Cơ sở lý luận về tích hợp biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 37 - 40)

1.3.1 .Kinh nghiệm về tích hợp Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị trên thế giới

2.1. Cơ sở lý luận về tích hợp biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị

2.1.1. Tác động biến đổi khí hậu và lũ lụt trong đô thị

Liên quan đến BĐKH, một trong những hiểm họa nghiêm trọng nhất đe dọa con ngƣời trong thế kỷ XXI, các khu vực đô thị: (i) là nơi tập trung dân cƣ, các hoạt động công nghiệp, giao thông và các nguồn thải khí gây hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân gây ra BĐKH; (ii) là nơi bị tác động mạnh bởi BĐKH, đặc biệt là các tác động đến môi trƣờng và hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội; và (iii) là khởi nguồn quan trọng của các hoạt động ứng phó với BĐKH thông qua các sáng kiến, chính sách và hành động nhằm giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo Savage (2010), tác động của BĐKH tới các khu vực đô thị cần đƣợc xem xét từ hai khía cạnh: (i) tác động trực tiếp tới môi trƣờng đô thị do các hiện tƣợng nhƣ bão và áp thấp nhiệt đới, nƣớc biển dâng, mƣa lớn và kéo dài; và (ii) tác động gián tiếp làm thay đổi các quá trình và hoạt động kinh tế-xã hội trong lòng các đô thị [22].

Lũ lụt xảy ra, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà cửa và các khu vực bị bê tông hoá ngăn chặn nƣớc mƣa thẩm thấu, tạo ra nguồn nƣớc mặt chảy tràn và ứ đọng thời gian lâu hơn, dễ dàng khiến hệ thống thoát nƣớc quá tải. Đối với các quốc gia kém phát triển và quản lý chƣa tốt, vấn đề đó sẽ khó giải quyết. Hầu hết việc thoát nƣớc ngập dựa trên hệ thống tiêu thoát và kênh mƣơng tự nhiên, thƣờng xuyên xuất hiện những công trình xây dựng ở những vị trí chặn dòng tiêu thoát. Sự yếu kém của hệ thống thoát nƣớc cũng sẽ có mối liên quan chặt chẽ đối với tất cả các vấn đề sức khoẻ, y tế, kinh tế, xã hội…trong quá trình phát triển đô thị.

Lũ lụt do mƣa nhiều xảy ra khi lƣợng mƣa vƣợt quá khả năng của hệ thống, khi các trận mƣa lớn, dữ dội xảy ra, các dòng tiêu thoát không thể đáp ứng đƣợc nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tình trạng lũ lụt ngầm cũng có thể xảy ra khi mực nƣớc lƣu trữ trong đất tăng do hậu quả của mƣa kéo dài, năng lực của các hồ chứa ngầm bị vƣợt quá mức cho phép, tình trạng lũ lụt này cũng mang tính chất địa phƣơng và do sự tƣơng tác của các yếu tố nhƣ địa chất địa phƣơng và các biến thuỷ triều. Mực nƣớc rút chậm, có thể lƣu lại tại chỗ trong một khoảng thời gian dài. Do đó, lũ lụt nhƣ

vậy có thể có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc gián đoạn trong các hoạt động sinh hoạt, giao thƣơng.

Các tác động chính của lũ lụt bao gồm:

-Tác động đến ngƣời dân và cộng đồng: lũ lụt có thể gây ra chấn thƣơng về thể chất, bệnh tật và mất mát. Nƣớc lũ sâu, chảy xiết và việc gia tăng nhanh chóng nƣớc lũ là đặc biệt nguy hiểm. Ngay cả những vùng nƣớc nông chảy ở tốc độ 2m/s cũng có thể ảnh hƣởng đến cả trẻ em và ngƣời lớn. Các nguy cơ sẽ còn tiềm ẩn hơn nếu lũ phân mảnh, có thể cuốn trôi nhiều thứ trong dòng chảy của nó. Lũ lụt diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ khiến mất cơ sở hạ tầng nhƣ trƣờng học, dịch vụ y tế, trung tâm cộng đồng và các dịch vụ công cộng khác.

-Tác động về sở hữu tài sản: Lũ lụt có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, bao gồm cả tài sản của tƣ nhân và doanh nghiệp . Nƣớc lũ có khả năng làm hỏng các hệ thống nhà cửa, kết cấu, máy móc, thiết bị, hệ thống điện và các dịch vụ kèm theo. Nông nghiệp và các cây trồng cũng bất lợi, mất mùa, hƣ hại và những thiệt hại về kinh tế là không thể tránh khỏi

-Tác động đối với cơ sở hạ tầng: giao thông, các tiện ích nhƣ điện, gas, nƣớc sinh hoạt có thể chịu các tác động bất lợi đáng kể. Ngập đƣờng khiến việc di chuyển, vận chuyển vào khu vực khó có thể xảy ra hoặc không thể tiếp cận, hạ tầng phân phối điện nƣớc sẽ bị ngƣng hoạt động và khiến tất cả các hoạt động cộng đồng bị ngƣng trệ

-Tác động đối với môi trƣờng: sạt lở, bồi lắng và các hiện tƣợng xói mòn, thiệt hại về hệ sinh thái, chất lƣợng nƣớc và môi trƣờng sống, vấn đề xử lý rác thải, ô nhiễm nguồn nƣớc và vệ sinh an toàn sau lũ, đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng trở lại cũng là những trở ngại đối với các địa phƣơng đối mặt với tình trạng này. [22]

2.1.2. Sự cần thiết và vai trò của tích hợp vấn đề BĐKH với thoát lũ vào Quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiện nay đã có những công cụ lồng ghép bảo vệ môi trƣờng thông qua công tác đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc và nghiên cứu thích ứng, giảm nhẹ rủi ro trƣớc thiên tai, lũ lụt…song những công cụ và cách tiếp cận này chƣa đủ mạnh. Đa phần đồ án quy hoạch đô thị chỉ coi mặt nƣớc đóng vai trò cảnh quan và hồ chứa tạm thời, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu vi khí hậu và tổ chức cảnh quan mà chƣa đặt thành một yếu tố có tính quyết định của đô thị. Cho tới nay, các đồ án quy hoạch đô thị ở Việt Nam hầu nhƣ đều coi việc BĐKH, đặc biệt là lũ lụt đều

nằm ngoài thời hạn nghiên cứu của đồ án vì các đồ án đều nghiên cứu đến năm 2025 – 2030, còn việc dự báo BĐKH là 50-100 năm sau. Phƣơng pháp tiếp cận đơn ngành của quy hoạch chung hiện nay khi các giải pháp thiết kế, thực hiện và quản lý đƣợc xây dựng trong sự tách biệt rõ ràng không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu mới trong bối cảnh BĐKH với các hiện tƣợng cực đoan, thất thƣờng, không chắc chắn và khó dự báo.

Trƣớc thực tế phát triển và những vấn đề còn bỏ ngỏ trong quy hoạch đô thị nhƣ trên, việc nghiên cứu lồng ghép BĐKH vào quy hoạch đô thị là rất cần thiết nhằm hỗ trợ và cung cấp các thông tin về những mô hình quy hoạch, phát triển đô thị phù hợp cho các nhà lập chính sách, ra quyết định cũng nhƣ các nhà quy hoạch trong bối cảnh BĐKH hiện nay và tƣơng lai.

Các hoạt động phát triển KT-XH là nguyên nhân dẫn đến BĐKH thông qua sự gia tăng phát thải các khí nhà kính và gia tăng rủi ro của nền kinh tế cũng nhƣ xã hội trƣớc BĐKH. Tích hợp vấn đề BĐKH đƣợc đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị quốc tế về phát triển bền vững năm 2002. Ý tƣởng tích hợp xuất phát từ quan điểm thực hiện các biện pháp ứng phó và cải thiện mức sống sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thƣơng của con ngƣời trƣớc các tác động của BĐKH. Các chính sách tích hợp vấn đề BĐKH truyền thống thƣờng gắn các biện pháp giảm nhẹ BĐKH với lĩnh vực năng lƣợng do phát thải nhiều khí nhà kính. Các biện pháp thích ứng truyền thống thƣờng dựa vào công trình nhƣ hệ thống đập, hệ thống cảnh báo, hệ thống tƣới tiêu [25].

Sự hài hòa giữa phát triển và ứng phó với BĐKH đã nhận đƣợc nhiều ủng hộ từ Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC), cụ thể là Điều 4.1 Công ƣớc yêu cầu các bên tham gia Công ƣớc khung đƣa vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển quốc gia và ngành [26]. Tích hợp vấn đề BĐKH đƣợc coi là yếu tố quan trọng để thiết kế một chính sách hiệu quả nhằm đạt đƣợc cả lợi ích kinh tế và ứng phó với BĐKH

Tích hợp vấn đề khí hậu đã đƣợc xác định có 3 vai trò chính: (1) Kiểm soát nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển;

(2) Thích ứng với các tác động bất lợi của khí hậu và tận dụng các cơ hội; (3) Xác định các vấn đề phát triển phù hợp.

Tích hợp nhằm đƣa các chính sách và biện pháp ứng phó với BĐKH vào quy hoạch phát triển, kế hoạch ngành và quá trình ra quyết định để đảm bảo tính bền vững, lâu dài của các đầu tƣ và giảm sự nhạy cảm của các hoạt động phát triển trong điều kiện khí hậu hiện tại và tƣơng lai. Tích hợp từ lâu đã đƣợc coi là biện pháp có hiệu quả

trong việc dung hoà các vấn đề thƣờng nảy sinh mâu thuẫn nhƣ tích hợp vấn đề giới trong chính sách phát triển. Tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính và con ngƣời hơn việc chỉ thực hiện các biện pháp ứng phó với BĐKH một cách độc lập, tách rời với các hoạt động phát triển. Việc lƣờng trƣớc các vấn đề BĐKH, các tác động có thể xảy ra trong tƣơng lai trong quá trình quy hoạch sẽ làm giảm bớt các chi phí để xử lý hậu quả của các tác động. Do đó, tích hợp vấn đề BĐKH vào các chính sách liên quan, tác động phân tích nghiên cứu từ bƣớc đầu khi lập các dự án quy hoạch nhằm giảm thiểu tối đa các ảnh hƣởng của BĐKH khi đô thị đã đƣợc hình thành.

Việc xem xét khả năng quy hoạch đô thị có khả năng thích ứng với BĐKH trong tƣơng lai hay không, BĐKH có ảnh hƣởng đến việc thực hiện thành công quy hoạch hay không là yếu tố vô cùng quan trọng để trên cơ sở đó xét đến rủi ro, tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc BĐKH và điều chỉnh phạm vi của quy hoạch. Một số các vấn đề cần làm rõ để đánh giá mức độ tƣơng tác giữa quy hoạch đô thị và BĐKH nhƣ sau:

1) Quy hoạch đô thị có bị ảnh hƣởng bởi BĐKH hay không? 2) Chu kỳ của quy hoạch là bao lâu?

3) Quy hoạch đô thị có ảnh hƣởng đến khả năng thích ứng hay không? 4) Quy hoạch đô thị có làm tăng tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc BĐKH hay không? 5) Quy hoạch đô thị có phù hợp với chiến lƣợc quốc gia về BĐKH không? 6) Các hoạt động phát triển của quy hoạch đô thị có nhạy cảm với BĐKH không? 7) Quy hoạch đô thị có ảnh hƣởng đến vị trí và thiết kế của các phát triển mới, cơ sở hạ tầng trọng tâm, các dịch vụ công cộng nhằm ứng phó với BĐKH không?

Trả lời khẳng định với bất kỳ câu hỏi nào cũng có thể là chỉ thị cho thấy quy hoạch đó có thể ảnh hƣởng đáng kể và dễ bị tổn thƣơng trƣớc BĐKH hay không và mức độ cần thiết của việc tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch đô thị nhƣ thế nào. [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu với thoát lũ trong quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)