Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)

7. Cơ cấu của luận văn

2.6. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.6.1. Tồn tại, hạn chế

- Một số lĩnh vực trong 19 tiêu chí là những lĩnh vực mới, đòi hỏi phải có trình độ, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành - do đó có lúc cán bộ đứng đầu trong từng khối ngành thực hiện còn lúng túng, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm.

- Một bộ phận nhỏ đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ các tiêu chí, cách làm, biện pháp thực hiện, còn tư tưởng trông chờ, ỉ lại cho nhà nước các cấp.

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp 324 m2 khó khăn quy hoạch sản xuất tập trung và chuyển đổi cây trồng vật nuôi mang tính hàng hóa.

- Cơ sở hạ tầng Kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, còn thiếu nhiều hạng mục chủ yếu, thiết yếu.

- Việc huy động các nguồn lực tài chính hạn chế, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn không có; khai thác nguồn thu từ đất và các nguồn chưa được nhiều; một số văn bản của nhà nước thay đổi liên tục khó khăn trong việc thực hiện của địa phương.

- Tiềm năng để phát triển ngành nghề, dịch vụ còn khó khăn. 2.6.2. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Công tác tuyên truyền còn chưa thường xuyên, tuyên truyền chiều sâu còn hạn chế.

- Trình độ cán bộ còn hạn chế chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều việc.

- Chưa quyết liệt trong chỉ đạo, lãnh đạo ở một số lĩnh vực, cấp ủy cơ sở còn chưa chủ động trong công việc, chưa “đều tay” giữa các tổ chức, khối, ngành, thôn xóm.

- Chưa khai thác hết các nguồn thu để phục vụ nhu cầu thực hiện các tiêu chí. - Kinh phí từ khi lập đề án đến nay không phù hợp ở một số lĩnh vực; Nguồn kích cầu theo Quyết định 16 của Thành phố chưa kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính bền vững của xã nông thôn mới phú châu, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)