Đánh giá tính bền vững về sinh thái/môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 60 - 64)

C. Các tiêu chí về con ngƣời

3.2. Đánh giá tính bền vững về sinh thái/môi trƣờng

 Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về sinh thái/môi trƣờng

Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về môi trường sống của xã Viên Nội giai đoạn 2011 -2015

Một số chỉ tiêu môi trƣờng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc sạch 19,05 21,2 23,3 25,6 27,2 Tỷ lệ hộ dân có nhà vệ sinh đạt chuẩn 36,7 38,6 40,53 43,25 60,14 Tỷ lệ hộ dân tham gia thu gom rác thải 0 0 20,7 30,1 40,5 Tỷ lệ hộ dân có hố rác tự hoại tại gia

đình

29,8 35,0 45,6 48,65 60,29

Nguồn: UBND xã Viên Nội Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu về môi trường sống của xã Viên An giai đoạn 2011 -2015

Đơn vị tính: %

Một số chỉ tiêu môi trƣờng Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc sạch 21,07 23,6 25,3 28,2 30,21 Tỷ lệ hộ dân có nhà vệ sinh đạt chuẩn 37,6 40,3 42,53 45,34 62,74 Tỷ lệ hộ dân tham gia thu gom rác thải 0 0 23,5 32,6 43,3 Tỷ lệ hộ dân có hố rác tự hoại tại gia

đình

31,2 36,91 47,8 50,14 62,34

Nguồn: UBND xã Viên An Về môi trường nước: Nguồn nƣớc chính cung cấp nƣớc phục vụ cho mục đích sinh hoạt của ngƣời nông dân ở hai xã chủ yếu là nƣớc mƣa và nƣớc giếng khoan, nƣớc giếng đào.

Về môi trường không khí: Không khí trên địa bàn nghiên cứu tƣơng đối trong lành, thoáng mát, có nhiều cây xanh, chƣa có dấu hiệu ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời nông dân.

Về môi trường đất: Hàng năm, mƣa lớn, nƣớc ở lƣu vực sông Đáy thƣờng xuyên có lƣợng phù sa. Diện tích đất phù sa ở gần sông thƣờng xuyên đƣợc tăng lên mối năm do lƣợng đất phù sa bồi đắp, đất phù sa giàu độ màu mỡ, tơi xốp.

Thực hiện tƣới tiêu cho lúa trong vụ thí nghiệm. Ở thí nghiệm 1 có 6 thời điểm ruộng khô, trong khi đó ở thí nghiệm 2 có hai điểm cạn nƣớc đó là điểm đầu vụ và giữa vụ. Thí nghiệm đối chứng có một lần khô đất ở đầu vụ.Tất cả các thí nghiệm đều có điểm tháo nƣớc giống nhau là gieo mạ và trƣớc khi thu hoạch. Đối với thí nghiệm 1 không đạt yêu cầu về tháo nƣớc vì vào thời điểm bón thúc xuất hiện mƣa to, mực nƣớc ngập ruộng bất thƣờng.Sự khác biệt vào các thời điểm tháo nƣớc đã ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây lúa, và cũng đã ảnh hƣởng tới các hiệu suất kinh tế giữa các thí nghiệm.

Quản lý đƣợc lƣợng nƣớc tƣới tiêu, gieo trồng, chăm sóc theo đúng kỹ thuật đã góp phần làm giảm hiện tƣợng phú dƣỡng N, P, cũng làm giảm lƣợng phát thải khí nhà kính vào môi trƣờng.

3.2.2. Hiệu suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp đƣợc dung để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật (sâu hại, bệnh hại, cỏ hại, chuột, ốc …) gây hại đến tài nguyên thực vật. Qua điều tra và khảo sát tại khu vực nghiên cứu cho thấy, có tổng cộng 16 tên thuốc BVTV thƣơng phẩm đƣợc nông dân sử dụng phổ biến. Những thói quen của ngƣời nông dân chọn thuốc BVTV là thuốc đều nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đó là một điều đáng mừng của những nông dân tại hai xã Viên An, Viên Nội.

Qua khảo sát của 60 hộ nông dân của hai xã về việc lựa chọn và các kỹ thuật sử dụng thuốc thấy rằng: Ngƣời nông dân không tìm đến các cơ quan chức năng để giải đáp thắc mắc về thuốc BVTV mà chủ yếu là các hộ nông dân trao đổi kinh nghiệm với nhau. Điều đó đã dẫn tới tỷ lệ ngƣời nông dân không đƣợc hƣớng dẫn sử dụng thuốc BVTV rất cao, chính việc không đƣợc hƣớng dẫn sử dụng thuốc đã dẫn tới những bất cập của ngƣời nông dân khi sử dụng thuốc BVTV:

Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo:

Sử dụng thuốc BVTV đƣợc coi là phƣơng pháp chính để khống chế sâu bệnh của ngƣời nông dân. Kết quả điều tra nông hộ cho thấy có 70% (42/60 nông hộ đƣợc phỏng vấn) nông hộ đƣợc phỏng vấn chỉ dùng thuốc BVTV trong việc khống chế sâu bệnh, và có thừa nhận rằng để tiết kiệm nhân công và thời gian cho việc phun thuốc ngƣời nông dân có sử dụng thuốc quá liều lƣợng khuyến cáo. Lý do

chính của việc này là do hiệu quả tức thì của thuốc sau khi sử dụng, và làm theo các hộ nông dân bên cạnh khi thấy cách làm này có hiệu quả cao, nhƣng họ không biết rằng đó là điều không đƣợc phép trong khi sử dụng thuốc BVTV, nó có thể tác động xấu đến sức khỏe ngƣời nông dân và tới môi trƣờng.

Chưa đảm bảo an toàn sau khi sử dụng

Việc đảm bảo an toàn trƣớc, trong và sau khi sử dụng thuốc BVTV là hết sức quan trọng để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, ngƣời nông dân tại địa phƣơng chƣa làm tốt công tác này đối với thuốc chƣa sử dụng hết, lẫn bao bì, chai lọ và các dụng cụ sau khi phun thuốc. Phần lớn các hộp, chai, vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng bị vứt tại nơi sử dụng. Có khoảng gần 75% (45/60 ngƣời phỏng vấn) ngƣời nông dân đƣợc phỏng vấn vứt vỏ thuốc tại nơi sử dụng. Khi xuống khu vực nghiên cứu rất dễ tìm thấy chai,lọ, túi thuốc đã sử dụng ở ngoài đồng, dọc theo các bờ mƣơng, bờ ruộng. Chỉ một phần rất nhỏ đƣợc mang đúng nơi quy định để vứt bỏ, mang tới khu chứa rác thải của xã.

Kết quả phỏng vấn hộ nông dân về việc lƣợng thuốc BVTV còn dƣ sau khi phun hết diện tích ruộng cho thấy: Hơn 50% hộ nông dân đƣợc phỏng vấn phun lại cho lúa ven bờ hay những nơi có sâu bệnh nặng. Khoảng 45% ngƣời nông dân đổ hỗn hợp thuốc còn dƣ xuống ruộng. Khoảng 5% hộ nông dân đổ trực tiếp thuốc BVTV còn dƣ xuống các mƣơng, kênh rạch…

Bên cạnh việc thiếu quan tâm trong đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, phần lớn các hộ nông dân cũng có những biểu hiện của việc chƣa có ý thức bảo vệ môi trƣờng sau khi sử dụng thuốc. Nông dân rửa bình phun thuốc ngay trong mƣơng, kênh rạch nội đồng hoặc trong các mƣơng, các ao trong cánh đồng.Nƣớc thải từ việc rửa dụng cụ đƣợc đổ ngay trong ruộng hoặc đổ trực tiếp trên kênh, mƣơng. Chính những thói quen không tốt này của những hộ nông dân tại địa phƣơng đã đƣa dƣ lƣợng thuốc BVTV vào nƣớc trong kênh rạch, làm phát tán dƣ lƣợng thuốc BVTV trong nguồn nƣớc mặt, điều đó dẫn tới sự phơi nhiễm thuốc khi sử dụng nƣớc cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, nó là một nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt.

Kết luận 2: Việc áp dụng kỹ thuật canh tác ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2

phát triển của sâu bệnh ở lúa. Do vậy ngƣời nông dân đã hạn chế đƣợc việc sử dụng thuốc BVTV, đã góp phần cải thiện môi trƣờng.

Ngƣời nông dân sử dụng phân sinh học trong quá trình chăm sóc lúa vừa giảm đƣợc chi phí mua phân bón trong lúc giá phân bón đang cao, vừa giảm đƣợc khí CO2 phát thải vào môi trƣờng. Hạn chế đƣợc lƣợng phân bón dƣ thừa trong đất, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nƣớc, giảm đƣợc lƣợng phú dƣỡng trong đất.Điều này rất quan trọng trong phát triển bền vững nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 60 - 64)