Nâng cao năng lực về quản lý đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Phu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 66)

-Mục đích: Hoàn chỉnh văn bản pháp lý về đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh.

-Nội dung hoạt động:

+ Xây dựng đƣợc các tài liệu hƣớng dẫn về bảo vệ ĐDSH Khu bảo tồn.

4.6.2. Nâng cao năng lực về quản lý đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh Canh

Ban quản lý Khu bảo thiên nhiên Phu Canh thuộc vào chức năng nhiệm vụ của hạt kiểm lâm huyện Đà Bắc. Việc nâng cao năng lực về quản lý cho cán bộ công nhân viên của cơ quan là hết sức cần thiết và đƣợc thực hiện thông qua việc mở các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng các kiến thức về bảo tồn ĐDSH.

4.6.3.Nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học Khu bảo tồn

-Đối tƣợng: Mọi tầng lớp xã hội trên địa bàn Khu bảo tồn -Phƣơng pháp tổ chức thực hiện:

+ Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH bằng nhiều hình thức nhƣ: Phát tờ rơi, tờ gấp, tuyên truyền trên đài, báo chí, qua loa,…

+ Hoạt động miting, ra quân hƣởng ứng bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ ĐDSH: tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Môi trƣờng thế giới 5/6, ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 bằng các hành chính diễu hành tuyên truyền cổ động, ra quân thu lƣợm rác, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…

4.6.4.Chính sách kinh tế

Ngƣời dân của các thôn nằm trong Khu bảo tồn chủ yếu sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng là nhiều, vì vậy cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải có chính

sách hỗ trợ nâng cao đời sống cho ngƣời dân bao gồm cả biện pháp phát triển dân số bền vững; lập kế hoạch sử dụng tài nguyên bao gồm cả khoanh vùng sử dụng, đóng cột mốc; hỗ trợ các hộ xây dựng bếp đun củi cải tiến tiết kiệm nhiên liệu; hỗ trợ phát triển; nâng cao đời sống và sinh kế của ngƣời dân; cần có chính sách phù hợp hơn với đối tƣợng là vƣờn rừng, đƣa ra những cây trồng có thể thay thế gỗ tự nhiên cho ngƣời dân trồng; hỗ trợ các nguồn kinh phí từ tỉnh và tiến hành rà soát, tổ chức đóng cọc mốc xác định ranh giới Khu bảo tồn trên bản đồ và ngoài thực địa; phát triển vƣờn rừng cho những hộ đã đƣợc giao rừng, trồng những cây có chu kỳ kinh doanh ngắn, giá trị kinh tế cao nhằm giảm sức ép vào Khu bảo tồn.

Bằng những hoạt động thiết thực hỗ trợ giúp đỡ giải quyết đói nghèo cho dân cƣ Khu bảo tồn, qua đó vận động ngƣời dân tự nguyện đem nộp các loài súng săn, cạm bẫy; từng bƣớc loại bỏ việc ngƣời dân khai thác tài nguyên trong Khu bảo tồn.

4.6.5.Bảo tồn và nhân giống

Nhằm lựa chọn và đầu tƣ công nghệ phù hợp bảo vệ ĐDSH Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh. Các cơ quan nghiên cứu cần nghiên cứu biện pháp khôi phục những giống loài bị tuyệt chủng và gia tăng quần đàn dự trữ cho những loài thực vật bị suy kiệt. Có thể áp dụng một trong hai biện pháp sau:

Bảo tồn nguyên vị (bảo tồn tại chỗ)

Bảo tồn nguyên vị là bảo tồn trong trạng thái tự nhiên, hoang dại của thảm thực vật. Cách bảo tồn này có hiệu quả cao vì các loài vẫn sinh trƣởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên của nó bằng quá trình chọn lọc tự nhiên.

Cách bảo tồn này đã đƣợc áp dụng rộng rãi nhƣ các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao đất giao rừng tới từng hộ gia đình trông giữ và bảo vệ, qua đó con ngƣời hầu nhƣ không có tác động lớn vào thảm thực vật. Tuy nhiên, trong cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của thảm thực vật

rừng rất chậm, con ngƣời không chủ động đƣợc sự phát triển của các loài cây có giá trị kinh tế.

Bảo tồn chuyển vị (Bảo tồn chuyển chỗ)

Hình thức bảo tồn này là biện pháp nhân nuôi trong vƣờn ƣơm các loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do bị khai thác quá mức hay do môi trƣờng sống bị thu hẹp. Khi cây con có khả năng sống độc lập thì mới đƣa ra trồng đại trà. Trong hình thức này, tùy từng loài cây có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

+ Nhân giống theo phƣơng pháp truyền thống (giâm hom, bằng hạt): cách này dễ làm, ít tốn kém và phù hợp với ngƣời dân.

+ Nhân giống vô tính vitro: cách này đòi hỏi phải có các phòng thí nghiệm chuyên dụng, tốn kém và phù hợp với cơ sở nghiên cứu ứng dụng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

-Hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình có giá trị bảo tồn cao với 52 loài thực vật quý hiếm đƣợc ghi nhận. 44 loài thực vật đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 14 loài trong danh lục đỏ IUCN 2016 và 20 loài trong nghị định 32CP năm 2006.

-Nghiên cứu đã xác định đƣợc tuyến Tân Pheo có nhiều loài thực vật quý hiếm đƣợc ghi nhận nhất với 37 loài đƣợc ghi nhận. Sến mật và Nghiến là hai loài có tần xuất xuất hiện nhiều nhất trong các tuyến điều tra.

-Nghiên cứu đã xác định đƣợc đặc điểm lâm học, xây dựng bản đồ phân bố cho 05 loài thực vật quý hiếm đó là loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense

(Gagnep.) Chang & Miau), Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev), Sến mật

(Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam), Lát hoa (Chukrasia tabularis A.

Juss.), Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz).

- Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và khả năng tái sinh tự nhiên cho 5 loài thực vật trên tôi thấy hiện nay tại khu BTTN Phu Canh một số loài còn có số lƣợng khá nhiều nhƣ Nghiến

(Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau) và Sến mật

(Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam), hai loài này có phân bố khá rộng,

khả năng tái sinh chồi và hạt rất tốt, số lƣợng cây tái sinh cũng nhiều nhất trong các loài nghiên cứu, không gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn loài này. Loài Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev) và loài Lát hoa (Chukrasia

tabularis A. Juss.) đƣợc phát hiện ở mức độ trung bình, phân bố rải rác trong

khu bảo tồn, hiện nay số lƣợng các cá thể của 2 loài này đang bị đe dọa vì hiện tƣợng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn đang diễn ra. Tình hình tái sinh của loài Trai lý ở mức kém tuy nhiên loài lát hoa lại đang tái sinh khá tốt. Loài còn lại là Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz). đƣợc phát hiện với

số lƣợng rất ít, có phân bố hẹp trong khu bảo tồn. Số lƣợng tái sinh của loài này là rất ít vì số lƣợng cây mẹ còn lại trong KBT là không đáng kể chỉ còn lại với rất ít. Cần đƣợc đặc biệt quan tâm chú trọng.

-Bƣớc đầu xác định đƣợc một số tác động của con ngƣời tới thực vật nói chung và các loài cây quý hiếm nói riêng tại khu vực nghiên cứu. Trong đó vẫn còn hiện tƣợng khai thác gỗ, chăn thả vật nuôi vào rừng.

- Đã đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú ý các giải pháp kỹ thuật cho những loài rất nguy cấp.

2.Kiến nghị

Do thời gian thực tập khóa luận còn hạn hẹp, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu các loài thực vật quý hiếm vì vậy mà khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều thiếu sót. Để những nghiên cứu về sau đƣợc tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau:

Để làm tốt công tác bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng của Khu bảo tồn, cần đầu tƣ thu thập đầy đủ thông tin về các loài này để làm cơ sở gây trồng.

Cần tiếp tục điều tra để thống kê đầy đủ và toàn diện về các loài cây có ích nhất là nguồn tài nguyên cây thuốc, rau ăn ở trong Khu bảo tồn phục vụ tốt công tác bảo tồn các loài thực vật có ích.

Ban quản lý KBT cần thƣờng xuyên tập huấn cho ngƣời dân những kiến thức về quản lý và bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm.

Củng cố và hoàn thiện Ban quản lý KBT, tăng cƣờng trách nhiệm và năng lực cho cán bộ. Thƣờng xuyên tuần tra, kiểm soát để có thể kịp thời xử lý những vi phạm.

Lập vƣờn thực vật để gây trồng bảo tồn, phát triển các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn ở nơi có điều kiện sinh thái phù hợp với các loài quý hiếm.

Dựa trên các kết quả điều tra các loài thực vật quý hiếm lập kế hoạch giám sát đa dạng sinh học cho khu bảo tồn theo định kỳ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Tiến Bân (1983), Danh lục thực vật Tây Nguyên, Hà Nội.

2.Bộ Lâm nghiệp (1971 – 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

3.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

4.Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ

thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận án PTS, Trƣờng Đại học Nông

nghiệp I, Hà Nội.

5.Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu thành phần loài, thành

phần dạng sống của sa van bụi ở vùng trung du Bắc Thái, Thông báo

Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 6.Lê Mộng Chân (2000), Thực vật rừng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

8.Chính phủ (2006), Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP, Nghị định quy định các

loài động, thực vật quý, hiếm cần được bảo vệ, Hà Nội.

9.Chính phủ (2013), Nghị định 160/2013/NĐ- CP, Nghị định quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý các loài thuộc danh mục quý, hiếm

được ưu tiên bảo vệ, Hà Nội.

10.Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), “Phân tích các yếu tố địa lý thực vật và dạng sống của hệ thực vật ở Vƣờn quốc gia Yokdon”, Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (số 12), tr 1108.

11.Ngô Tiến Dũng (2004), "Đa dạng hệ thực vật Vƣờn quốc gia YokĐôn",

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (số 5), tr 696 – 698

12.Ngô Tiến Dũng (2007), Tính đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Yok Đôn,

tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trƣờng Đại học

13.La Quang Độ (2011), Bài giảng Nguyên lý bảo tồn đa dạng sinh học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

14.Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III. Nxb. Trẻ, Hà Nội.

15.Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống

thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo Khoa

học Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

16.Nguyễn Thế Hƣng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả

(Quảng Ninh), Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật, Hà Nội.

17.IUCN (2016), Red List of Threatened Spepecies. <www.iucnredlist.org> 18.Lê Khả Kế (1969-1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Nxb. Nông

nghiệp, Hà Nội.

19.Phan Kế Lộc (1970), “Bƣớc đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”, Tập san Lâm nghiệp, (Số 3), tr. 16-17.

20.Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

21. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Nxb Nông nghiệp 22.Trung tâm tài nguyên Môi trƣờng (2010), Danh lục các loài thực vật Việt

Nam, tập 1,2,3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23.Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần

xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi,

Luận án Tiến Sĩ Sinh học, Trƣờng đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 24.Từ Minh Tiệp (2000), Đánh giá tính đa dạng thực vật vùng núi đá vôi,

khu vực đông bắc Vườn quốc gia Ba Bể, Luận văn Thạc sỹ khoa học

25.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội.

26.Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Đa dạng thực vật bậc cao có mạch vùng núi

cao Sa Pa, Phanxiphăng, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

27.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28.Đào Ngọc Tú (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu Bảo tồn

Thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ khoa

học lâm nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

29.Viện công nghệ khoa học Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam (Phần

thực vật), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn ngƣời dân, điều tra hiện trạng phân bố lịch sử sử dụng rừng, hình thức quản lý, các tác động, nhu cầu phát triển rừng, kinh nghiệm ngƣời dân trong phục hồi rừng)

I- Thông tin chung:

Ngƣời phỏng vấn:...

Ngày phỏng vấn: ...

Địa điểm phỏng vấn: ...

II-Thông tin cơ bản của người đƣợc phỏng vấn: Họ tên...Tuổi...Giới tính...

Dân tộc...Trình độ...Nghề nghiệp...

Số nhân khẩu...Lao động chính...

Địa chỉ: ...

III- Nội dung phỏng vấn: 1. Ông (bà) cho biết rừng có ý nghĩa quan trọng nhƣ thế nào đối với đời sống của ngƣời dân trong xã? ...

...

Hiện nay, trong xã có những loại rừng gì? Trạng thái nào chiếm chủ yếu? Rừng tự nhiên của địa phƣơng đƣợc phân bố ở những khu vực nào? ...

...

Các trạng thái rừng đó do những ai quản lý và sử dụng? Hình thức quản lý đó có hiệu quả không? Trên những trạng thái rừng đó trƣớc kia là rừng tự nhiên hay là rừng đƣợc phục hồi sau canh tác nƣơng rẫy/sau khai thác? ...

2. Hiện trạng rừng có gì thay đổi so với 10 năm trƣớc? Ông bà có dự đoán nhƣ thế nào về tƣơng lai của rừng trong 10 năm tới? ...

So với 10 năm trƣớc đây, việc tìm kiếm các loài/nguồn tài nguyên trong rừng hiện có khó hơn không? Mức độ?

... Cuộc sống của gia đình có bị thay đổi khi nguồn tài nguyên rừng bị thay đổi không? Thay đổi nhƣ thế nào?

... ... Nguồn thu nhập chính của ngƣời dân trong xã là từ những nguồn nào?

... Việc sử dụng rừng ở địa phƣơng từ trƣớc tới nay có khác nhau không? Khác nhƣ thế nào?

... Gia đình có khai thác nguồn tài nguyên gì từ rừng tự nhiên không? Nếu có, thì ông bà sử dụng/khai thác gì từ rừng tự nhiên, sử dụng/khai thác nhiều hay ít? ... Ai là những ngƣời sử dụng tài nguyên rừng thƣờng xuyên nhất? (ngƣời nghèo/ngƣời giàu? Nhóm dân tộc thiểu số? nam giới/phụ nữ? khác?) Tại sao? ... Trong các trạng thái rừng tự nhiên thì trạng thái nào bị tác động của ngƣời dân nhiều nhất? Những tác động nào là thƣờng xuyên? Tại sao? Ai tác động? Mức độ tác động? Phạm vi tác động?

... ...

Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời phỏng vấn

Phụ lục 2

Bảng 7.1: Danh mục các loài cây quý, hiếm được người dân sử dụng

TT Tên loài cây

Mục đích sử dụng Mức độ sử dụng Gia đìn h Mu a bán Sử dụng gia đình Mua bán Ít T B Nhiề u Ít T B Nhiều 1 Nghiến 4 4 1 2 1 1 2 1 2 Rau sắng 12 9 2 6 4 1 4 4 3 Trai Lý 4 4 2 2 0 1 2 1 4 Lát hoa 3 4 1 3 0 1 2 1 5 Tắc kè đá 7 1 1 3 3 1 0 0 6 Bình vôi 5 3 2 1 2 1 1 1 8 Đảng sâm 4 2 1 2 1 0 2 0

10 Kim tuyến đá vôi 0 6 0 0 0 0 3 3

14 Củ dòm 3 0 1 1 1 0 0 0

15 Gội nếp 3 0 1 2 0 0 0 0

16 Ngũ gia bì gai 3 0 1 2 0 0 0 0

17 Song mật 3 0 1 1 1 0 0 0

19 Thanh thiên quỳ 3 0 0 1 2 0 0 0

21 Bổ béo đen 2 1 1 1 0 0 1 0

28 Giảo cổ lam 8 3 1 5 2 2 1 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)