Cơ sở tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 40)

1.3.1 .Kinh nghiệm về tích hợp Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị trên thế giới

2.2. Cơ sở tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân

tinh Xuân Mai, Hà Nội.

2.2.1. Cơ sở tích hợp BĐKH trong Quy hoạch phát triển đô thị

Quy hoạch đô thị cũng nằm trong bối cảnh mà những tác động của BĐKH ở địa phƣơng đang tăng lên cũng nhƣ tính biến thiên và sự không chắc chắn về khí hậu trong tƣơng lai ngày càng tăng. Theo đánh giá của IPCC, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất của BĐKH trong đó khu vực đô thị, nơi chiếm hơn 70% dân số cả nƣớc gánh chịu nhiều nguy cơ tổn thƣơng nhất

Theo định hƣớng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam, năm 2025 sẽ có 50% dân số sinh sống tại đô thị. Đô thị hoá nhanh chóng là sự chuyển đổi mạnh mẽ về dân số và thành phần lao động dẫn đến tái cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân và định hình lại cuộc sống của hàng triệu ngƣời Việt Nam. Đô thị thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhƣng cũng chính đối tƣợng chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu. Bởi vậy, công tác quy hoạch đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lƣợc thích hợp cho các đô thị nhằm ứng phó với BĐKH. Quy hoạch đô thị thành công đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi quốc gia trong chƣơng trình hành động nhằm giảm nhẹ rủi ro và ứng phó với BĐKH.

Hình 2.1. Tốc độ đô thị hoá tại Việt Nam [13]

BĐKH và mực nƣớc biển dâng sẽ làm ảnh hƣởng đến các thành phần tạo dựng nên cấu trúc không gian đô thị, đặc biệt là đô thị ven biển nhƣ ảnh hƣởng đến đặc điểm cấu trúc không gian đô thị, cấu trúc khung thiên nhiên đô thị (địa hình, địa mạo, suy giảm tài nguyên đất, nƣớc, hệ sinh thái đô thị), ảnh hƣởng đến cấu trúc không gian đô thị (khu công nghiệp, khu nhà ở, hệ thống các trung tâm…), ảnh hƣởng đến mạng lƣới công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị (ngập lụt, quá tải hệ thống xử lý nƣớc thải, thay đổi không gian cây xanh, mặt nƣớc, phá hỏng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ảnh hƣởng tới không gian ngầm đô thị…). BĐKH và nƣớc biển dâng cũng đồng thời tạo áp lực lên vấn đề di cƣ, dòng di cƣ dân từ nông thôn lên thành thị, trầm trọng hơn các vấn đề đô thị đối mặt về nhà ở, giao thông, an ninh lƣơng thực, y tế, giáo dục..

Các đô thị ở Việt Nam tập trung chủ yếu dọc theo vùng đồng bằng và duyên hải và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lƣới đô thị quốc gia. Trong khi các đô thị tập trung tại khu vực đồng bằng và ven biển có thể chịu các tác động của BĐKH nhƣ nƣớc biển dâng, bão, áp thấp, lũ lụt, xâm nhập mặn…thì các vùng đô thị vùng núi và trung du thƣờng chịu ảnh hƣởng của lũ quét, sạt lở đất, hạn hán,…. Do đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị nên khả năng dễ bị tổn thƣơng và thiệt hại kinh tế, xã hội, môi trƣờng, CSHT sẽ tiềm ẩn những nguy cơ lớn hơn và có thể tác động ở hầu hết các lĩnh vực. Các cộng đồng có khả năng dễ bị tổn thƣơng cũng đa dạng hơn do các vấn đề phức tạp hơn của đô thị.

BĐKH là một nội dung mới trong quy hoạch và các cơ chế để lồng ghép BĐKH trong quy hoạch đô thị chƣa thực sự đƣợc nhấn mạnh vai trò với các nhà chuyên môn hoặc chƣa từng đƣợc mô tả trong các thông tin phổ biến cho cộng đồng và các lĩnh vực chuyên môn. Việc lập quy hoạch từ mọi góc độ đều cần nhấn mạnh hơn những tác động của BĐKH và những nhiệm vụ nhằm giảm thiểu tác động cũng nhƣ thích ứng với tình hình BĐKH đang và sẽ diễn ra. Có bốn nội dung cơ bản:

-Xây dựng danh mục hành động. Việc xây dựng các hành động sẽ giúp giải quyết các vấn đề trọng tâm có liên quan đến tác động của BĐKH.

-Sự cần thiết hợp tác giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch các ngành trọng điểm khác.

- Các giải pháp quy hoạch đô thị nhằm cung cấp các mục tiêu chung về phát triển đô thị bao gồm tất cả các lĩnh vực, các mối liên kết trong tất cả các hoạt động của đô thị đó.

- Kiểm tra, giám sát có hệ thống để đánh giá quá trình thực hiện và có những bài học kinh nghiệm trong tƣơng lai.

2.2.2. Cơ sở tích hợp BĐKH với thoát lũ trong quy hoạch phát triển hạ tầng – thoát lũ

Thực tế cho thấy thông thƣờng các thành phố lựa chọn biện pháp công trình đƣợc thiết kế cho 02 mục đích khác nhau trong quản lý rủi ro lũ lụt, hoặc công trình bảo vệ từ sự tăng lên của các nguy cơ lũ ƣớc tính (thông qua đê bảo hộ hoặc tƣờng lũ) hoặc công trình trực tiếp đƣa nƣớc ra khỏi khu vực (bằng cách tăng công suất hệ thống thoát nƣớc với đƣờng ống, kênh rạch và lƣu vực lƣu trữ). Tuy nhiên, biện pháp công trình đã đƣợc chứng minh là không đầy đủ bởi nhiều lý do: (1) chúng đƣợc dựa trên

những dự đoán hữu hạn rủi ro mà có thể không kèm theo các phƣơng án đề phòng bất ổn do biến đổi khí hậu và sự phát triển đô thị mở rộng và không có kế hoạch, (2) rủi ro có thể đẩy xuống cả khu vực hạ lƣu nếu cấu trúc không cho phép đủ không gian chứa khối lƣợng lũ, (3) chi phí tăng cao của hệ thống thiết kế kỹ thuật và vật liệu xây dựng phức tạp. Hầu hết, tất cả các biện pháp công trình đều mới chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu thiệt hại mà không thể ngăn chặn hoàn toàn đƣợc thiệt hại. Sẽ luôn còn có những nguy cơ sót lại của lũ lụt mà cần thiết phải đƣợc quản lý bằng các biện pháp phi công trình. [22]

Quy hoạch hạ tầng đô thị là một cách tiếp cận phi công trình mà vẫn có thể khuyến khích sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên đất đai và thiên nhiên bằng cách hƣớng dẫn đầu tƣ để đảm bảo lợi ích cộng đồng từ sự phát triển. Quy hoạch hạ tầng đô thị tạo ra nhiều cơ hội để quản lý lũ lụt ở tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý rủi ro thiên tai, từ phòng chống đến tái thiết. Các biện pháp quy hoạch có thể giảm thiểu sự phát triển của ngập lụt và giảm lƣợng nƣớc chảy tràn thông qua kiểm soát phát triển và phòng ngừa nguy cơ, định tuyến và tạo không gian mở cho nỗ lực ứng phó và phục hồi tốt hơn, giảm thiểu thiệt hại từ nguy cơ lũ lụt, phù hợp với nguyên tắc phát triển đô thị và mở rộng trong vùng lũ an toàn, kể cả trong tái cấu trúc và tái định cƣ.

Một đô thị sử dụng một số công cụ quy hoạch để quản lý rủi ro lũ lụt sẽ có sự thành công ở các mức độ khác nhau. Kế hoạch về không gian cung cấp các tài liệu quan trọng để định hƣớng sử dụng đất dựa trên các đánh giá rủi ro lũ lụt, việc định hƣớng có thể đƣợc thực hiện ở các cấp quy hoạch khác nhau, từ quy hoạch chung đến quy hoạch chi tiết. Kế hoạch quy hoạch không gian chứa đựng những biện pháp quản lý nguy cơ lũ lụt là những tài liệu tham khảo quan trọng để định hƣớng sử dụng đất hợp lý, đầu tƣ hạ tầng, công trình công cộng, kiến trúc, văn hoá, môi trƣờng giúp đảm bảo rằng đầu tƣ hạ tầng cho sự phát triển đã đƣợc dựa trên đánh giá rủi ro lũ lụt.

Trong một phạm vi chấp nhận đƣợc về rủi ro lũ lụt, các biện pháp quy hoạch đô thị phải tìm cách giảm thiểu tối đa thiệt hại về ngƣời và tài sản trong khi đó phải tối đa hoá lợi ích ròng từ hoạt động kinh tế và dịch vụ sinh thái tại khu vực. Sự cân bằng này cần đảm bảo đƣợc rằng các cộng đồng không chỉ tồn tại mà còn thích ứng và phát triển bất chấp sự gián đoạn từ thiên tai lũ lụt, tiếp cận cân bằng này có thể đạt đƣợc bằng cách thực hiện theo 03 nguyên tắc cơ bản:

ngăn chặn việc tạo ra những rủi ro mới có liên quan đến những vị trí nguy hiểm của cơ sở hạ tầng, kế hoạch sử dụng đất có thể hƣớng dẫn vị trí phát triển bằng nhiều cách (1) bảo vệ vùng kinh tế trọng điểm (2) rút lui khỏi vùng lũ mãn tính (3) lên kế hoạch tái định cƣ phòng ngừa và tái phát triển cho sự phát triển đô thị tại các khu vực an toàn với lũ (4) lập kế hoạch chuẩn bị cho các công trình hạ tầng quan trọng nhƣ các tuyến đƣờng sơ tán trong và ngoài vùng lũ, không gian mở cho các hoạt động cứu trợ, nơi trú ẩn cộng đồng và cơ sở vật chất trƣờng hợp khẩn cấp.

- Nguyên tắc 02: xây dựng an toàn. Quy hoạch hạ tầng đô thị phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro hiện tại và phòng ngừa rủi ro mới, cụ thể bằng cách tiếp cận phát triển “sống chung với lũ”. Có thể kiểm soát đƣợc lũ bằng cách hỗ trợ lồng ghép các cơ sở hạ tầng để tăng khả năng thoát lũ của các trục đƣờng, không gian mở, và hệ thống thuỷ văn phân tán lũ tốt hơn. Việc sử dụng hạ tầng kiên cố để giảm thiểu thiệt hại do lũ cũng là nhân tố quan trọng. Bên cạnh đó, quy hoạch vẫn phải đảm bảo đƣợc việc bảo vệ hệ sinh thái, ngăn chặn quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên trong việc tái cấu trúc.

- Nguyên tắc 03: hoạt động an toàn. Kế hoạch quy hoạch phải tính đến cả các yếu tố trong các hoạt động kinh tế, kể cả các luồng hàng hoá và dịch vụ trong lãnh thổ cụ thể, đảm bảo phát huy tối đa lợi ích từ việc phát triển kinh tế đặc trƣng địa phƣơng, dịch vụ hệ sinh thái thông qua việc đa chức năng sử dụng và đảm bảo đƣợc sự an toàn cho hệ sinh thái tự nhiên.

2.3. Cơ sở thực tiễn cho tích hợp vấn đề BĐKH và thoát lũ trong quy hoạch khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Thành phố Hà Nội

2.3.1. Cơ sở tích hợp vấn đề BĐKH và thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.

Xuân Mai nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội. Đƣợc phát triển từ thị trấn hiện hữu nằm tại điểm giao cắt của quốc lộ 6 và quốc lộ 21 tiếp giáp với thị trấn Lƣơng Sơn – Hòa Bình.

Hiện trạng khu vực chủ yếu là đất gò đồi hiệu quả khai thác thấp, theo định hƣớng phát triển sang hoạt động đô thị, công nghiệp và dịch vụ.

Theo đánh giá theo mô hình SWOT tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai

Điểm mạnh: Khu vực Xuân Mai có địa hình bán sơn địa, dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, có mật độ mặt nƣớc lớn gồm các sông Bùi, sông Tích, hồ Văn Sơn, hồ Hạnh Tiến và nhiều vùng trũng trữ nƣớc trong mùa mƣa, có núi Thoong và thuận tiện

về liên kết giao thông: có quốc lộ và đƣờng quốc lộ 21A chạy qua.

Thị trấn Xuân Mai cũ là có các công trình hành chính, thƣơng mại và hạ tầng xã hội nhƣ: y tế, thể dục thể thao, một số trƣờng đại học và khu công nghiệp, trụ sở các công ty và đô thị rải rác dọc theo quốc lộ 21A. Mặc dù quy mô các đô thị này nhỏ, nhƣng thuận lợi tạo đà phát triển đô thị giai đạn trƣớc mắt.

Điểm yếu: Cần phải cải tạo lại quỹ đất cho phát triển đô thị; Thiếu cơ sở hạ tầng xã hội và y tế; Thiếu đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội; Thiếu chiến lƣợc phát triển bền vững

Cơ hội: Xuân Mai có vị trí và vai trò quan trọng trong định hƣớng phát triển không gian của thủ đô Hà Nội kết nối với đô thị Hòa Bình và vùng phía Tây tổ quốc. Khu vực này còn nằm trong chuỗi đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc và Xuân Mai trong chùm đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý của Xuân Mai có thể phát triển đô thị năng động về kinh tế; Có thể phát triển môi trƣờng xã hội hài hòa với môi trƣờng tự nhiên; Có thể áp dụng các mô hình phát triển bền vững mới vào khu vực này; Tuyến đƣờng Hồ Chí Minh có thể tạo cơ hội thu hút đầu tƣ phát triển mới.

Nguy cơ: Mất nhiều thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng của đô thị mới; Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp và các dự án mới khác có thể hủy hoại môi trƣờng tự nhiên và các khu làng hiện hữu.

Đối với Quy hoạch chung thành phố Hà Nội, tầm nhìn phát triển đô thị Xuân Mai dựa trên mạng lƣới giao thông liên vùng QL6 và QL21 trở thành Đô thị cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối giao thông và liên kết Hà Nội với các tỉnh miền phía Bắc nhƣ Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu với mục tiêu xây dựng đô thị Xuân Mai trở thành đô thị dịch vụ và công nghiệp phía Tây Nam Hà Nội.

Hình 2.2. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị vệ tinh Xuân Mai [13]

Theo định hƣớng phát triển đô thị và không gian quy hoạch, khu đô thị vệ tinh Xuân Mai cũng tập trung dựa trên các mục tiêu chính

Xây dựng các khu đô thị mới và trung tâm đô thị Xuân Mai, lấy sông Bùi và hệ thống hồ xung quanh làm không gian kết nối thị xã Xuân Mai hiện trạng và phát triển mở rộng mới về phía Nam.

Khoanh vùng bảo tồn hệ sinh thái đặc trƣng của đô thị Xuân mai nhƣ: núi Thoong, sông Bùi …, kết hợp phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.

Xây dựng cụm công nghiệp, gắn với các tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và các dịch vụ công nghiệp.

Phát triển các trung tâm dịch vụ thƣơng mại, chợ đầu mối nối kết Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc đất nƣớc Xây dựng các khu, cụm trƣờng đại học quy mô từ 500ha ƣu tiên các ngành nghề sƣ phạm, đa ngành.

- ch c không gian ki n tr c c nh quan

Xây dựng đô thị Xuân Mai dựa trên mạng lƣới giao thông liên vùng QL6 và QL21, lấy sông Bùi và hệ thống hồ xung quanh làm không gian kết nối thị xã Xuân Mai hiện trạng và phát triển mở rộng mới về phía Nam.

Xây dựng cụm công nghiệp gắn với các tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và các dịch vụ công nghiệp.

Phát triển các dịch vụ thƣơng mại đầu mối nối kết Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc đất nƣớc.

Xây dựng các khu, cụm trƣờng đại học tập trung thu hút các trƣờng đai học – cao đẳng từ nội đô ra bên ngoài.

Lấy núi Thoong, sông Bùi là vùng cảnh quan đặc trƣng để phát triển đô thị

- u hoạch s dụng đ t đai

Tăng cƣờng xây dựng tập trung tại các khu vực đô thị để tạo nên các khu vực đô thị nén tại khu vực phía bắc – trung tâm cũ và phía nam – trung tâm mới.

Các khu vực còn lại xây dựng mềm dẻo, mật độ thấp, xen lẫn khu vực xây dựng và các khu vực đồi núi, mặt nƣớc và cây xanh, tạo nên các không gian sinh thái, thân thiện với môi trƣờng.

Phát triển cơ cấu đất hỗn hợp đa chức năng để phù hợp với nhu cầu phát triển linh hoạt, năng động của khu vực trong tƣơng lai.

Đối với định hƣớng quy hoạch phát triển, dự báo phát triển về quy mô dân số cũng đóng vai trò quan trọng để xác định quỹ đất phát triển vừa đảm vảo quỹ đất ở, vừa đảm bảo mức độ an toàn. Đối với khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, dự báo quy mô dân số năm 2030 sẽ lên đến khoảng 0,22 triệu ngƣời và khống chế tối đa 0,3 triệu ngƣời. Để đảm bảo đƣợc quy hoạch đúng trong phạm vi 3.500 – 4.500 ha và chỉ tiêu 80 - 85m2/ngƣời cũng là một vấn đề lớn đối với các cấp quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)