Đã có một số nghiên cứu, đề tài và dự án liên quan đến BĐKH, thiên tai, hệ sinh thái ở huyện Tiên Lãng và TP. Hải Phòng, trong đó có một số nghiên cứu điển hình nhƣ: Nghiên cứu ảnh hƣởng của mực NBD do BĐKH toàn cầu đến xâm nhập mặn vùng cửa sông Thái Bình, đoạn từ ngã ba sông Mới đến biển, đề xuất giải pháp thích ứng phục vụ cấp nƣớc ngọt cho 2 huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo do Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hải Phòng chủ trì thực hiện (2016); Nghiên cứu một số giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến các vùng nuôi trồng thủy sản tại Hải Phòng do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I chủ trì; nghiên cứu của Phan Hồng Ngọc về Tác động của nƣớc biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (2017).
Liên quan đến nghiên cứu phát triển sinh kế có một số công bố nhƣ: nhóm tác giả Nguyễn Văn Cƣờng, Phạm Vân Đình và Bùi Thị Hoa với Một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế của ngƣ dân vùng ven biển TP. Hải Phòng (2015); Nghiên cứu triển khai sinh kế thích ứng với BĐKH tại quận Ngô Quyền, huyện Tiên Lãng và huyện Cát Hải (Hải Phòng, 2014 - 2015) của Hoàng Thị Ngọc Hà và nhóm ECODE.
Liên quan đến vấn đề quy hoạch vùng cho PTBV và ứng phó với BĐKH có thể kể đến: Quy hoạch thúc đẩy tăng trƣởng xanh TP. Hải Phòng (2015), Quy hoạch môi trƣờng nhằm khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ, hải sản huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (UBND huyện Tiên Lãng, 2013), Giải pháp phát
triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng - TP. Hải Phòng của Nguyễn Thị Phƣợng (2014), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả cho huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng (2016) của Nguyễn Bá Long ; Quy hoạch không gian vùng ven biển huyện Tiên Lãng (UBND huyện Tiên Lãng, 2017).
Đáng chú ý trong giai đoạn gần đây (2014 - 2018) có một số nghiên cứu, công bố của nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE (Hoàng Thị Ngọc Hà, Trƣơng Quang Học và những ngƣời khác) đã xem xét đến các tác động tiềm tàng, lâu dài của BĐKH và NBD đến các khu vực cụ thể, xem vấn đề thích ứng với BĐKH theo quan điểm của hệ sinh thái - xã hội và đề cập đến cách tiếp cận, thích ứng dựa vào hệ sinh thái/EbA với các nghiên cứu thí điểm tại các vùng ven biển của tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình. Dù vậy, chƣa tìm thấy có thêm các nghiên cứu theo hƣớng này ở các vùng dễ bị tổn thƣơng khác nhƣ miền núi hoặc đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu và dự án nhƣ rà soát ở trên đều áp dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và rải rác có nghiên cứu gắn ứng phó BĐKH với bảo tồn đa dạng sinh học nhƣng còn rất ít. Ngoại trừ một số nghiên cứu của nhóm tác giả ECODE chủ yếu tiến hành ở vùng ĐB sông Hồng thì chúng tôi chƣa ghi nhận thêm nhiều nghiên cứu công bố của các tác giả khác về BĐKH, sinh kế thích ứng mà có liên quan tới áp dụng EbA, tiếp cận theo vùng, hệ sinh thái - xã hội hoặc xem xét các giải pháp, chiến lƣợc sinh kế theo tiếp cận EbA.Việc phân vùng tác động của BĐKH cho đến cấp xã cũng còn rất hạn chế. Ngoài ra, quá trình đánh giá các nguồn vốn cho thích ứng với BĐKH trong phát triển sinh kế cũng chƣa đề cập nhiều đến vai trò của vốn tự nhiên - một trong các nguồn vốn quan trọng nhất cho sinh kế nông nghiệp nhƣng cũng dễ bị tổn thƣơng bởi BĐKH cùng các tác động từ con ngƣời. Tìm hiểu thực tế ở các vùng ven biển cho thấy, các hệ sinh thái nhƣ rừng ngập mặn, bãi bồi đóng vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong cung cấp thức ăn, cảnh quan du lịch (sinh kế, thu nhập) mà còn giúp giảm nhẹ tổn thƣơng, rủi ro của cộng đồng trƣớc các tác động của thiên tai và nƣớc biển dâng.
CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP, KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
2.1. Cách tiếp c n
Luận văn đã sử dụng các cách tiếp cận chính nhƣ sau: