Hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 40 - 43)

1.3.1 .Những nghiên cứu về hệ thực vật

4.1. Hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn

4.1.1. Thành phần các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn Phu Canh.

Với số liệu thu thập đƣợc từ các tuyến và các OTC, tôi đã thống kê đƣợc 52 loài thực vật quý hiếm thuộc 31 họ và 3 ngành thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh ở bảng 7.2 Phụ lục 3.

+ Họ Lan (Orchidaceae) có số lồi nhiều nhất là 8 lồi gồm các loài: Hài xanh (Paphiopedilum malipoense), Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii),

Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Giải thùy Sa Pa (Anoectochilus chapaensis), Kim tuyến không cựa (Anoectochilus acalcaratus), Chân trâu xanh (Nervilia aragoana), Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor).

+ Họ Dẻ (Fagaceae) có số loài nhiều thứ hai là 4 loài: Dẻ phảng (Lithocarpus cerebrinus), Dẻ gai đỏ (Castanopsis hystrix), Sồi đấu vàng (Quercus chrysocalyx), Dẻ cau (Quercus chrysocalyx).

+ Họ tiết dê (Menispermaceae) có số lồi nhiều thứ hai là 4 lồi: Củ gió (Tinospora sagittata Gagnep), Củ dòm (Stephania dielsiana), Hồng đằng (Fibraurea tinctoria), Bình vơi (Stephania rotunda).

+ Và một số họ có 1,2 đến 3 loài nhƣ: Họ trúc đào (Apocynaceae), Họ ráy (Araceae), Họ nguyệt quế (Lauraceae), …….

Từ đó ta có thể thấy rằng các loài thực vật quý hiếm của Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh còn tƣơng đối phong phú cần đƣợc bảo vệ.

4.1.2. Mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm

Để đánh giá hiện trạng bảo tồn của các loài thực vật quý hiếm tại khu BTTN Phu Canh, tôi đã tham khảo Sách đỏ Việt Nam ( Phần II: Thực vật, 2007), Danh lục đỏ thế giới IUCN 2016 và nghị định 32/ 2006/NĐ – CP. Kết quả đánh giá hiện trạng đƣợc thể hiện ở bảng 7.2 phụ lục 3. Trong đó:

- 44 lồi thực vật đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) bao gồm 1 loài rất nguy cấp (CR) là Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon); 14 loài đang nguy cấp (EN), điển hình nhƣ Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Sến mật

(Madhuca pasquieri), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Thanh thiên

quỳ (Nervilia fordii), Lan kim tuyến các loại (Anoectochilus spp.), Lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), v.v và 29 loài sẽ nguy cấp (VU);

- 20 loài đƣợc xếp trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP bao gồm 6 lồi thuộc nhóm IA là Lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii); Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Kim tuyến sapa (Anoectochilus chapaensis), Kim tuyến không cựa (Anoectochilus acalcaratus), Lan hài xanh (Paphiopedilum

malipoense), Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor) và 14 lồi thuộc nhóm

IIA, nhƣ Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon), Bách xanh (Calocedrus

macrolepis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia

fagraeoides), Thiên tuế (Cycas balansae), Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii),

Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia), Trầu tiên (Asarum glabrum), Củ dòm (Stephania dielsiana), v.v.

- 14 loài đƣợc xếp trong danh luc đỏ thế giới IUCN 2016. Ở các mức độ nguy cấp, sắp nguy cấp, sắp bị đe dọa, ít quan tâm hoặc thiếu dữ liệu.

Bảng 4.1: Tỷ lệ các lồi có trong sách đỏ Việt Nam Cấp bảo tồn Số loài Tỷ lệ (%) 1 CR 1 2.72 2 EN 14 31.82 3 VU 29 65.90

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Bảng 4.2: Tỷ lệ % mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP

STT Cấp bảo tồn Số loài Tỷ lệ (%)

1 Nhóm IA 6 11.54

2 Nhóm IIA 14 26.92

Bảng 4.3: Tỷ lệ các lồi có trong sách đỏ thế giới (IUCN - 2016)

STT Cấp bảo tồn Số loài Tỷ lệ (%) 1 LC 4 7.69 2 NT 3 5.76 3 EN 3 5.76 4 VU 3 5.76 5 DD 1 1.92

6 Không thuộc IUCN 38 73.07

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)