Hiện trạng về sản xuất lúa của huyện Ứng Hò a Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 26 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT LÚA GẠO

1.2. Tổng quan về tính bền vững sản xuất lúa gạo tại Việt Nam và huyện Ứng Hòa

1.2.2. Hiện trạng về sản xuất lúa của huyện Ứng Hò a Hà Nội

1.2.2.1. Diện tích gieo trồng và năng suất

Ứng Hòa là một huyện thuần nông, đồng ruộng chủ yếu là vùng chiêm trũng nên sản xuất nông nghiệp của huyện gặp rất nhiều khó khăn cho bà con nông dân.Với diện tích đất nông nghiệp hơn 10.000 ha, việc tìm hƣớng đi nhằm khai thác triệt để tiềm năng của địa phƣơng đƣợc lãnh đạo huyện Ứng Hòa đặc biệt quan tâm. Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Hoàng Thị Vân Anh cho biết: "Khắc phục

tình trạng ruộng đất manh mún để tạo ra các ô thửa lớn, xây dựng các vùng chuyên

canh cho hiệu quả kinh tế cao, huyện Ứng Hòa luôn xác định công tác dồn điền đổi

thửa phải gắn với đảm bảo quy hoạch, kết hợp với chỉnh trang đồng ruộng và tổ

2014 toàn huyện đã dồn đổi đƣợc hơn 5.200 ha, đạt 93,2% theo kế hoạch. Điều đó còn đƣợc thể hiện ở cơ cấu giống cây trồng có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng có nhiều giống lúa mới, năng suất cao, chất lƣợng tốt đƣợc đƣa vào sản xuất.

Theo báo cáo kế hoạch sử dụng đất - báo cáo kinh tế của huyện Ứng Hòa năm 2015 cho thấy: Tổng diện tích gieo trồng năm 2014 là 24.695 ha, tăng 513 ha so với năm 2013. Tổng sản lƣợng quy thóc đạt 131.994 tấn.

Sản xuất vụ xuân: Tổng diện tích sản xuất vụ xuân là 11.246 ha, trong đó diện tích sản xuất lúa xuân là 10.640, giảm 212 ha so với năm 2013 lúa chất lƣợng cao là 3.963 ha. Năng xuất lúa bình quân đạt 64,99 tạ/ha, sản lƣợng 69.145,0 tấn.

Sản xuất vụ mùa: Tổng diện tích sản xuất vụ mùa là: 10.915 ha. Diện tích sản xuất lúa là 10.421 ha, giảm 413 ha so với năm 2013. Diện tích cây màu 494 ha, giảm 53,0 ha so với năm 2013. Diện tích lúa chất lƣợng cao 4.358 ha, năng suất lúa bình quân đạt 56,35tạ/ha, sản lƣợng đạt 58.722 tấn.

Tổng diện tích cây vụ đông đạt 2.534 ha, đạt 61% kế hoạch, trong đó diện tích đậu tƣơng đạt 1.474 ha, ngô 345 ha, khoai lang 95 ha, lạc 27,0 ha, rau các loại 549,0 ha, các cây khác 44,0 ha.

Toàn huyện có 3 xã sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao quy mô tập trung từ 100 ha trở lên.Đồng thời, huyện cũng có chính sách hỗ trợ đối với các vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao có diện tích gọn vùng từ 20 ha trở lên.Tạicác vùng ven Đáy, một số cây ăn quả giá trị kinh tế cao nhƣ cam Canh, bƣởi Diễn, chanh đào, táo, chuối tiêu hồng... đã đƣợc đƣa vào sản xuất thay thế các cây rau màu hiệu quả thấp. Toàn huyện có hơn 38ha cây ăn quả tại các xã Phù Lƣu, Đồng Tiến, Sơn Công.

Bên cạnh đó tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa đạt khá cao.Toàn huyện hiện có 557 máy làm đất các loại, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 100% diện tích. Số máy phun thuốc trừ sâu là 183 chiếc, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 35,3%. Diện tích lúa đƣợc tuốt bằng máy đạt 70%. Bên cạnh cây lúa, huyện chủ trƣơng đẩy mạnh trồng cây vụ Đông, từng bƣớc đƣa vụ Đông trở thành vụ chính nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, tƣới tiêu chủ động đạt 95%. Tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

1.2.2.2. Cơ cấu giống, thời vụ sản xuất lúa ở Ứng Hòa

Cơ cấu giống

Vụ xuân: Khang dân18; Q5; VS1; VT13; XI23

Vụ mùa: KD18, VS1, Thiên ƣu 08, BC15, TBR45, RVT, Nếp cái hoa vàng.

Thời vụ

Vụ xuân: Xuân sớm gieo mạ từ 25/11 - 05/12, cấy 25/12 - 5/1. Xuân muộn gieo mạ từ 20 - 30/1, cấy 5 - 15/2. Gieo sạ tập trung từ 5 - 10/2.

Vụ mùa: Mùa sớm gieo mạ từ 05 - 10/6, cấy 17 - 25/6; lúa sạ: từ 10 - 15/6. Mùa trung gieo mạ từ 15 - 30/6, cấy từ 01 - 15/7; Lúa sạ: từ 5 - 15/7

1.2.2.3. Tính bền vững trong sản xuất lúa tại huyện Ứng Hòa

Về đất đai

Trong sản xuất lúa đất đai là tài nguyên chính, là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu đƣợc. Hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập.

Theo phƣơng án kế hoạch sử dụng đất năm 2015 đã đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện còn 12.686,60 ha. Kết quả thực hiện đến ngày 31/12/2015 là 12.727,02 ha, còn 40,42 ha chƣa thực hiện, đạt 99,68%. Cụ thể:

- Năm 2014, diện tích đất trồng lúa là 11.170,78 ha; diện tích đƣợc duyệt đến năm 2014 là 10.908,91 ha, đạt 97,66%. Nhƣ vậy, đến nay, diện tích đất lúa chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp chƣa thực hiện hết, còn 261,87 ha do một số công trình không thực hiện đƣợc nhƣ đất chợ, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất phát triển hạ tầng… Đặc biệt các công trình có diện tích lớn nhƣ cụm công nghiệp Bắc Vân Đình,...

- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác đƣợc phê duyệt là 341,13 ha; đến năm 2015 thực hiện đƣợc 330,91 ha, vƣợt chỉ tiêu là 10,22 ha, đạt 103,09%.

- Diện tích đất trồng cây lâu năm đƣợc duyệt đến năm 2015 là 106,50 ha, năm 2015 thực hiện là 121,95 ha, còn 15,45 ha chƣa thực hiện, đạt 87,33%.

- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đƣợc duyệt đến năm 2015 là 1.210,63 ha; năm 2015 đạt 1.025,47 ha, đạt 118,06%, vƣợt chỉ tiêu đƣợc duyệt là 18,06%

- Diện tích đất nông nghiệp khác đƣợc phê duyệt là 119,43 ha, đến năm 2015 thực hiện là 77,91 ha, vƣợt chỉ tiêu là 41,52 ha, đạt 118,06%.

Nhƣ vậy, việc chuyển mục đích sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua chƣa đạt chỉ tiêu quy hoạch đã đề ra, trong đó một số loại đất nhƣ đất lúa, đất trồng cây lâu năm chƣa đạt chỉ tiêu, ngƣợc lại một số loại đất nhƣ đất trồng cây hàng năm còn lại, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm còn lại vƣợt chỉ tiêu đề ra.

Bảng 1.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 đã được phê duyệt TT Chỉ tiêu sử dụng đất DT kế hoạch đƣợc duyệt năm 2015 (ha) Kết quả thực hiện Ƣớc thực hiện đến 31/12/2015 (ha) So sánh Tăng (+) Giảm (-) (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 12.686,60 12.727,02 40,42 99,68 1 Đất trồng lúa 10.908,91 11.170,78 261,87 97,66 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 10.814,13 9.829,91 -984,22 110,01 2 Đất trồng cây hàng năm khác 341,13 330,91 -10,22 103,09 3 Đất trồng cây lâu năm 106,50 121,95 15,45 87,33 4 Đất nuôi trồng thủy sản 1.210,63 1.025,47 -185,16 118,06 5 Đất nông nghiệp khác 119,43 77,91 -41,52 153,29

Nguồn: Báo cáo kế hoạch sử dụng đất huyện Ứng Hòa, năm 2015

Về nguồn nhân lực lao động

Hiện nay, nguồn nhân lực lao động của ngành nông nghiệp chủ yếu là ngƣời nông dân, nguồn nhân lực lao động trong nông nghiệp còn gặp rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp so với nguồn nhân lực lao động ở các ngành khác trong nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số của Ứng Hoà là 190.679 ngƣời, chiếm khoảng 3,0% tổng dân số của Thủ đô Hà Nội. Trong giai đoạn 2009-2013, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng tăng, năm 2009 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là

0,98% thì năm 2013 tăng lên 1,01%, tỷ suất sinh của Ứng Hoà trong giai đoạn 2009-2013 tƣơng đối ổn định, năm 2009 là 16,7 % thì năm 2013 vẫn là 16,7 %.

Cơ cấu dân số theo giới tính, kể từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ nam luôn thấp hơn tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam luôn ở mức từ 48 - 48,23% trên tổng số dân số. Một trong những nguyên nhân là nhiều nam thanh niên đi học tập và lao động ở các tỉnh và huyện khác. Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn, tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanh kể từ năm 2010 đến nay (thành thị từ 12.897 năm 2010 lên 13.442 năm 2013; Nông thôn 169.968 năm 2010 lên 177.237 năm 2013) (Chi tiết tại bảng 1.3).

Bảng 1.3. Dân số, cơ cấu giới tính và cơ cấu dân số thành thị - nông thôn

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Tỷ lệ phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2010 182865 87917 94948 12897 169968 2011 185094 89130 95964 13040 172054 2012 187974 90587 97387 13237 174737 2013 190679 91979 98700 13442 177237 Tỷ lệ tăng (%) 2010 0.7 0.7 0.6 -0.7 0.8 2011 1.2 1.4 1.1 1.1 1.2 2012 1.6 1.6 1.5 1.5 1.6 2013 1.4 1.5 1.3 1.5 1.4 Cơ cấu (%) 2010 100 48.1 51.9 7.1 92.9 2011 100 48.2 51.8 7.0 93.0 2012 100 48.2 51.8 7.0 93.0 2013 100 48.2 51.8 7.0 93.0

Nguồn: Niêm giám thông kê huyện Ứng Hoà. Dân số thành thị tăng nhanh là do dân số ở thị trấn Vân Đình tăng do kết quả phát triển tƣơng đối nhanh của các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện. Tuy nhiên so với mức bình quân chung của Thành phố Hà Nội thì tỷ lệ dân số ở thành thị của Ứng Hoà còn rất thấp.

Cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực phản ánh tình trạng nhân khẩu và kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua, đồng thời là kết quả của công tác dân số.

Kết quả điều tra cho thấy, năm 2013 số ngƣời trong độ tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 21,5% tổng dân số, số ngƣời trong đội tuổi lao động (nam: 15-60, nữ từ 15-55) là 125.312 ngƣời, chiếm 65,7% tổng dân số, số ngƣời già (trên 60 tuổi) là 24.374 ngƣời chiếm 12,8%, (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Cơ cấu dân số chia theo tuổi của huyện Ứng Hoà năm 2013

Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ %

Tổng số 190.679 100

Từ 0 - 14 tuổi 40.993 21,5

Từ 15 - 60 tuổi 125.312 65,7

Từ 60 tuổi trở lên 24.374 12,8

Nguồn: Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Ứng Hoà.

Nhìn chung số ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện tăng cả số tuyệt đối (nhƣng mức tăng hàng năm sẽ giảm dần), tỷ trọng lao động trên tổng dân số dự báo đến năm 2015 là 64,8% và năm 2020 là 63,5%. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thời gian qua huyện làm tốt công tác dân số, đặc biệt là biến đổi cơ học về dân số, lao động đi khỏi huyện luôn lớn hơn lao động đến huyện làm việc.

Tuy nhiên, với tỷ lệ lao động trên tổng dân số nhƣ vậy thì Ứng Hoà vẫn có tỷ lệ lao động trên tổng dân số vẫn ở mức cao. Đặc biệt là cơ cấu lao động của Ứng Hoà tƣơng đối trẻ và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Theo tính toán của các chuyên gia, Ứng Hoà nói riêng và của Việt Nam nói chung thì cơ cấu dân số vàng sẽ tồn tại khoảng 30 năm. Điều này cho phép Ứng Hoà đẩy nhanh phát triển kinh tế- xã hội. Trong thời kỳ này, nếu Ứng Hoà không có chủ trƣơng, chính sách phù hợp về giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thì sẽ mất cơ hội và khó có thể xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Đây là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi Ứng Hoà cần phải có những chính sách hợp lý nhằm tạo đột phá trong nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Nhìn chung, dân số trong độ tuổi lao động của Ứng Hoà trong những năm vừa qua tăng nhanh và còn tiếp tục tăng trong những năm tới, tuy nhiên mức tăng

có xu hƣớng giảm. Đây vừa là lợi thế vừa là gánh nặng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nếu Ứng Hoà biết phát huy lợi thế này, đầu tƣ nâng cao chất lƣợng toàn diện về cả thể lực, trí lực, tâm lực và tạo đƣợc nhiều việc làm mới cho lao động thì đây sẽ là lợi thế rất lớn của huyện trọng việc thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Ngƣợc lại, nếu không thực hiện tốt vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp sẽ là áp lực lớn đối với sự phát triển của huyện, gây lãng phí sức lao động...

Về tài nguyên văn hóa - nhân văn

Ứng Hoà mang đặc trƣng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng gắn liền với nền văn minh lúa nƣớc, tập quán sản xuất nông nghiệp có từ lâu đời do vậy trong huyện có tới 131 điểm di tích lịch sử văn hoá công nhận. Một số di tích đáng chú ý là: đình Hoàng Xá - di tích lịch sử thời Lê, bảo tàng chiếc gậy Trƣờng Sơn, bảo tàng khu Cháy - quê hƣơng vùng an toàn khu xứ uỷ Bắc Kỳ… Ngoài ra, còn có một số làng nghề truyền thống: làng dệt vải màn xã Hoà Xá, làng mây tre đan ở xã Trƣờng Thịnh, Quảng Phú Cầu, Sơn Công. Các làng nghề này không chỉ duy trì nét truyền thống trong văn hoá mà còn tạo thêm công việc cho ngƣời lao động nhất là trong những lúc nông nhàn, đồng thời tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Về tình hình kinh tế

Là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, huyện Ứng Hòa thời gian gần đây đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề mới. Vì vậy tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 7.405 tỷ đồng, đạt 100,34% kế hoạch so với năm 2012 tăng 5,7% (theo giá so sánh 2010), trong đó:

- Nông nghiệp đạt 2.850,0 tỷ đồng; - Công nghiệp xây dựng 2.850,0 tỷ đồng; - Thƣơng mại, dịch vụ 1.723 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): - Nông nghiệp 42,7%;

- Công nghiệp - xây dựng 36,4%; - Thƣơng mại, dịch vụ 20,9%.

1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa gạo ở Viên An, Viên Nội - Ứng Hòa - Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 26 - 33)