Ma trận đánh giá nguy cơ rủi ro do tác động của ngập lụt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 67 - 77)

Mức độ nguy hiểm của tai biến

Mức độ tổn tác động

Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Rất thấp Rất thấp Rất thấp Thấp Thấp Trung bình

Thấp Rất thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Trung bình Cao Cao

Cao Thấp Trung bình Cao Cao Rất cao

Rất cao Thấp Trung bình Cao Rất cao Rất cao

Dựa vào kết quả tính toán, vùng có diện tích bị ảnh hƣởng cao nhất cả về diện tích cũng nhƣ cấp độ ngập nặng nhất thuộc về các xã Nam Phƣơng Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ. Trong đó, xã Nam Phƣơng Tiến có diện tích bị tổn thƣơng cao nhất trong khu đô thị vệ tinh Xuân Mai.

3.1.2. Tích hợp vấn đề BĐKH với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội

Mức độ tổn thƣơng của các nhóm sử dụng đất cho thấy: nhóm sử dụng các công trình công cộng nhƣ trƣờng học, bệnh viện, nhà chống bão lũ, các khu hành chính, đƣờng giao thông ....là những khu dễ bị tổn thƣơng nhất bởi đây là những khu vực có diện tích lớn, tập trung nhiều thiết bị, máy móc. Mặt khác, lại là nơi khó khăn trong việc ứng phó khi xảy ra tai biến, khả năng ứng phó thấp và mức độ tổn thƣơng nghiêm trọng nhất. Các nhóm hiện trạng sử dụng đất khác với mức độ thiệt hại và khả năng chống chịu khác nhau đƣợc chia theo các mức độ tổn thƣơng khác nhau. Nếu nhƣ

đƣờng giao thông, nơi tập trung dân cƣ bị ngập thì ngƣời dân sẽ bị cô lập đến tổn thƣơng do ngập sẽ tăng lên rất nhiều.

Hình 3.1. Bản vẽ xác định nguy cơ ngập lụt của khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai chƣa xét đến tác động dự tính của BĐKH

Dựa vào các kịch bản BĐKH và các dự tính kết quả về nhiệt độ và lƣợng mƣa cũng nhƣ các chỉ số cơ bản của bản đồ độ sâu ngập lụt, thời gian ngập lụt, vận tốc lũ, xung lƣợng lũ tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, giai đoạn giữa thế kỷ 21 diện tích ngập lụt dựa trên kịch bản BĐKH theo quy hoạch chung 2030, định hƣớng 2050 có thể xác định đƣợc phạm vi chịu các nguy cơ ngập lụt. Từ kết quả của mô hình MIKEFLOOD, rút ra đƣợc độ sâu ngập, thời gian ngập và vận tốc ngập, từ đó tính ra đƣợc nguy cơ lũ lụt

Ngu cơ lũ = Độ sâu ngập x rọng số độ sâu ngập theo c p + hời gian ngập x rọng số thời gian ngập theo c p + Vận tốc ngập x rọng số vận tốc ngập theo c p

Đối với các khu vực có mức độ nhạy cảm cao do địa hình, có thể thấy nếu lƣợng mƣa tối đa tăng lên đột biến, hầu hết diện tích của các khu vực thuộc các xã Thuỷ Xuân Tiên, Nam Phƣơng Tiến, Hoàng Văn Thụ đều ngập hết các phần diện tích có cao độ nền <10m. Tình trạng ngập có thể kéo dài với số ngày càng nhiều lên do hệ thống hạ tầng không đáp ứng đƣợc các vùng diện tích trữ nƣớc, hệ thống sông, hồ

cũng dồn tích tối đa lƣợng nƣớc từ các khu vực có cao độ nền lớn đổ về. Các biện pháp ứng phó trong giai đoạn hiện tại ở khu đô thị vệ tinh Xuân Mai chỉ mang tính chất thời điểm nếu nhƣ không tính toán đến quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả.

Hình 3.2. Bản vẽ xác định nguy cơ ngập lụt của khu đô thị vệ tinh Xuân Mai xét đến dự tính BĐKH giữa thế kỷ theo kịch bản RCP 4.5

Xem xét vùng ảnh hƣởng do tác động của BĐKH tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội với hiện trạng quy hoạch đô thị, tình trạng quy hoạch chƣa tính toán kỹ lƣỡng đến vấn đề BĐKH hiện hữu khá rõ ràng khi các khu vực đất đô thị, đất công nghiệp, trƣờng học, hạ tầng kỹ thuật đƣợc quy hoạch thậm chí với mật độ khá lớn tại các khu vực trọng điểm chịu tác động của BĐKH trong tƣơng lai gần. Nếu nhƣ xét đến mục tiêu phát triển kinh tế, bài toán quy hoạch hiện tại có thể hoàn toàn đảm bảo, thậm chí đạt đƣợc những kết quả phát triển kinh tế nhiều hơn kế hoạch. Tuy nhiên, các mục tiêu phát triển, an sinh xã hội và môi trƣờng sẽ khó có thể xác định đƣợc các hệ quả tiêu cực xảy ra.

Hình 3.3. Bản vẽ phân vùng ảnh hƣởng do tác động của BĐKH tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội

Để quy hoạch đô thị đảm bảo đƣợc khả năng chống chịu và thích ứng với BĐKH tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội, quy hoạch và phát triển đô thị thích ứng với BĐKH cần đƣa đến cách tiếp cận đồng bộ, dài hạn để thúc đẩy phát triển đô thị, có tính đến những biến động lớn và các tình huống căng thẳng có thể xảy ra, khuyến khích áp dụng các biện pháp chủ động giảm thiểu nguy cơ. Trƣớc những tác động ngày một cực đoan, khó lƣờng của diễn biến thiên tai và BĐKH, việc xem xét lại quy hoạch đặt ra hết sức cấp bách, đảm bảo các giải pháp đƣợc thực hiện là hợp lý.

3.2. Giải pháp thích ứng BĐKH, thoát lũ với quy hoạch đô thị và hạ tầng trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội.

3.2.1. Giải pháp thích ứng với quy hoạch phân khu và quy hoạch cảnh quan

Dựa trên những phân tích về khu vực ảnh hƣởng cũng nhƣ mức độ dễ bị tổn thƣơng của khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, quy hoạch đô thị tại khu vực cần xem xét để xác định rõ đƣợc mục tiêu thoát lũ và thích ứng với BĐKH với hai nội dung chính: (1) Nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH; (2) Tận dụng những lợi ích của vị trí địa lý và môi trƣờng khí hậu để duy trì phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đối với mục tiêu giảm nhẹ tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và những thiệt hại xảy ra do lũ lụt, khu đô thị vệ tinh Xuân Mai cần có kế hoạch rõ ràng trong việc hạn chế tối đa phát triển tại các vùng có nguy cơ cao bao gồm khu vực hành lang thoát lũ thuộc huyện Chƣơng Mỹ, khu vực dọc tuyến lũ rừng ngang từ Hoà Bình đổ về. Với cao độ nền thấp, lƣợng mƣa không chỉ của riêng khu vực huyện Chƣơng Mỹ dồn tích về mà các khu vực này còn là trọng điểm của “rốn lũ” tại thành phố Hà Nội. Nếu nhƣ vẫn đặt mục tiêu quy hoạch sử dụng đất cho phát triển đô thị, hạ tầng và khu công nghiệp ở khu vực này, khi tình trạng BĐKH ngày càng tiêu cực hơn, hiện tƣợng thiên tai lũ lụt biến động ngày càng khó lƣờng hơn thì những hệ quả đối với những khu vực này là không thể lƣờng hết.

Trên cơ sở phân vùng ngập lụt và hàng lang thoát lũ của khu vực, giải pháp đƣợc đánh giá có mức độ giảm thiểu rủi ro đối với lũ lụt và BĐKH cao đó là có mục tiêu quy hoạch theo 03 cấp ngập của lũ lụt là khu vực, bao gồm

-Quy hoạch khu vực có mức độ ngập cao

-Quy hoạch khu vực có mức độ ngập trung bình -Quy hoạch khu vực có mức độ ngập thấp

Hình 3.4. Bản vẽ đề xuất quy hoạch theo mức độ ngập tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội

Việc quy hoạch theo cấp độ ngập phù hợp và rõ ràng theo tính chất và đặc trƣng của từng khu vực sẽ đảm bảo đƣợc mục tiêu chung của quy hoạch và tích hợp đƣợc mục tiêu ứng phó với lũ lụt và thiên tai.

Đối với khu vực có nguy cơ ngập lụt ở mức độ cao tại phía Bắc giáp sông Bùi, chủ yếu thuộc địa phận các xã Thuỷ Xuân Tiên, Nam Phƣơng Tiến, Hoàng Văn Thụ Thụ sẽ quy hoạch trở thành khu vực hành lang xanh, thực hiện hoàn chỉnh các chức năng của khu vực đất ngoại thị, vùng đệm an toàn, có chức năng xanh đa dạng. Đối với khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, vùng quy hoạch này không ƣu tiên cho phát triển hạ tầng đô thị và khu ở mà sẽ phù hợp cho việc bảo vệ hệ thống cảnh quan tự nhiên và cấu trúc làng xóm hiện hữu, cải tạo hệ thống cây xanh, phát triển kinh tế nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng phù hợp với mô hình nông nghiệp sinh thái, trồng cây lâu năm thích ứng lũ, các giống cây trồng nông nghiệp thích ứng lũ, nuôi trồng thuỷ hải sản. Đồng thời, khu vực hàng lang xanh sẽ đảm nhận chức năng tích trữ nƣớc trong mùa lũ khi lũ sông Bùi dâng cao và lũ rừng ngang dồn về.

Đối với khu vực có nguy cơ ngập lụt mức độ trung bình thuộc ranh giới chủ yếu tại xã Thuỷ Xuân Tiên, một phần của xã Tân Tiến và một khu vực thuộc xã Nam Phƣơng Tiến sẽ quy hoạch thành vùng vành đai xanh, đây là khu vực mang tính chất không gian mở, phân tách khu đô thị mới và khu phát triển cũ. Đối với khu vực này, để vẫn có thể đảm bảo đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế và vẫn có thể giảm thiểu các nguy cơ lũ lụt do ảnh hƣởng của thiên tai và BĐKH, mục đích sử dụng đất có thể sử dụng cho việc tạo lập không gian cho các khu vực giải trí, cây xanh, thể dục thể thao và phát triển du lịch sinh thái theo mùa dựa trên tiềm năng về vị trí, đặc điểm địa lý cũng nhƣ tiềm năng phát triển hệ thống nông nghiệp sinh thái.

Khu vực có mức độ ngập thấp sẽ đảm nhận chức năng nêm xanh, đây sẽ là khu vực cho phép phát triển đô thị thấp tầng, với mật độ thấp, hình thức kiến trúc phù hợp với các công trình hiện hữu, các khu nhà ở thích ứng với lũ lụt, ngƣời dân vẫn có thể sinh sống và vẫn đảm bảo hạn chế tối đa đƣợc các rủi ro trong điều kiện thiên tai. Khu vực này sẽ ƣu tiên cho việc phát triển các khu công nghiệp để đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế và môi trƣờng vùng đô thị. Khu vực này thuộc địa phận xã Tân Tiến, phía chân núi Thoong, có cao độ từ 12-15m.

Với các khu vực có cao độ nền lớn ở phía Nam, giáp với Hoà Bình, các vùng diện tích hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi lũ lụt sẽ phát triển theo định hƣớng quy

hoạch chi tiết đã đƣợc phê duyệt để đảm bảo diện tích nhà ở, hạ tầng theo xu thế phát triển dân số và mục tiêu kinh tế - xã hội của vùng.

Hình 3.5. Mặt cắt đề xuất quy hoạch theo cấp độ ngập tại khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội

Đối với giải pháp phân khu chức năng dựa trên dự tính về BĐKH và thiên tai lũ lụt tại khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai sẽ phát huy tối đa đƣợc hiệu quả của chính sách quy hoạch về tổ chức cảnh quan, kiểm soát quy mô công trình, phát triển đô thị dựa trên cấu trúc hiện hữu, sử dụng tối ƣu không gian xanh đồng thời phát huy những lợi thế sẵn có tại địa phƣơng, nâng cao khả năng, ƣu thế phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, những đặc điểm hạn chế của một khu đô thị ven sông cũng sẽ đƣợc khắc phục tối đa để quy hoạch đô thị có thể xây dựng một đô thị an toàn với lũ, hƣớng tới tƣơng lai hiện đại và bền vững với môi trƣờng

3.2.2. Giải pháp quy hoạch hạ tầng trong đô thị

Đối với khu đô thị Xuân Mai để chống lụt dâng cao từ các trận lũ lớn và hạn chế lũ từ Hòa Bình (lũ rừng ngang) đổ về, một số các giải pháp cần đƣợc kết hợp xử lý

Khu vực thuộc lƣu vực hồ Đồng Sƣơng là khu vực có diện tích lớn 57km2, lũ cần gom vào hồ lòng hồ trƣớc khi xả ra sông bến Gò.

Xây dựng kênh hở nằm giáp phía tây đƣờng Hồ Chí Minh để đón các trục tiêu phía Tây và đổ ra sông Bùi nhằm hạn chế lƣợng lũ từ phía tây đổ về khu vực đô thị và

dân cƣ phía đông đƣờng Hồ Chí Minh. Tuyến kênh này bắt đầu từ hồ Văn Sơn thoát về sông Bùi ở phía Bắc.

Khu vực thuộc lƣu vực hồ Văn Sơn (21km2), gom lũ vào hồ Văn Sơn trƣớc khi xả ra suối nằm sau tràn xả lũ của hồ Văn Sơn.

Nâng cấp đê Tả Tích, Tả Bùi từ cấp IV lên cấp III đảm bảo kết hợp chống lũ và kết hợp đƣờng giao thông

Quy hoạch cao độ nền phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thoát nƣớc mƣa. Nền đô thị phải đảm bảo không bị ảnh hƣởng của lũ lụt và các tác động bất lợi của thiên nhiên ( sạt lở, động đất...).

Tần suất P(%) lựa chọn tuỳ thuộc vào từng lƣu vực sao cho tuân thủ đƣợc với quy chuẩn hiện hành, mức độ quan trọng, không mâu thuẫn với các quy hoạch đã đƣợc duyệt và hài hoà với các khu vực đã xây dựng liền kề. Cụ thể:

+ Lƣu vực sông Tích, sông Bùi, sông Cà Lồ….: lựa chọn P=3%-10%

+ Đối với các sông nội đồng không có trạm theo dõi thuỷ văn: cao độ lựa chọn cao hơn cao độ ruộng từ ( 0,7-1,5) m.

Cao độ xây dựng khống chế đối với các thị trấn, dân cƣ nông thôn sẽ căn cứ vào mực nƣớc max gây úng ngập hàng năm. Thông thƣờng tôn cao hơn nền ruộng từ 0,7 đến 1,5m.

Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan, địa hình tự nhiên và phát huy tiềm năng thiên nhiên để giữ đƣợc bản sắc địa hình của mỗi vùng.

Đối với các khu vực đã có mật độ xây dựng tƣơng đối mà bị thấp không thể tôn nền, cần phải hạ thấp mực nƣớc ở miệng xả của khu vực do quy hoạch thoát nƣớc mƣa khống chế. Những công trình xây mới xen cấy tại khu vực này cần hài hoà với các công trình lân cận. Các công trình mới hoặc khi cải tạo công trình cũ nên đảm bảo nền công trình cần cao hơn nền mặt đƣờng 0,3 - 0,5m.

Những khu vực có địa hình hiện trạng tƣơng đối cao có độ dốc nền i < 10%, không bị ảnh hƣởng của lũ lụt chỉ san gạt cục bộ tạo mặt bằng, song phải đảm bảo độ dốc nền, độ dốc đƣờng theo quy chuẩn.

Những khu vực có độ dốc địa hình > 10% giải pháp san nền chính là xây dựng theo thềm bậc. Giữa các thềm xây dựng là các taluy tự nhiên hoặc nhân tạo phụ thuộc vào vị trí cụ thể. Các taluy tự nhiên sẽ đƣợc trồng các loại cỏ chống sạt lở hoặc bằng cách phủ lƣới, phun xi măng có các ô trống để trồng các loại cây cỏ leo. Các taluy nhân tạo sẽ là các tƣờng chắn với mặt ốp phù hợp với cảnh quan chung của toàn không

gian khu vực.

Độ dốc dọc của các tuyến đƣờng đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn đang hiện hành, độ dốc dọc lớn nhất:

Đƣờng phố chính cấp I,II , i ≤ 0,05; Đƣờng phố khu vực i ≤ 0,06;

Đƣờng xe tải, đƣờng xe đạp, đƣờng đi bộ: i ≤ 0,04 Đƣờng khu nhà ở, ngõ phố: i ≤0,08

Đối với các công trình xây dựng sát đê tuân thủ luật đê điều.

Khối lƣợng đất để tôn nền sẽ tùy theo từng vị trí: đối với các khu vực có địa hình đồi núi, ngoài cố gắng san gạt cân bằng tại chỗ sẽ khai thác các đồi nhỏ trong khu vực (phải đƣợc sự cho phép của sở tài nguyên –môi trƣờng), các khu vực còn lại sẽ tôn nền bằng lớp đất bóc bề mặt, đất từ đào và nạo vét kênh, hồ và cát khai thác từ sông Hồng.

Các công trình có tải trọng lớn khi xây dựng cần lƣu ý tới các điều kiện địa chất đã đƣợc cảnh báo đối với khu vực nhƣ: cần có biện pháp xử lý nền móng để chống lún sụt và trƣợt ngang; cần phải tính toán giải pháp kháng chấn ứng với cấp động đất đã đƣợc cảnh báo (xem mục 1.2- Hiện trạng môi trƣờng tự nhiên).

3.2.3. Giải pháp tổ chức thoát nước mưa trong đô thị

Đảm bảo thông thoáng các trục tiêu chính đi qua đô thị: sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi....

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nƣớc mƣa với nguyên tắc tự chảy. Các trục tiêu cấp I sẽ thoát về các hồ điều hoà, sau đó tự chảy ra các sông trục chính về mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)