Nhóm giải pháp củng cố, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

7. Cơ cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp củng cố, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị

3.2.1.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của UBND xã, phát huy sức mạnh các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đã được phê duyệt; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, tổ chức sơ kết hàng năm nhằm đánh giá hiệu quả từng chương trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm. Cần quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố và

Nghị quyết của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM, chủ động nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, kịp thời xây dựng các chương trình với lộ trình, cách làm phù hợp, sáng tạo. Công tác điều hành của cấp ủy, chính quyền với sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp của huyện tiếp tục phải được đổi mới mạnh mẽ, với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ tích cực của các cấp trong từng thời kỳ cụ thể; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá, tập trung tổ chức thực hiện nhiệm vụ sâu sát, quyết liệt, dứt điểm, tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM của huyện. Kết quả khảo sát cho thấy 100% số người được hỏi cho rằng vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương là rất quan trọng.

Tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ thôn, xóm để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn xã; củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về nông nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương, có 93,5% số người được hỏi cho rằng MTTQ và các đoàn thể chính trị rất quan trọng.

Lãnh đạo cấp ủy được phân công thường xuyên tổ chức kiểm tra để trực tiếp chỉ đạo thực hiện xây dựng và phát triển bền vững nông thôn mới ở địa phương.

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Đảng ủy, UBND xã tăng cường chỉ đạo, phổ biến mục tiêu, nội dung các cơ chế, chính sách của Chương trình xây dựng nông thôn mới, rút kinh nghiệm và phổ biến cách làm hay, các mô hình hiệu quả đến toàn thể nhân dân. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát thanh đài truyền thanh xã. Kết quả thảo luận, có đến 88,5% số người được hỏi đồng ý là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới hơn 61,75% số dân chưa thật hiểu về chủ trương, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp… của Chương trình xây nông thôn mới. Do vậy, cần xác định công tác tuyên truyền là quan trọng hàng đầu bởi các lý do sau:

- Trước hết là tuyên truyền đối với người dân. Người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy, cần phải tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, từ đó tự giác với vai trò là chủ thể của quá trình xây dựng NTM. Được thể hiện không chỉ dừng lại ở những đóng góp công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ ở cộng đồng. Thêm nữa còn là quản lý quá trình phát triển nông thôn, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng NTM phải xác định chủ thể cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn cơ chế chính sách cơ chế hỗ trợ. Vì thế chỉ khi nào cán bộ cơ sở và người dân hiểu đúng, hiểu rõ yêu cầu và nội dung xây dựng NTM thì mới tạo ra tính chủ động, tự giác tham gia và tham gia một cách sáng tạo vào việc xây dựng NTM. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy, nếu cứ áp đặt cho người dân, không để cho người dân được tham gia bàn bạc, quyết định thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được trách nhiệm lớn lao của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới có khả năng thành công.

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả của nông thôn mới thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, công tác tuyên tuyền tốt cũng sẽ cung cấp cho họ nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình.

Công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được tiến hành bằng nhiều phương pháp linh hoạt. Bên cạnh việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, các công việc cần làm, cách làm… thì việc nêu gương những điển hình tiên tiến là rất cần thiết.

3.2.1.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu đề xuất, sớm ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của địa phương, kịp thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh những cơ chế, chính sách không còn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Ban hành cơ chế hỗ trợ thực hiện các nội dung ở cấp thôn xóm, hộ gia đình văn hóa gắn với việc xây dựng và phát triển bền vững nông thôn mới.

Tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa quy hoạch, điều chỉnh Đề án xây dựng NTM phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn; Nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khẩn trương rà soát và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương; chú trọng công tác lập quy hoạch trung tâm xã, quy hoạch sản xuất và chỉnh trang các khu dân cư; công bố, cắm mốc, quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch... Nội dung Quy hoạch phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi; nội dung, kế hoạch thực hiện phải sát thực tế, khả thi, phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của xã, huyện và phù hợp với mục tiêu chương trình.

Huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Tận dụng, nâng cấp các công trình hiện có, bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa. Áp dụng rộng rãi cơ chế hỗ trợ vật tư để dân tự làm các công trình không yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

Quan tâm chỉ đạo tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các nội dung về phát triển văn hóa xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn; Xây dựng các các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng; hướng dẫn xây dựng và thực thi hương ước, xây dựng nếp sống văn minh, phát huy các truyền thống văn

hóa tốt đẹp, tình làng nghĩa xóm; tổ chức nhân dân tham gia bảo đảm an ninh trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường, xây dựng xóm làng xanh, sạch, đẹp.

Cần khắc phục bệnh thành tích trong một bộ phận lãnh đạo xã, tránh việc đầu tư dàn trải, không trọng tâm, hiệu quả. Do vậy không chỉ cần có kiểm tra giám sát quá trình thực hiện mà phải bổ sung thêm quy định về chỉ tiêu “ nợ đọng trái quy định” hoặc sự hài lòng của người dân… là điều kiện khi xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Có 98,5% số người được hỏi cho rằng đây là giải pháp quan trọng và cần thiết.

3.2.1.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò chính quyền tại cơ sở.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, để xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa giỏi, vừa có tâm, có uy tín với dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng. Do vậy, phải thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành và thực thi của cán bộ xây dựng NTM nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả chương trình; tổ chức tham quan mô hình NTM tại một số địa phương.

Tăng cường chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp và cán bộ quản lý các cấp từ huyện đến cơ sở đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân. Có 100% số người được hỏi cho rằng đây là vấn đề quan trọng trong xây dựng NTM.

Tập trung kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; đẩy mạnh quy hoạch, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; quan tâm hơn đến công tác xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)