Cơ sở tích hợp hành lang xanh với hành lang thoát lũ trong Quy hoạch đô thị vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 57 - 60)

1.3.1 .Kinh nghiệm về tích hợp Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị trên thế giới

2.3. Cơ sở thực tiễn cho tích hợp vấn đề Biến đổi khí hậu và thoát lũ trong quy hoạch khu

2.3.3. Cơ sở tích hợp hành lang xanh với hành lang thoát lũ trong Quy hoạch đô thị vệ

ở khu vực đồng Bằng Bắc Bộ, là một trong những khu vực nhạy cảm lớn nhất đối với biến đổi khí hậu cùng với mạng lƣới thuỷ văn sông Tích, sông Bùi, sông Đáy dày đặc sẽ khiến cho việc thích nghi và ứng phó với BĐKH trở nên ngày càng khó khăn hơn. Cùng với đó, định hƣớng quy hoạch chƣa đặt vấn đề môi trƣờng nói chung và BĐKH nói riêng để tính toán các chỉ tiêu quy hoạch. Việc quy hoạch chủ yếu còn dựa trên các quy chuẩn riêng đối với ngành quy hoạch mà chƣa xét đến những dự tính thay đổi về khí hậu, thời tiết kéo theo những tác động tiêu cực và tạo ra cho quy hoạch những vấn đề cấp thiết cần phải tính toán và xử lý để công cụ quy hoạch đạt đƣợc hiệu quả cao.

2.3.3. Cơ sở tích hợp hành lang xanh với hành lang thoát lũ trong Quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội. đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.

Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã đƣợc phê duyệt năm 2011 với việc mở rộng thủ đô chủ yếu về phía Tây, thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Một trong những nét mới của đồ án là việc thiết lập hành lang thoát lũ, hành lang xanh, vành đai đan xen và bao bọc đô thị.

Hành lang xanh (green corridoor) là các không gian mở, công viên cây xanh, đất nông nghiệp hoặc các khu vực tự nhiên đƣợc hình thành dƣới dạng dải đan xen bên trong hoặc bao bọc bên ngoài đô thị vì các mục đích bảo tồn môi trƣờng và cảnh quan. Theo chức năng có nhiều mô hình phát triển bên trong nhƣ: Đất nông nghiệp và các

khu dân cƣ nông nghiệp, khu vực nhà vƣờn mật độ xây dựng thấp, vƣờn cuối tuần cho ngƣời dân đô thị, các khu du lịch, thể thao, vui chơi giải trí, khu nhà biệt thự mật độ thấp, rừng tự nhiên hoặc rừng bảo tồn. Trong khu vực hành lang xanh bao gồm khu vực cảnh quan đặc thù, và các khu vực nông thôn đã đƣợc phân vùng và phân khu là cơ sở để triển khai các quy hoạch phân khu và chi tiết theo luật định (theo bản đồ phân vùng kiểm soát).

Việc hình thành thêm hệ thống hành lang xanh cho các đô thị lớn với các dạng khác nhau là rất cần thiết và đã áp dụng thành công cho nhiều khu đô thị lớn trên thế giới. Hành lang xanh tạo nên những giới hạn của sự phát triển đô thị, tránh việc mở rộng lan toả tự phát, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và tạo lập môi trƣờng sống tốt cho đô thị, nhất là các khu đô thị lớn. Để tạo đƣợc lợi ích tổng thể cho đô thị, các mục tiêu đặt ra cho hành lang xanh là:

1) Là thành phần quan trọng tạo lập môi trƣờng sống thiên nhiên tốt, sự phát triển bền vững của đô thị

2) Tạo ra không gian hoạt động với chức năng “xanh” đa dạng 3) Tạo ra không gian xanh có cảnh quan đẹp

4) Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống

5) Đảm bảo sự phát triển kinh tế nông nghiệp, phi nông nghiệp có hiệu quả 6) Tạo ra môi trƣờng đô thị hoá tích cực, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng động của Hà Nội trong quá trình đô thị hoá.

Các khu vực chức năng có thể hình thành trong hành lang xanh:

Khu vực xanh tự nhiên: sông hồ hiện trạng và hệ thống hồ, cây xanh có thể bổ sung mới

Khu vực làng xã, điểm dân cƣ nông thôn với các chức năng hỗn hợp, ở, sản xuất tiểu thủ công, dịch vụ

Khu vực đồng ruộng: sản xuất nông nghiệp phƣơng thức cũ và mới

Khu vực thể thao, vui chơi, giải trí, điểm du lịch sinh thái, nhà vƣờn, khu biệt thự vƣờn [5]

Với các mục tiêu và chức năng của hành lang xanh, có thể thấy đƣợc rằng nếu quy hoạch hƣớng đến đúng các mục tiêu chức năng đó, hành lang xanh sẽ đóng vai trò quan trọng đối với quy hoạch đô thị và quy hoạch thoát lũ cho khu vực nghiên cứu

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày

26/7/2011 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011: Với định hƣớng phát triển 2 đô thị Xuân Mai, Chúc Sơn và phần lớn diện tích nằm trong khu vực hành lang thoát lũ. Các khu vực phát triển đô thị và nông thôn đều nằm trong các vùng có kiểm soát phát triển đặc thù kết hợp với bảo tồn các giá trị hiện hữu. Các khu vực nằm trong hành lang thoát lũ của sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và đặc biệt lũ ngang từ Hòa Bình có kiểm soát đặc biệt để đảm bảo an toàn cho ngƣời dân kết hợp với khai thác phát triển cho các hoạt động du lịch.

Hình 2.11. Ranh giới hành lang thoát lũ huyện Chƣơng Mỹ [13]

Đối với phần diện tích thuộc khu vực hành lang thoát lũ của khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, theo quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết và định hƣớng phát triển đô thị, mật độ dân số nhất là dân số khu vực nông thôn quy hoạch cao, chủ yếu phân bố đất ở nông thôn, làng xóm, đất cơ sở giáo dục, đất đô thị và đất cây xanh. Trong đó, diện tích đất quy hoạch xây dựng chiếm tới hơn 60% tổng diện tích đất trong khu vực. Việc thiết lập hành lang xanh kết hợp với hành lang thoát lũ để kiểm soát việc phát triển lan toả của đô thị sẽ giúp khu đô thị vệ tinh Xuân Mai đảm bảo đƣợc mục tiêu phát triển theo quy hoạch chung cũng nhƣ vai trò tiêu thoát lũ của huyện Chƣơng Mỹ và thành phố Hà Nội

Hình 2.12. Ranh giới Quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, khu vực nằm trong hành lang thoát lũ huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội [13]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)