nguồn vốn nhƣ tài chính, khoa học - kỹ thuật, điều kiện tự nhiên…
Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động NTTS ở địa phƣơng thƣờng xuyên chịu tác động của thời tiết và thiên tai do BĐKH gây ra, trực tiếp bởi tình trạng NBD, nhiệt độ tăng, bão, sóng lớn, triều cƣờng và nắng nóng hoặc mƣa lớn kéo dài. Những yếu tố này có thể ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp lên NTTS (ở dạng đơn lẻ