Đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 55 - 60)

C. Các tiêu chí về con ngƣời

3.1. Đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế

F. a. 3.

3.1.

3.1.1. Năng suất lúa

Xã Viên An là một xã thuần nông với 75% tổng số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, ngành trồng trọt chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã.

Trong cơ cấu nghành, sản xuất lƣơng thực chiếm ƣu thế đặc biệt là trồng lúa với diện tích gieo trồng là 497,90 ha. Trong những năm gần đây, với xu hƣớng sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng lúa của xã giảm đi đáng kể và đƣợc chuyển đổi sang trồng cây vụ đông và cây lâu năm.

Theo báo cáo kinh tế năm 2014 và 2015 của xã Viên An cho biết, năm 2014 diện tích trồng lúa (đất lúa 2 vụ) là 279,83 ha, đến năm 2015 diện tích trồng lúa là 260,61 ha giảm đi 19,22 ha. Năng suất lúa năm 2015 của xã đạt mức 46,50 tạ/ha/năm. Tổng giá trị sản xuất trồng trọt năm 2015 là 14.461 triệu đồng.

Theo kết quả phân tích ở ba thí nghiệm cho thấy số bông/m2 có sự khác biệt về số lƣợng. Sự khác biệt này là do ảnh hƣởng của mật độ gieo cấy đƣợc áp dụng, ở thí nghiệm đối chứng có mật độ gieo cấy 55 - 60 khóm/m2 (2 - 3 dảnh/ khóm), nhiều hơn khoảng 20 khóm/m2 so với hai thí nghiệm còn lại. Số hạt chắc/bông ở thí nghiệm 1 là cao nhất, sự khác biệt này rất phù hợp với nhận xét của Đào Thế Tuấn, (1970) là khi số bông tăng thì số lƣợng chất dinh dƣỡng chuyển vào mỗi bông giảm đi, làm số hạt chắc và trọng lƣợng hạt giảm. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2.

Bảng 3.1: Năng suất và thành phần năng suất của 3 thí nghiệm vụmùa xã Viên Annăm 2016

Chỉ tiêu Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm đối chứng

Số hạt chắc/bông 190 170 140

Tỷ lệ hạt chắc/bông (%) 85,2 83,1 78,8

Khối lƣợng 1000 hạt (g) 22 21,2 19,5

Năng suất thực tế - khô

(tạ/sào) 2,2 1,85 1,67

Bảng 3.2: Năng suất và thành phần năng suất của 3 thí nghiệm vụ mùa xã Viên Nội năm 2016

Chỉ tiêu Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm đối chứng

Bông/ m2 405 395 473

Số hạt chắc/bông 180 165 133

Tỷ lệ hạt chắc/bông (%) 84,4 80,7 77,2

Khối lƣợng 1000 hạt (g) 22 21,2 19,5

Năng suất thực tế - khô

(tạ/sào) 2,0 1,8 1,63

Từ kết quả ở bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy năng suất của 3 thí nghiệm có sự khác biệt.Sự khác biệt này là do ảnh hƣởng từ phƣơng pháp quản lý nƣớc và sâu bệnh tốt, kết hợp bón phân đạm cân đối đã cải thiện rất lớn đến số lƣợng hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc ở thí nghiệm 1 là cao nhất trong cả hai xã. Bên cạnh đó, việc áp dụng cấy thƣa đã mang lại hiệu quả tốt do giảm lƣợng giống sử dụng mà năng suất không giảm, kết quả này rất có ý nghĩa trong sản suất lúa và góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngƣời nông dân.

3.1.2. Chi phí sản xuất

Chi phí giống

Một trong những điểm nổi bật khi áp dụng kỹ thuật SRP trong trồng lúa là cấy thƣa, cấy ít rảnh trên một khóm.Mật độ cấy của SRP là 35 - 40 khóm/m2 (2 - 3 dảnh/khóm). Trong khi đó mật độ cấy theo kiểu truyền thống là55 -60 khóm/m2. Do đó chi phí cho thóc giống của thí nghiệm đối chứng cao hơn chi phí thóc giống của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 khoảng 1,5 lần (tƣơng đƣơng khoảng 34.000đ). Mặc dù mật độ cấy thƣa nhƣng do thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 áp dụng đúng quy trình kỹ thuật vào chăm sóc cây lúa theo từng giai đoạn nên thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đểu cho năng suất lúa cao hơn thí nghiệm đối chứng.

Việc cấy thƣa, mật độ khóm/m2 thấp và ít dảnh trên khóm đã làm giảm công gieo mạ. Chế độ tƣới nƣớc và khoảng cách cấy thƣa cũng làm cỏ dại mọc nhiều hơn nên công làm cỏ sẽ tăng lên, nhƣng công phun thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu sẽ giảm.

Việc thực hiện quản lý nƣớc trên đồng ruộng nhƣ ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 sẽ làm giảm công tƣới nƣớc, năng suất tăng sẽ dẫn tới công thu hoạch sẽ tăng.

Chi phí thuốc BVTV

Ƣu điểm của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 không chỉ là những chỉ tiêu sinh trƣởng và các yếu tố cấu thành năng suất mà nó còn hạn chế đƣợc sự lây lan và phát sinh sâu bệnh của một số loại sâu bệnh thƣờng gặp trên lúa, hạn chế đƣợc sâu bệnh nghĩa là hạn chế đƣợc chi phí cho thuốc BVTV.

Chi phí nước

Trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 việc quản lý nƣớc theo nhu cầu sinh lý và theo từng giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa do đó tiết kiệm đƣợc nƣớc tƣới tiêu cho cây lúa. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho những mảnh ruộng trên cao, những mảnh ruộng thiếu nƣớc.

Qua kết quả phân tích bảng 3.3 cho thấy trung bình tổng chi phí đầu tƣ thí nghiệm đối chứng cao hơn so với thí nghiệm 1, thí nghiệm 2. Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 kỹ thuật canh tác và chăm sóc tƣơng đối giống nhau, cùng áp dụng bón phân hữu cơ và than sinh học (biochar - than sinh học đƣợc sản xuất từ rơm rạ, phế thải nông nghiệp) nên giảm đƣợc chi phí và mức đầu tƣ cũng gần bằng nhau.

Trong vụ mùa năm 2016, ở cả hai xã Viên An và Viên Nội tình trạng sâu bệnh không gặp nhiều, nên chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật không cao. Nhƣng ở thí nghiệm đối chứng do canh tác theo kiểu truyền thống nên phun thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều, điều đó đã dẫn tới chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật cao hơn thí nghiệm 1, thí nghiệm 2. Bên cạnh đó thí nghiệm đối chứng quản lý nƣớc theo kiểu truyền thống (ngậm nƣớc) nên có những lần bơm nƣớc đã gấp rất nhiều lần so với thí nghiệm 1.

Bảng 3.3: Chi phí đầu vào của 3 thí nghiệmvụmùaxã Viên An, Viên Nội năm 2016

(ĐVT: 1000đ/sào)

Chỉ tiêu Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm đối chứng

Phân bón 175 - 211 175 - 211 201 - 238

Thuốc trừ sâu 136,8 144,9 160,4

Thủy lợi 16,8 33,5 33,5

Lao động 346 368 368

Tổng chi 773,6 820,4 896,9

3.1.3. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng SRP tại Viên An, Viên Nội

Thực trạng phát triển nông nghiệp tại xã Viên An, Viên Nội về mặt kinh tế

- Tình hình tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp xã Viên An giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nông nghiệp 20,24 20,31 20,42 20,59 20,72 Trong đó: Trồng trọt 16,29 16,3 16,32 16,34 16,35 Chăn nuôi 2,28 2,31 2,36 2,43 2,49 Dịch vụ nông nghiệp 1,67 1,7 1,74 1,82 1,88 Nguồn: HTX xã Viên An

Tổng giá trị ngành nông nghiệp của toàn xã Viên An năm 2011 đạt 20,24 tỷ đồng, tăng đều trong các năm tiếp theo, đến năm 2015 đạt 20,72 tỷ đồng. Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng là chủ yếu.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp xã Viên Nội giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nông nghiệp 29,63 29,77 29,88 29,97 30,21

Trong đó:

-Trồng trọt 25,06 25,11 25,1 25,07 25,14

-Chăn nuôi 2,68 2,74 2,79 2,83 2,94

nghiệp

Nguồn: HTX xã Viên Nội

Tổng giá trị ngành nông nghiệp của toàn xã Viên Nội năm 2011 đạt 29,63 tỷ đồng, tăng đều trong các năm tiếp theo, đến năm 2015 đạt 30,21 tỷ đồng. Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng là chủ yếu.

Nói chung ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nông nghiệp trên địa bàn toàn xã Viên An, Viên Nội. Ngành chăn nuôi đang dần dần trở thành ngành đem lại thu nhập ổn đinh cho bà con nông dân ở hai xã nghiên cứu. Ngành dịch vụ trong nông nghiệp chƣa phát triển mạnh, giá trị kinh tế mang lại từ ngành này chƣa cao.

Hiệu quả kinh tế khi áp dụng SRP

Khi áp dụng kỹ thuật canh tác lúa trên cánh đồng Bắp Rứa của xã Viên An, cánh đồng Sen của xã Viên Nội, ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đã sử dụng phân hữu cơ và than sinh học trong quá trình chăm sóc lúa điều đó đã tiết kiệm đƣợc tiền mua phân hóa học và tiền mua thuốc bảo vệ thực vật. Bón phân hữu cơ và than sinh học làm giảm đƣợc sâu bệnh, chất đất tơi xốp hơn, cải thiện đƣợc chất đất, tăng sức chứa ẩm, giữ chất dinh dƣỡng trong đất, cải thiện độ chua đất, cải thiện đƣợc các vi sinh vật trong đất.

Giá lúa khô đầu năm 2016 tại xã Viên An, Viên Nội là 850.000đ/tạ

Bảng 3.6: Hoạch toán kinh tế của 3 thực nghiệm vụ mùa xã Viên An năm 2016

(ĐVT: 1000đ/sào)

Chỉ tiêu Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm đối chứng

Tổng chi 773,6 820,4 896,9

Tổng thu 1.870,0 1.572,5 1.419,5

Lợi nhuận/sào 1096,4 752,1 522,6

Hiệu quả/vốn 1,42 0,92 0,58

Nguồn: Kết quảthí nghiệm thực tếở xã Viên An,2016 Bảng 3.7: Hoạch toán kinh tế của 3 thực nghiệm vụ mùa xã Viên Nội năm 2016

(ĐVT: 1000đ/sào)

Tổng chi 773,6 820,4 896,9

Tổng thu 1.700,0 1.530,0 1.385,5

Lợi nhuận/ha 926,4 709,6 488,6

Hiệu quả/vốn 1,20 0,87 0,54

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tếởxã Viên Nội,2016

Đối với lợi nhuận thu đƣợc từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 trên hai cánh đồng lúa của hai xã Viên An, Viên Nội tăng hơn so với thí nghiệm đối chứng. Kết quả này là do thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 có chi phí đầu tƣ thấp hơn nhƣng năng suất lúa đạt cao hơn nên thu nhập cao hơn, đƣợc thể hiện ở bảng 3.6 và bảng 3.7.

Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việcáp dụng qui trình “khô ƣớt xen kẽ” và sử dụng phân sinh học và phân hữu cơ vào canh tác lúa đã đem lại lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao nhấtcho ngƣời trồng lúa. Đồng thời, góp phần thay đổitập quán canh tác truyền thống của ngƣời nông dân, hạnchế tƣới nƣớc, giảm chi phí đầu tƣ sản xuất trong tìnhhình giá cả vật tƣ nông nghiệp tăng cao. Bên cạnhđó, quản lý nƣớc tốt trong sản xuất lúa giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Kết luận 1:Với thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp nói chung cũng

nhƣ tính bền vững trong sản xuất lúa gạo của hai xã Viên An và Viên Nội trong thời gian qua đã có những bƣớc tiến triển. Tuy nhiên nền kinh tế của hai xã vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế có tăng nhƣng không đều.

Khi áp dụng đúng quy trình trong sản xuất lúa nhƣ cấy thƣa, quản lý nƣớc tƣới tiêu hợp lý, bón ít phân… đã làm tăng năng suất, giảm chi phí. Do đó đã làm tăng thu nhập cho ngƣời nông dân. Nếu nhân rộng mô hình này ra những cánh đồng khác, sẽ giúp cho cuộc sống của ngƣời nông dân đƣợc cải thiện. Tuy nhiên do ngƣời nông dân tại hai xã vẫn sử dụng các giống lúa kém chất lƣợng nên thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm lúa gạo không đƣợc ổn định, khiến ngƣời nông dân không yên tâm đầu tƣ vào các giống lúa mới có năng suất cao và chất lƣợng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 55 - 60)