Khả năng áp dụng bộ tiêu chí SRP trong đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa gạo tại ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 72 - 73)

C. Các tiêu chí về con ngƣời

4.2. Khả năng áp dụng bộ tiêu chí SRP trong đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa gạo tại ha

xuất lúa gạo tại hai xã Viên An, Viên Nội

Do địa hình của huyện Ứng Hòa nói chung và của hai xã Viên An, Viên Nội nói riêng có địa hình đồng bằng, vùng ven sông Đáy nên nông nghiệp có rất nhiều tiềm năng sản xuất với nhiều loại cây trồng khác nhau nhƣ lúa và các loại rau màu, các cây công nghiệp ngắn ngày đƣợc trồng ngoài đê sông Đáy, lúa đƣợc trồng phía trong đê để thuận tiện cho việc tƣới tiêu.

Từ đầu năm 2016 đến nay, nhóm nghiên cứu đã áp dụng sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc tế SRP vào hai xã Viên An, Viên Nội. Đặc biệt là ở cánh đồng Bắp Rứa của xã Viên An, cánh đồng Sen của xã Viên Nội. Ngƣời nông dân ở hai xã đã mạnh dạn áp dụng các khoa học kỹ thuật vào việc trồng lúa, thay thế những giống lúa dài ngày năng suất thấp bằng những giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, giống lúa có chất lƣợng cao. Nhờ đó diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của hai xã Viên An, Viên Nội tăng nhanh, chất lƣợng lúa đƣợc đảm bảo an toàn.

Hai xã Viên An, Viên Nội là những xã thuần nông, kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác

trồng lúa, sức sản xuất đƣợc giải phóng, rút ngắn đƣợc thời gian làm việc trên cánh đồng, có thời gian làm các công việc khác. Đang là hai xã có sản lƣợng lúa thấp nhất, nhƣng đến năm 2016 sản lƣợng lúa của hai xã đã tăng lên đáng kể.

Khi áp dụng bộ tiêu chuẩn của SRP trên cánh đồng của hai xã Viên An, Viên Nội - huyện Ứng Hòa - Hà Nội, những ngƣời nông dân sẽ tuân thủ các tiêu chí, các kỹ thuật liên quan đến các vấn đề bao gồm quản lý đồng ruộng, chuẩn bị cho canh tác, sử dụng nƣớc, quản lý dinh dƣỡng, quản lý sâu bệnh, thu hoạch và sau thu hoạch… Khi thực hiện các tiêu chí của SRP, nông dân sẽ có thu nhập cao hơn, môi trƣờng đƣợc bảo vệ do sử dụng hóa chất có kiểm soát và là cơ hội và lợi thế để khẳng định thƣơng hiệu gạo Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Tham gia SRP, ngƣời trồng lúa sẽ đƣợc hƣớng dẫn sản xuất bền vững, giảm chi phí vật tƣ đầu vào, bảo vệ môi trƣờng, an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế hơn.

Theo các chuyên gia SRP, các tiêu chí của SRP không quá khó để nông dân thực hiện, đối với yếu tố về kinh tế, phải đảm bảo đƣợc năng suất và giá thành, trong khi yếu tố môi trƣờng, thì chú trọng kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp. Còn với yếu tố xã hội, bộ tiêu chí này tập trung đảm bảo các vấn đề nhƣ an toàn thực phẩm, an toàn sức khoẻ cho ngƣời lao động… Ngoài ra, bộ tiêu chí của SRP còn kiểm soát các yếu tố khác, bao gồm cả vấn đề nữ quyền và nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 72 - 73)