Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 33 - 36)

7. Cơ cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới

1.4.1.1. Trung Quốc

Trung quốc đã thực hiện chính sách “Tam nông”, thành công của Trung Quốc đã rút ra những kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp nông thôn như sau:

Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp: Xóa bỏ công xã nhân dân và thay thế bằng các Hương làng, đặt các thành phần kinh tế cùng bình đẳng trong kinh tế thị trường.

Đổi mới cơ chế quản lý như thực hiện cơ chế “hai mở một điều chỉnh”. Hai mở là mở cửa giá thu mua theo cơ chế thị trường, mở cửa thị trường mua bán lương

thực. Một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân.

Nguồn lực của Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng: Ngân sách Nhà nước chủ yếu được sử dụng cho làm đường nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi, trường học, cơ sở y tế...

Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân; nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động; mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn là chìa khóa giúp Trung Quốc thành công trong chính sách “li nông, bất li hương”.

Có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội: Xóa bỏ thuế nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh hơn; hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp; thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn.

Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao: Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng cố gắng khai thác lợi thế, nâng cao năng xuất, chất lượng, căn cứ vào nhu cầu của thị trường đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng khu vực để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Sản xuất lương thực trên quy mô lớn để đảm bảo an ninh lương thực; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.

Trừng trị tham nhũng, xây dựng chính trị mạnh ở nông thôn: Xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng hủ bại, xây dựng đảng liêm chính ở nông thôn.

1.4.1.2. Nhật Bản

Nhật Bản lựa chọn một phương thức kinh doanh theo mô hình "tiết kiệm đất đai", nhằm nhiều vào lao động và phân bón, cải thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, nhân rộng các giống cây tốt, sử dụng nhiều phân bón hóa học, phát triển kỹ thuật canh tác kinh doanh mô thức nhỏ kết hợp giữa tập trung lao động và tập trung đất đai.

Đoàn thể nông nghiệp của Nhật Bản đã thành công trong việc đề xướng và thực thi bảo hộ nông nghiệp ở trình độ cao nhất thế giới.

Để có một nền nông nghiệp phát triển như vậy, Chính phủ Nhật Bản đã nắm vai trò chủ đạo, mạnh dạn đầu tư hơn 2.000 tỷ Yên để làm các hạng mục xây dựng cơ bản của nông thôn, cải thiện môi trường, đưa nước, đường, điện, điện thoại,... đến từng hộ dân, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ đẳng, tạo dựng cơ sở để thành thị và nông thôn tác động tốt với nhau. Về cơ bản, quốc gia này đã làm tốt việc phát triển cân bằng, bền vững.

Như vậy, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản là hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết kiệm đất đai.

1.4.1.3. Hàn Quốc

Bài học của Hàn Quốc về phát triển nông thôn đáng để nhiều nước quan tâm và suy ngẫm. Cùng với nhiều biện pháp quan trọng khác, Hàn Quốc đặt mục tiêu là làm thay đổi suy nghĩ thụ động và tư tưởng ỷ lại của phần lớn người dân nông thôn. Từ đó, sẽ làm cho nông dân có niềm tin và tích cực với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao. Trọng tâm của cuộc vận động phát triển nông thôn này là phong trào xây dựng “làng mới” (Seamout Undong).

Yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thành công chương trình đó chính là tổ chức được đội ngũ lãnh đạo nông thôn mới. Để làm được việc này, ở mỗi làng nhân dân tự bầu ra người làm lãnh đạo cho chương trình của mình. Để những người lãnh đạo chương trình ở cấp làng xã thực sự của dân, vì dân. Để đào tạo chính quy đội ngũ quan trọng này, Chính phủ đầu tư ba trung tâm đào tạo quốc gia được trang bị rất hiện đại và sử dụng rộng rãi mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương phục vụ công tác tập huấn ngắn hạn cho nông dân. Chi phí đào tạo do Nhà nước đài thọ, các lớp học được tổ chức ngắn trong 1 - 2 tuần nhằm trang bị những kiến thức thiết thực cho cán bộ tùy theo từng giai đoạn của chương trình.

Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn tiến hành áp dụng một chủ trương nữa đó là: “Mang cả nước đến với nông dân, giao quyền, hướng dẫn và hỗ trợ để nông dân tự quyết định và tổ chức chương trình phát triển nông thôn”. Mọi hoạt

động của chương trình đều được tiến hành thông qua các cuộc họp để nông dân tự ra quyết định lựa chọn công trình, phương thức đóng góp, giải pháp xây dựng và tự chịu trách nhiệm giám sát công trình.

Nguyên tắc cơ bản của phong trào “Làng mới”: Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp công của mình.

Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dân cũng đạt đến mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp tiến trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc, đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia phát triển.

Kinh nghiệm rút ra từ Phong trào Saemaul Undong là phát huy nội lực của nhân dân với sự hỗ trợ giảm dần của Nhà nước để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài nhưng trước mắt tập trung hoàn thiện điều kiện sống của người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông thôn. Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua hình thức cho vay với lãi suất phù hợp để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua các hình thức: tăng năng suất cây trồng; xây dựng vùng chuyên canh; xây dựng các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng đa canh...; đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển nông thôn, đặc biệt là người lãnh đạo chương trình ở các xã; thực hiện tốt dân chủ cơ sở để xây dựng nông thôn mới và xã hội hóa công tác bảo vệ, phát triển mội trường nông thôn...

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn của các quốc gia trên đây là những bài học kinh nghiệm cho chúng ta trong chiến lược đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)