Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

7. Cơ cấu của luận văn

3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế

3.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập ở nông thôn.

Có 58% số người được hỏi hài lòng và 42% chưa hài lòng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, đo đó phải:

Tiếp tục phát triển toàn diện nông nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân; Phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu của huyện để phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, các mô hình trang trại; Tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống (đan nón). Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền về nhận thức cho nông dân về hộ nghèo, tránh tình trạng nông dân muốn vào hộ nghèo, thậm chí đòi vào hộ nghèo để hưởng lợi các chính sách; Việc giảm nghèo bền vững phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện giai đoạn 2016-2020, thực hiện tốt khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp là” sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thành lập và củng cố, đổi mới hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác; phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, nhất là khu vực nông thôn, cung cấp vật tư, dịch vụ sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ đời sống nông dân. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thu mua, tiêu thụ, giới thiệu nông sản của nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; tập trung các nhiệm vụ chủ yếu, như: Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế phù hợp, phát triển nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động.

Đề xuất ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ lãi xuất cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; gắn xây dựng nông thôn mới với đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Có 98,5% số người được hỏi cho rằng đây là giải pháp quan trọng và cần thiết.

3.2.2.2. Thực hiện đa dạng hóa huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp để thực hiện việc đầu tư xây dựng nông thôn mới.

Kết quả khảo sát cho thấy 43,75% số người được hỏi cho biết chưa huy động được hết sức dân, 100% cho rằng việc huy động các nguồn lực là rất quan trọng đối với công tác xây dựng NTM. Do đó, cần chú trọng và có các giải pháp cụ thể, khả thi để chủ động thu hút, phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa, tập trung đầu tư cho lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, Thành phố và của huyện.

Tập trung làm tốt công tác thu ngân sách từ tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu để triển khai thực hiện các kế hoạch xây dựng NTM.

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, trọng tâm là huy động mạnh nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp để thực hiện việc đầu tư xây dựng nông thôn mới. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm: Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai. Chú trọng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; thực hiện có hiệu quả chính sách doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

hoặc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Huy động hỗ trợ đầu tư từ các doanh nghiệp đứng trên địa bàn xã.

Đề xuất mở rộng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn cả về nguồn vốn, phạm vi và hình thức hoạt động với thủ tục đơn giản, linh hoạt về mức vay.

Tăng cường huy động sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)