Hiện trạng quy hoạch thoát lũ tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 31 - 37)

1.3.1 .Kinh nghiệm về tích hợp Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị trên thế giới

1.4. Tổng quan hiện trạng về quy hoạch và thoát lũ tại Đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội

1.4.2. Hiện trạng quy hoạch thoát lũ tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai

Đối với hiện trạng nền: Khu vực đô thị Vệ tinh Xuân Mai thuộc vùng bán sơn địa, dốc thoải từ Tây sang Đông; từ Nam lên Bắc đến sông Bùi, sông Tích. Địa hình chủ yếu là các gò bát úp yên ngựa xen giữa các ruộng lúa và khu dân cƣ. Có thể phân chia khu vực ra thành các dạng địa hình cơ bản nhƣ sau: Khu vực vùng trũng, thấp: nam sông Bùi cao độ nền nhìn chung từ +5.0m-8.0m. Khu vực này chủ yếu là các khu

trồng hoa màu, lúa nƣớc và các cây ngắn ngày thuộc các xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phƣơng Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ; Khu vực đồng bằng: cao độ nền +8.5m- 15m chủ yếu là khu dân cƣ dọc Quốc lộ 6; thị trấn Xuân Mai và các khu vực làng xóm của 4 xã trong địa bàn; Khu vực gò đồi: Cao độ nền >+15m – +100m. Bao gồm khu dân cƣ dọc núi Thoong, núi Luốt...; Khu vực núi cao: chủ yếu nằm trên địa bàn khu B xã Nam Phƣơng Tiến phía Tây. Cao độ nền >+100m có đỉnh cao nhất >+800m.

Cụ thể cao độ nền từng khu vực:

- Cao độ nền khu vực thị trấn Xuân Mai hiện hữu: khu vực này nền địa hình tƣơng đối bằng phẳng, phần lớn khu dân cƣ hiện hữu đều xây dựng trên nền địa hình có cao độ ≥+10.0m có độ dốc tƣơng đối thuận cho xây dựng (i<10%).

- Khu vực trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đƣợc xây dựng trên nền địa hình Gỗ đồi, cao độ khu đất trƣờng học dao động từ +12.0m – 26m, dốc dần từ phía Tây dãy núi sau trƣờng đến đƣờng Quốc lộ 21A, cao độ đỉnh núi +130m.

- Xen kẽ khu vực dân cƣ hiện có của thị trấn – khu vực giáp sông Tích, sông Bùi là các vùng đất sản xuất nông nghiệp có cao độ nền tƣơng đối thấp và chênh lệch tƣơng đối lớn. Cao độ ruộng dao động H= +5.0m đến +8.0m.

- Khu vực phía Nam sông Bùi: dân cƣ làng xóm của các xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phƣơng Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ, hầu hết cốt xây dựng cách mặt ruộng ít nhất khoảng +0.7m đến +1.5m. Khu vực ruộng canh tác rất thấp, cao độ ruộng từ +4.5m đến +7.5m.

- Khu vực quanh núi Thoong độ dốc trung bình i≥11%, cao độ dao động +10m – 300m.

- Cụm công nghiệp Nam Tiến Xuân phía Tây dãy núi Thoong cao độ nền dao động từ +12m đến +24m. Khu vực này có độ dốc tƣơng đối thuận lợi cho xây dựng phát triển khu công nghiệp.

- Khu vực quanh Kênh Văn Sơn và sông Bến Gò cao độ nền thay đổi từ +5m đến +15m, độ dốc bình quân i<8%,

- Phần còn lại của khu đô thị vệ tinh là khu vực phía Tây đƣờng Hồ Chí Minh (Quốc lộ 21A) nền địa hình thay đổi lớn. Khu vực quanh hồ Văn Sơn, hồ Miễu cao độ khoảng +20m đến +50m, tuy nhiên càng về phía Tây Nam độ dốc càng lớn. Khu vực này thuộc địa phận của xã Nam Phƣơng Tiến (B) giáp với dãy núi phía Tây Hòa Bình.

Hiện trạng thoát nƣớc: Do đặc điểm địa hình, khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai đƣợc chia làm 3 vùng tiêu, cụ thể nhƣ sau:

Vùng 1: phía bắc sông Bùi, phía Đông sông Tích: bao gồm khu trung tâm thị trấn Xuân Mai hiện hữu, khu trƣờng Đại học Lâm Nghiệp...đây đƣợc coi là vùng tiêu đô thị. Hiện tại đã có hệ thống thoát nƣớc chung giữa nƣớc mƣa và nƣớc thải. Nƣớc mƣa, nƣớc thải trong khu dân cƣ đều đƣợc thu gom bằng hệ thống cống, rãnh BxH=0.5mx0.6m; 0.4mx0.5m… để chảy ra hệ thống kênh mƣơng, mặt nƣớc rồitiêu ra sông Tích, sông Bùi.

Vùng 2: là khu vực phía nam sông Bùi đến Quốc lộ 21A: khu vực này bao gồm dân cƣ làng xóm thuộc các xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phƣơng Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ và khu vực đồng ruộng, tiêu theo chế độ tiêu nông nghiệp. Khu vực dân cƣ làng xóm thoát nƣớc vào các tuyến rãnh thoát nƣớc chung rồi thoát vào hệ thống kênh mƣơng mặt nƣớc trong khu vực.

Vùng 3: là khu vực phía Nam Quốc lộ 21A: bao gồm khu vực dân cƣ làng xóm, đồng ruộng và đất lâm nghiệp có địa hình tƣơng đối cao. Khu vực này phần lớn tiêu nƣớc vào các hồ thủy lợi Đồng Sƣơng, Văn Sơn, Miễu, từ đó thoát ra sông Bùi.

Hiện trạng đê điều chống lũ: Những năm gần đây do diễn biến bất thƣờng về thời tiết đã xuất hiện nhiều trận mƣa lớn kéo dài trên toàn lƣu vực, nhƣ những trận mƣa tháng 7/2005, 10/2007 và gần đây nhất là trận mƣa lớn bất thƣờng đầu tháng 11 năm 2008, hậu quả của các trận mƣa lũ đều gây hậu quả ngập úng rất lớn trong các khu, đồng thời gây nguy hiểm cho các tuyến đê.

Bảng 1.2. Các tuyến đê trong ranh giới nghiên cứu Đô thị Vệ Tinh Xuân Mai [10]

TT Tuyến đê Cấp đê Dài (m) Cao độ (m) Bề rộng mặt

đê (m)

1 Tả Tích Cấp IV 600 9.5-12 4-5

2 Tả Bùi Cấp IV 2821 7.7-8.0 4-5

3 Hữu Bùi Cấp IV 9642 6.5-7.5 4-5

Đối với tuyến đê Tả Bùi: tổng chiều dài 14.7km thuộc địa bàn huyện Chƣơng Mỹ. Chiều dài đoạn qua khu vực nghiên cứu khoảng 2821m, Khi lũ sông Bùi lên cao vƣợt lũ năm 1997 tại Yên Duyệt +7.3m đê có nguy cơ tràn, vỡ.

Đê hữu Bùi: Tổng chiều dài khoảng 9.6 km chƣa cứng hóa tuyến đê nên vẫn xảy rasạt lở khi lũ sông Bùi dâng cao.

Nhìn chung các tuyến đê Tả Tích; Tả Bùi làm nhiệm vụ chống lũ rừng ngang và phân chậm lũ có độ cao gia thăng thấp, mặt đê 4m-5m; thân đê còn mỏng, mặt đê

nhiều ổ gà… các cống dƣới đê xây dựng từ lâu nên khi có sự cố xảy ra dễ bị tràn cục bộ, rò rỉ, nƣớc tràn qua đê.

Về tình hình lũ lụt: Khu vực huyện Chƣơng Mỹ nói chung và khu đô thị vệ tinh Xuân Mai nói riêng thuộc vùng thoát lũ Hữu Đáy. Trƣớc kia khu vực này thuộc vùng phân chậm lũ sông Đáy và đã đƣợc bãi bỏ theo Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ.

Khu vực này thƣờng hay xảy ra hiện tƣợng lũ quét, lũ rừng ngang. Lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng khi kết hợp lũ rừng ngang và lũ trên sông Bùi. Khi có mƣa lũ do lòng sông Bùi bị co hẹp, thoát nƣớc kém do vậy xảy ra tình trạng nƣớc từ ngoài lòng sông Bùi tràn vào nội đồng giảm khả năng thoát lũ của khu vực. Khu vực thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng úng ngập là khu vực phía Nam sông Bùi thuộc các xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phƣơng Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ

Để nắm bắt diễn biến bất thƣờng của mƣa lũ, tại các địa phƣơng cũng đã xây dựng các cột cảnh báo lũ để chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng chủ động phòng tránh lũ.

Bảng 1.3. Tổng hợp cảnh báo lũ tại khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai [10]

TT Tên xã Số cột

1 TT Xuân Mai 3

2 Tân Tiến 5

3 Thủy Xuân Tiên 4

4 Nam Phƣơng Tiến 6

5 Hoàng Văn Thụ 5

Hiện tƣợng lũ rừng ngang: Đối với huyện Chƣơng Mỹ: tổng diện tích lƣu vực lũ rừng ngang là 386km2. Nƣớc từ thƣợng lƣu sông Bùi tập trung nhanh về hạ du, do lòng sông Bùi hẹp, bề rộng bình quân chỉ 30m, có đoạn nhỏ hơn 20m. Khả năng thoát lũ từ sông Bùi ra sông Đáy kém, nên nƣớc lũ thƣờng xuyên tràn qua đê hữu Bùi vào trong đồng.

Khu vực chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất của lũ rừng ngang hiện nay là phần diện tích lƣu vực lũ rừng ngang đổ vào hồ Đồng Sƣơng và hồ Văn Sơn với diện tích lƣu vực khoảng 77,6km2

(lƣu vực đổ vào hồ Đồng Sƣơng có diện tích 56,6km2; vào hồ Văn Sơn có diện tích 21km2), bắt nguồn từ vùng núi huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đây là vùng núi hẹp với bề rộng hứng nƣớc bình quân của khu vực chỉ là 8km. Độ dốc lƣu vực rất lớn lên đến 16%.

Đặc điểm của lũ rừng ngang khu vực Xuân Mai huyện Chƣơng Mỹ là thời gian tập trung nƣớc rất nhanh, lƣu lƣợng lớn, thời gian duy trì lũ ngắn. Tổng lƣợng nƣớc tƣơng ứng với lƣợng mƣa tần suất 2% trong 3 ngày là 25 triệu m3

(tần suất 2% trong 5 ngày là 37,8 triệu m3 [10]

Bảng 1.4. Thông số chính của hồ chứa [8]

TT Tên hồ Diện tích lƣu vực (km2) Diện tích hồ (km2 ) Dung tích (106m3) Diện tích tƣới (ha) Chiều dài tràn (m) Cao trình tràn (m) Cao trình cống (m) 1 Đồng Sƣơng 56.6 2.03 10.5 1050 138 18.2 12.5 2 Văn Sơn 21 1.57 7 650 28 19.5 13.5 3 Miễu 8.3 0.17 2.5 39.5 33.5 Bảng 1.5. Thông số lũ rừng ngang [8] TT Tên hồ Diện tích lƣu

vực (km2) Lƣu lƣợng đỉnh lũ Qmax (m3/s) Tổng lƣợng nƣớc Wp ( triệu m3) 1 Đồng Sƣơng 56.6 686 15.43 2 Văn Sơn 21.0 275 9.57

Thực trạng hiện nay qua phân tích, ngập lụt kéo dài là do lũ trên sông Bùi qua khu vực khu đô thị vệ tinh dâng cao. Sông Bùi dài 91 km, bắt nguồn từ xã Lâm Sơn (Lƣơng Sơn, Hòa Bình), chảy qua Chƣơng Mỹ (Hà Nội), cùng với sông Tích hợp lƣu vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm, huyện Chƣơng Mỹ. Diện tích lƣu vực sông Bùi hơn 1.240 km2. Bên cạnh đó kết hợp từ thƣợng nguồn và lũ rừng ngang từ Hòa Bình tác động về. Với diện tích 6.573,66 ha, địa hình đô thị vệ tinh Xuân Mai chia làm bốn vùng vùng: Vùng trũng: ven sông Bùi cao độ nền 8,5m; vùng đồng bằng với những gò cao có cao độ trung bình từ 6m đến 16m; vùng bán sơn địa: cao độ từ 15m đến 200m (khu vực núi Thoong); vùng núi cao: có cao độ từ 100m đến 800m (khu vực núi Bé thuộc địa phận xã Nam Phƣơng Tiến). Theo Nghị định 62/1999/NĐ-CP ngày 31/07/1999, khu vực Hữu Bùi của Chƣơng Mỹ bao gồm khu đô thị vệ tinh Xuân Mai đƣợc xác định là vùng ngập lụt khi phân lũ sông Hồng vào sông Đáy để bảo vệ nội thành Hà Nội. Do đó khu vực Xuân Mai là một trong những khu vực nhiều năm bị ngập và chịu ảnh hƣởng do ngập lụt lớn nhất trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI THOÁT LŨ TRONG QUY HOẠCH ĐÔ

THỊ VỆ TINH XUÂN MAI, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)