Cơ cấu kinh tế của Ứng Hoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 36)

Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế của Ứng Hoà

ĐVT: %

2012 2013 2014 2015

1. Nông nghiệp 37,56 43,08 42,92 42,81

2. Công nghiệp - Xây dựng 36,92 34,00 33,38 33,29

3. Dịch vụ 25,52 22,92 23,70 23,90

Cơ cấu Tổng GTGT 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Báo cáo kinh tếxã hội huyện Ứng Hoà các năm 2012 - 2015

Qua bảng trên cho thấy, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song nhìn chung kinh tế của Ứng Hoà vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, thể hiện ở chỗ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng giá trị. Nếu so với cơ cấu kinh tế của toàn Thành phố Hà Nội thì Ứng Hoà vẫn có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội năm 2015: tỷ trọng khu vực dịch vụ là 52,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng là 41,4% và khu vực nông nghiệp chỉ có 6,1%.

Do vậy, để muốn phát triển phù hợp với xu thế phát triển của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới Ứng Hoà cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

Thời gian qua, các ngành kinh tế của Ứng Hoà phát triển cụ thể là:

- Vềnông nghiệp, thuỷ sản:

Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản phát triển tƣơng đối cao, có sự chuyển biến quan trọng về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Giá trị nông nghiệp năm 2015 đạt 2.850 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015là 6,6%/năm. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng sản xuất hàng hoá, chất lƣợng

hàng hoá đƣợc nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt với nhu cầu của thị trƣờng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản trong tổng giá trị nông nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt giảm mạnh, đến nay chỉ còn 41,8% trong tổng giá trị nông nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại của huyện phát triển tƣơng đối nhanh, toàn huyện có 127 trang trại, vƣờn trại với tổng diện tích 298 ha, đặc biệt là huyện đang chuyển dần diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng các cây ăn quả có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu đặt ra, thiếu tính bền vững, chƣa tạo ra đƣợc những vùng sản xuất hàng hoá tập trung hiệu quả cao, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp còn rất thấp.

UBND huyện đã tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho lúa (nhƣ phun phòng thuốc trừ sâu, diệt chuột, diệt ốc bƣơu vàng…), công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phun, thuốc sát trùng, rắc vôi bột diệt trùng, tiêu độc để phòng trừ dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác làm thủy lợi nội đồng, tập trung đầu tƣ nâng cao hiệu quả và năng lực tƣới tiêu của các công trình thủy lợi. Thực hiện hiệu quả phƣơng án phòng chống bão, lũ lụt bảo bệ sản xuất. Huyện Ứng Hòa vốn là một huyện thuần nông, với cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn (chiếm 40,9%). Vì vậy vấn đề sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã và đang là vấn đề tạo ra những thách thức cho công tác quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng.

- Vềcông nghiệp - tiểu thủcông nghiệp:

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển đƣợc duy trì ổn định. Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn huyện có 98 doanh nghiệp và 5500 cơ sở sản xuất với khoảng 13.500 lao động.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần làm tăng GDP của huyện, giải quyết nhiều việc làm. Đặc biệt giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, đến hết năm 2015 giá trị sản xuất hàng hàng công nghiệp của huyện đạt 2832 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 11,5 %/năm. Trên địa bàn huyện đã và đang hình thành, phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ. Toàn huyện có 87 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có

20 làng nghề đã đƣợc công nhận. Huyện đang xây dựng cụm công nghiệp Bắc Vân Đình với quy mô 50 ha và 2 điểm công nghiệp làng nghề ở Quảng Phú Cầu với diện tích 4,5 ha.

Mặc dù tốc độ tăng trƣởng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tƣơng đối cao (11,5%/năm giai đoạn 2011 -2015), nhƣng nhìn chung quy mô sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ bé. Trình độ kỹ thuật công nghệ còn thấp, trang thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm không cao. Cơ cấu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề nhƣ chế biến lƣơng thực- thực phẩm, sửa chữa cơ kim khí, tái chế vật liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ gia dụng, dệt may... Những hạn chế này đòi hỏi trong thời gian tới Ứng Hoà cần phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Để làm đƣợc điều này, Ứng Hoà cần phải có sự đột phá về chất lƣợng nguồn nhân lực.

- Về thương mại- dịch vụ:

Trong những năm qua, lĩnh vực thƣơng mại- dịch vụ phát triển khá nhanh. Tổng mức bản lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2015 trên địa bàn huyện đạt trên 1723 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân là 12,2%. Thị trƣờng đƣợc mở rộng, hoạt động thƣơng mại - dịch vụ phát triển đa dạng và phong phú với sự góp mặt của các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực thƣơng mại tƣ nhân. Các hoạt động thƣơng mại- dịch vụ của huyện đã từng bƣớc cung ứng đƣợc vật tƣ sản xuất và hàng hàng hoá tiêu dùng đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng của huyện. Một số sản phẩm xuất khẩu của huyện đã bƣớc đầu khẳng định đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng nhƣ tre đan, tăm hƣơng. Đầu tƣ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thƣơng mại đƣợc nâng cấp và mở rộng, hệ thống chợ, hệ thống các cửa hàng, trung tâm thƣơng mại phát triển mạnh, hiện toàn huyện có 31 chợ, trong đó 6 chợ xây dựng kiên cố đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn của Bộ Công thƣơng, trong đó có 1 chợ đầu mối trung tâm, 1 siêu thị.

Dịch vụ du lịch bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ mở rộng, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng các điểm du lịch. Hệ thống tài chính ngân hàng của huyện phát triển khá tốt,

vừa huy động đƣợc tiền nhàn rỗi trong dân, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế và góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện. Các tổ chức dịch vụ tài chính không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động.

Dịch vụ giao thông vận tải phát triển khá tốt.Toàn huyện có 6 cơ sở làm dịch vụ vận tải (1 doanh nghiệp tƣ nhân, 1 hợp tác xã và 4 công ty cổ phẩn).Dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân.

- Về hạ tầng kinh tế kỹ thuật:

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã đầu tƣ cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông, phát triển mạng lƣới điện, thông tin liên lạc, công trình thuỷ lợi theo hƣớng liên thông và kết nối với các huyện khác của thành phố Hà Nội, tạo thành một hệ thống thông suốt để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân trong huyện. Các tuyến trục đƣờng giao thông liên tỉnh kết nối huyện Ứng Hoà với bên ngoài đƣợc đầu tƣ nâng cấp, bƣớc đầu tạo điều kiện giao lƣu kinh tế thƣơng mại thông suốt và thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.Thời gian qua, huyện đã xây dựng nâng cấp một số tuyến đƣờng tỉnh lộ, liên huyện và đƣờng giao thông liên xã, đƣờng dân sinh thôn.

Mạng lƣới bƣu chính viễn thông và thông tin liên lạc tiếp tục đƣợc mở rộng và hiện đại hoá. Toàn huyện hiện có 1 cơ sở bƣu điện trung tâm huyện cấp II, 6 bƣu cục cấp III và 23 điểm bƣu điện - văn hoá xã, đảm bảo thông tin liên lạc kết nối trong phạm vi huyện, xã và thông suốt trong thành phố và cả nƣớc. Sử dụng Internet ngày càng phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học.

Nhìn chung kết cấu hạ tầng trong thời gian qua của Ứng Hoà phát triển tƣơng đối tốt, song so với yêu cầu phát triển, nhất là trong điều kiện Hà Tây sáp nhập với Hà Nội thì còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của huyện.

- Về thu, chi ngân sách và huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế-

Do điều kiện kinh tế còn thấp nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện rất thấp. Năm 2011 tổng số thu chỉ đạt 58.071 tỷ đồng, năm 2013 là 78.258 tỷ đồng và năm 2015 là 103.337tỉ đồng. Vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội hàng năm trên địa bàn huyện liên tục tăng. Tổng nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2011 là 265.630 tỉ đồng, năm 2015 lên tới 619.450 tỉ đồng. Tổng số vốn đầu tƣ thực hiện trên địa bàn huyện trong 5 năm 2011 - 2015 đạt 1.952 tỉ đồng (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Thu- chi ngân sách và đầu tư phát triển

ĐVT: Triệu đồng

2011 2012 2013 2014 2015

Thu NSNN trên địa

bàn: 68.071 52.551 78.258 77.677 103.337

Chi ngân sách địa

phƣơng: 405.178 532.733 500.187 675.507 706.040 Vốn đầu tƣ xã hội: 465.630 479.593 574.023 653.504 719.450 - Vốn ngân sách nhà nƣớc 244.493 277.893 372.523 413.304 419.100 - Vốn DN, HTX, dân cƣ 221.137 201.700 201.500 240.200 300.350

Nguồn: UBND huyện Ứng Hoà.

Qua số liệu thống kê trên cho thấy, tốc độ đầu tƣ phát triển của Ứng Hoà tƣơng đối cao, góp phần quan trọng làm tăng trƣởng kinh tế của huyện. Tuy nhiên, đầu tƣ cho phát triển chƣa tƣơng xứng với yêu cầu, còn thiếu những công trình, dự án có mức đầu tƣ lớn. Nếu so với mức bình quân chung của Thành phố Hà Nội thì đầu tƣ của Ứng Hoà vẫn còn ở mức thấp.

Ứng Hòa là huyện đồng bằng nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nƣớc Sông Hồng. Do đặc điểm địa hình của từng vùng, từng xã khác nhau nên mỗi xã đã sử dụng các giống lúa khác nhau trong việc gieo trồng lúa đƣợc áp dụng các vụ trong năm. Xã Viên An, Viên Nội là hai trong 13 xã thuộc vùng ven sông Đáy, các xã này thƣờng trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở ngoài đê và trồng lúa ở trong đê. Điều đó cũng cho thấy sự rủi ro của ngƣời dân khi xảy ra thiệt hại do điều kiện khí hậu không thuận lợn. Vị trí vùng nghiên cứu gồm 2 xã: Viên An, Viên Nội.

Hình 1.5: Vị trí vùng nghiên cứu[16]

1.3.2. Các điều kiện khí hậu liên quan đến sản xuất lúa gạo

1.3.2.1. Đặc điểm khí hậu

Ứng Hoà là huyện nằm trong vùng sông Hồng, có điều kiện khí hậu đa dạng biến đổi theo thời gian trong năm, mang đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa đồng thời là mùa hạ nóng ẩm; mùa đông lạnh, chịu ảnh hƣớng gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50C, độ ẩm trung bình trong năm là 84%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.760 mm, trong đó tập trung vào tháng 8 và tháng 9.

1.3.2.2. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt trong những năm gần đây

Vùng nghiên cứu nằm trong ngoại ô thành phố Hà Nội nên chịu tác động của thời tiết chung của Hà Nội. Trong những năm từ năm 2010 - 2016, Hà Nội chịu tác động của những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt sau:

- Sương muối và băng giá: Đã xảy ra trên hầu khắp các vùng núi một số khu

vực thuộc phía tây Hà Nội, tập trung vào 3 tháng mùa đông nhƣng xác xuất không lớn, khoảng 5 - 10 năm mới xảy ra 1 lần.

- Dông sét, lốc xoáy:Hệ quả khí tƣợng gắn với hiện tƣợng dông là sét, lốc

xoáy, mƣa cƣờng độ lớn, mƣa đá. Hàng năm ở Bắc Bộ có khoảng 40 - 70 ngày dông, trong đó các vùng ở vùng ở sâu trong nội địa: 60 - 70 ngày. Thời kỳ xuất hiện dông nhiều (mùa đông) tập trung vào các tháng IV-IX sớm hơn mùa mƣa khoảng 1 tháng trong đó cao điểm cũng tập trung vào tháng VII-VIII.

- Sương mù, mưa phùn: Cả 2 dạng sƣơng mù bức xạ và sƣơng mù bình lƣu

đều đã xuất hiện trên vùng này. Sƣơng mù xuất hiện trong vùng tập trung chủ yếu vào thời kỳ mùa đông và rất khác thƣờng giữa các khu vực.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tính bền vững của hoạt động sản xuất lúa gạo tại Ứng Hòa dựa trên các tiêu chí đƣợc xây dựng tham khảo các tiêu chí của Nhóm lúa gạo bền vững (SRP) trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:Đề tài đƣợc nghiên cứu tại hai xã Viên An, Viên Nội - huyện Ứng Hòa - thành phố Hà Nội.

2.2. Phƣơng pháp luận

2.2.1. Bộ tiêu chí về tính bền vững của nhóm lúa gạo bền vững (SRP)

Trong những năm qua, nghề trồng lúa đã có những bƣớc tiến to lớn, đánh dấu bằng hai nƣớc nhƣ Trung Quốc và Ấn Độ đã có an ninh lƣơng thực. Nhiều nƣớc ở trong khu vực Đông Nam Á đã tự sản xuất đƣợc gạo, không phải nhập khẩu gạo từ các nƣớc bạn. Việt Nam cũng đạt đƣợc thành tựu đáng ca ngợi, từ một nƣớc đang phải nhập hàng năm từ 1,0 - 1,5 triệu tấn lƣơng thực, chỉ trong vòng 2 năm đã tự sản xuất đƣợc và vƣơn lên thành một nƣớc xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, mỗi năm xuất 6 - 7 tấn gạo.

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã phối hợp với Chƣơng trình Môi trƣờng LHQ (UNEP) để hợp tác xây dựng Chƣơng trình Sản xuất Lúa gạo Bền vững (SRP) và đƣa ra khuyến nghị ứng dụng toàn cầu từ 2011. Khoảng cuối 2016, SRP sẽ cung cấp cho chuỗi cung ứng lúa gạo các bộ công cụ để áp dụng cho ngành lúa gạo bền vững. Hiện tại SRP đang tập trung vào 3 bộ công cụ cho canh tác lúa bền vững có liên quan mật thiết với nhau, gồm:

- Những hƣớng dẫn cho canh tác lúa bền vững; - Các chỉ số thực hiện cho canh tác lúa bền vững; - Bộ tiêu chuẩn cho canh tác lúa bền vững.[11].

Hình 1.3: Khung phân tích các tiêu chí về tính bền vững của sản xuất lúa gạo Nguồn: SRP website, 2016

Đây là một hệ thống toàn diện cho nghề trồng trọt và kinh doanh lúa - gạo, bao gồm toàn chuỗi giá trị, xét đến các mặt bền vững (kinh tế, xã hội, môi trƣờng). Các bên tham gia đều có vị thế và trách nhiệm của mình, chia sẻ hài hòa lợi ích, bất kể là tham gia công đoạn nào và qui mô bao nhiêu trong một diễn đàn đối tác, bình đẳng trên nguyên tắc cùng “thắng - thắng”.

Bản hƣớng dẫn cung cấp các giải pháp tốt nhất, bao gồm 8 nguyên tắc cơ bản, với 32 tiêu chí và hơn 160 biện pháp đƣợc khuyến nghị. Bản hƣớng dẫn chỉ đƣợc xem nhƣ một công cụ hƣớng dẫn các lựa chọn, hoặc nhƣ một nền tảng cơ bản để phát triển.Các công cụ hầu nhƣ đƣa ra quyết định có tính định lƣợng; xây dựng các mô-dul tập huấn và các tài liệu mong muốn khác[11].

Các chỉ số thực hiện gồm 12 chỉ số giúp các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu có thể kiểm tra chéo và thông tin các kết quả đầu ra ở cấp độ thực địa một cách nhất quán.

Bảng 2.1: Các chỉ số của tính bền vững thực hiện SRP

STT Các chỉ số STT Các chỉ số

1 Lợi nhuận: thu nhập ròng từ lúa 7 Hiệu suất sử dụng P

2 Năng suất lao động 8 Hiệu suất sử dụng thuốc trừ sâu bệnh 3 Năng suất thóc hạt 9 Phát thải khí nhà kính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 36)