7. Cơ cấu của luận văn
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của xã
Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Phú Châu
Xã Phú Châu nằm ở phía Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện 3km: Phía Đông giáp Sông Hồng, phía Tây giáp xã Đồng Thái, phía Bắc giáp xã Phú Phương, phía Nam giáp xã Tây Đằng, có đê Đại Hà dọc theo sông Hồng, theo tuyến từ Sơn Tây đến Trung Hà, có đường liên xã Đồng Thái - Phú Châu - Phú Phương nối giữa đê Đại Hà và Quốc lộ 32.
Tổng diện tích đất từ nhiện là 991,46ha: Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 424,3ha; đất phi nông nghiệp 567,16ha (trong đó đất sông suối và mặt nước chuyên dụng 439,42ha).
Toàn xã có 06 thôn 2.840 hộ và 10.850 khẩu, địa phương có truyền thống hiếu học từ xa xưa, nhiều năm gần đây mỗi năm đều có trên dưới 40 học sinh đỗ vào các trường Đại học, hàng trăm học sinh đỗ vào các trường Trung cấp, nghề, cao đẳng.
Nghề chính của địa phương là thuần nông, có diện tích đất bãi bồi ven sông gần 200 ha phù xa, màu mỡ; có nghề truyền thống nón lá từ năm 1939 đến nay thu nhập từ nghề nón lá hàng năm trên dưới 20 tỉ đồng, trong những năm gần đây một số các ngành nghề như: mộc, cơ khí, nề (xây dựng), giúp việc và xuất khẩu lao động tăng nhanh nâng cao thu nhập hộ gia đình, thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
* Tiềm năng phát triển
- Tiềm năng thị trường tiêu thụ nông sản: Một số mặt hàng nông sản mà thị trường Hà Nội đang có nhu cầu cao là rau xanh, quả tươi, sữa, thịt, trứng, hoa và cây cảnh. Tuy nhiên, quá trình sản xuất nông sản hàng hóa ở địa phương diễn ra còn chậm. Do đó, trong thời gian tới, để tiếp cận với thị trường tiềm năng này,
ngành nông nghiệp xã Phú Châu cần có quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như rau sạch, nấm…, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
- Tiềm năng phát triển CN-TTCN, dịch vụ và du lịch: Những năm gần đây, các ngành CN-TTCN và xây dựng ở xã Phú Châu phát triển khá mạnh. Trên địa bàn xã có điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển (điển hình là nghề làm nón lá truyền thống). Chợ trung tâm Phú Xuyên là nơi giao thương của toàn xã cũng như của các vùng lân cận, là địa điểm cung ứng các vật tư, vật liệu cho các vùng trong và ngoài Thành phố phục vụ làm nón cũng như bán sản phẩm nón lá truyền thống và cũng tiếp giáp với trung tâm huyện nên các hình thức dịch vụ cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong thời gian tới…
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác xông thôn mới
2.1.1.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố, của Huyện, sự hướng dẫn của BCĐ xây dựng NTM huyện Ba Vì.
- Được sự đồng thuận của cán bộ nân dân trong toàn xã, sự lãnh - chỉ đạo và nỗ lực không ngừng của BCĐ xây dựng NTM xã Phú Châu.
- Có sự phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội trong việc huy động sức mạnh tổng hợp xây dựng NTM xã Phú Châu.
- Có sự đồng thuận, đoàn kết, trách nhiệm của cán bộ cơ sở thôn, xóm, sự ủng hộ của các doanh nghiệp, con em xa quê chung sức xây dựng NTM của xã.
- Vị trí địa lý xã Phú Châu rất thuận lợi cho việc giao thông, giao thương, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Có nguồn nhân lực dồi dào,có trình độ kiến thức phong phú, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chăn nuôi.
- Có diện tích bãi bồi ven sông thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, có nghề nón lá truyền thống, các dịch vụ khác tạo cho Phú Châu quan hệ giao thương thuận lợi với các xã lân cận, thành phố và các tỉnh khác.
2.1.1.2. Khó khăn
- Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp 398m2/ khẩu. Ruộng đất chia manh mún từ năm 1993 khó khăn cho việc hiện đại hóa nông nghiệp.
- Kinh tế - xã hội những năm trước 2010 về hạ tầng giao thông, phúc lợi công cộng, đường, trường, trạm… còn ít được đầu tư, mức thu nhập còn thấp. Đến năm 2011 qua khảo sát mới đạt 02 tiêu chí.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có kinh nghiệm, trong điều hành, chỉ đạo xây dựng NTM, cán bộ thay đổi nhiều do nghỉ công tác và luân chuyển cán bộ.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ của cấp trên chưa đáp ứng với đề án.
- Nguồn thu của địa phương và vốn đối ứng của nhân dân, doanh nghiệp, xã hội hóa và một số nguồn vốn khác còn hạn chế.