Tài nguyên thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 36 - 37)

Đa dạng về thành phần các loài:

Theo “báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020”

KBTTN Phu Canh có tính đa dạng sinh học cao, kết quả điều tra ban đầu về đa dạng sinh học cho thấy: đã ghi nhận đƣợc 756 loài thuộc 450 chi, 143 họ, trong đó:

Ngành Thông đất – Lycopodiophyta: có 4 loài thuộc 3 chi thuộc 2 họ; Ngành Dƣơng xỉ – Polypodiophyta: có 36 loài, 22 chi, 16 họ;

Ngành Thông – Pinophyta: có 9 loài, 8 chi thuộc 4 họ; Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta;

Lớp hai lá mầm – Dicotyledones: có 607 loài, 346 chi, 97 họ;

Lớp một lá mầm – Monocotyledones: có 99 loài, 70 chi thuộc 23 họ.; Đa số các loài cây quý hiếm phân bố trong các kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới núi thấp. Trong các trạng thái thứ sinh nhân tác, đặc biệt là trong các trạng thái rừng phục hồi sau nƣơng rẫy chỉ mới gặp một số ít loài là cây tái sinh. Điều đó cho thấy tính cấp thiết cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng nói chung và thảm thực vật rừng nói riêng. Mất rừng dẫn đến mất nơi sống của loài và nguồn gen quí hiếm sẽ bị mất.

Một số loài có độ gặp nhiều, còn lại đa số có độ gặp ít, có loài chỉ gặp 1- 2 cá thể; đặc biệt có loài mọc phổ biến, thậm chí là loài cây ƣu thế trong các hệ sinh thái rừng trƣớc đây nhƣng do khai thác quá mức nên chỉ còn một vài cây gỗ còn sót lại.

Ngoài ra, đã ghi nhận đƣợc 20 họ có từ 9 loài trở lên với loài, chiếm 13,16% tổng số họ và 47,75% tổng số loài. Hệ thực vật ở KBTTN Phu Canh đã đƣợc phát hiện có 52 loài thực vật đang bị đe doạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)