7. Cơ cấu của luận văn
1.2. Khái quát chung về chương trình xây dựng nông thôn mới
1.2.5. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới
* Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới: Có 5 nguồn chính:
- Đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức, tiền của đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân);
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp;
- Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại); - Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Vốn tài trợ khác.
Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới cần có sự kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Các công trình xây dựng phải trên cơ sở chỉnh trang, nâng cấp là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.
* Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
- Nội lực của cộng đồng bao gồm: công sức, tiền của do người dân và cộng đồng đầu tư bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang…
- Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, bến bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
- Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng xã như giao thông, kiên cố hóa kênh mương, vệ sinh công cộng…
- Tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh tế-xã hội theo quy hoạch của xã.