Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 38)

3.3.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư

KBTTN Phu Canh nằm trong khu vực 4 xã gồm 3 dân tộc chính là: Dân tộc Tày có 9.565 ngƣời, chiếm 85,34 %; Dân tộc Mƣờng có 467 ngƣời, chiếm 4,16%; Dân tộc Dao có 1.062 ngƣời chiếm 9,47 % và Dân Tộc Kinh có 93 ngƣời chiếm 0,83 %

Bảng 3.1. Thành phần dân tộc các xã trong Khu bảo tồn

Thôn

Tổng số hộ

Tổng dân số

Dân số chia theo dân tộc (ngƣời) Tày Mƣờng Dao Kinh

Tân Pheo 7 845 3.527 2.668 191 569 79 Đồng Chum 9 621 2.871 2.778 84 0 9 Đoàn Kết 6 632 2.693 2.200 0 493 Đồng Ruộng 6 508 2.116 1.919 192 0 5 Tổng cộng 28 2.606 11.207 9.565 467 1.062 93

- Dân số: Trong 4 xã có 2.606 hộ với 11.207 nhân khẩu cƣ trú trong 28

xóm, bản chiếm 22,25% nhân khẩu toàn huyện, trong đó nhân khẩu nông nghiệp 10.927 ngƣời chiếm 97,5%, nhân khẩu phi nông nghiệp 280 ngƣời

(chủ yếu là giáo viên, nhân viên y tế) chiếm 2,5 % tỷ lệ tăng dân số hàng năm ƣớc tính 1,3%.

- Lao động: Toàn vùng có tổng số lao động 5.529 ngƣời trong đó: Lao

động nông nghiệp có 5.317 ngƣời (chiếm 96,1 tổng số lao động), Lao động phi nông nghiệp có 212 ngƣời (chiếm 3,9 tổng số lao động).

- Những vấn đề về giới: Phụ nữ quanh Khu bảo tồn còn nhiều hạn chế

trong việc tham gia công tác bảo vệ rừng do họ bận rộn quá nhiều công việc gia đình, chăm sóc rừng trồng theo các chƣơng trình dự án.

3.3.2. Giáo dục

4 xã trong Khu bảo tồn đều có đủ 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở, với các phòng học kiên cố đƣợc xây dựng từ nguồn vốn của chƣơng trình 135 của Chính phủ và dự án WB. Tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học (từ 6 – 14 tuổi) là 3.540 em. Đội ngũ giáo viên thƣờng là các thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và một số huyện miền xuôi lên công tác. Nhƣng do còn thiếu thốn về chỗ ở, thiếu tình cảm và ít đƣợc sinh hoạt văn hoá văn nghệ, do đó các thầy cô giáo chƣa thật sự yên tâm công tác và hạn chế khả năng phấn đấu chuyên môn của các thầy cô giáo.

3.3.3. Đời sống văn hóa xã hội

Sinh kế chính của nhân dân trong 4 xã là sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do đất nông nghiệp rất ít, năng suất không cao, bình quân lƣơng thực chỉ đạt 60,4 kg/ngƣời/năm. Rừng tự nhiên còn lại phần lớn là rừng gỗ đƣợc quy hoạch là rừng phòng hộ chủ yếu và không đƣợc khai thác. Các ngành nghề khác phát triển chậm nên đời sống nhân dân ở đây còn rất khó khăn, thu nhập bình quân chỉ đạt 3 triệu đồng/ngƣời/năm (khoảng 160 USD).

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn

4.1.1. Thành phần các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn Phu Canh.

Với số liệu thu thập đƣợc từ các tuyến và các OTC, tôi đã thống kê đƣợc 52 loài thực vật quý hiếm thuộc 31 họ và 3 ngành thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh ở bảng 7.2 Phụ lục 3.

+ Họ Lan (Orchidaceae) có số loài nhiều nhất là 8 loài gồm các loài: Hài xanh (Paphiopedilum malipoense), Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii),

Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Giải thùy Sa Pa (Anoectochilus chapaensis), Kim tuyến không cựa (Anoectochilus acalcaratus), Chân trâu xanh (Nervilia aragoana), Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor).

+ Họ Dẻ (Fagaceae) có số loài nhiều thứ hai là 4 loài: Dẻ phảng (Lithocarpus cerebrinus), Dẻ gai đỏ (Castanopsis hystrix), Sồi đấu vàng (Quercus chrysocalyx), Dẻ cau (Quercus chrysocalyx).

+ Họ tiết dê (Menispermaceae) có số loài nhiều thứ hai là 4 loài: Củ gió (Tinospora sagittata Gagnep), Củ dòm (Stephania dielsiana), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Bình vôi (Stephania rotunda).

+ Và một số họ có 1,2 đến 3 loài nhƣ: Họ trúc đào (Apocynaceae), Họ ráy (Araceae), Họ nguyệt quế (Lauraceae), …….

Từ đó ta có thể thấy rằng các loài thực vật quý hiếm của Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh còn tƣơng đối phong phú cần đƣợc bảo vệ.

4.1.2. Mức độ nguy cấp của các loài thực vật quý hiếm

Để đánh giá hiện trạng bảo tồn của các loài thực vật quý hiếm tại khu BTTN Phu Canh, tôi đã tham khảo Sách đỏ Việt Nam ( Phần II: Thực vật, 2007), Danh lục đỏ thế giới IUCN 2016 và nghị định 32/ 2006/NĐ – CP. Kết quả đánh giá hiện trạng đƣợc thể hiện ở bảng 7.2 phụ lục 3. Trong đó:

- 44 loài thực vật đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) bao gồm 1 loài rất nguy cấp (CR) là Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon); 14 loài đang nguy cấp (EN), điển hình nhƣ Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Nghiến

(Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Sến mật

(Madhuca pasquieri), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Thanh thiên

quỳ (Nervilia fordii), Lan kim tuyến các loại (Anoectochilus spp.), Lan hài

xanh (Paphiopedilum malipoense), v.v và 29 loài sẽ nguy cấp (VU);

- 20 loài đƣợc xếp trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP bao gồm 6 loài thuộc nhóm IA là Lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii); Kim tuyến đá vôi

(Anoectochilus calcareus), Kim tuyến sapa (Anoectochilus chapaensis), Kim

tuyến không cựa (Anoectochilus acalcaratus), Lan hài xanh (Paphiopedilum

malipoense), Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor) và 14 loài thuộc nhóm

IIA, nhƣ Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon), Bách xanh (Calocedrus

macrolepis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia

fagraeoides), Thiên tuế (Cycas balansae), Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii),

Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia), Trầu tiên (Asarum glabrum), Củ

dòm (Stephania dielsiana), v.v.

- 14 loài đƣợc xếp trong danh luc đỏ thế giới IUCN 2016. Ở các mức độ nguy cấp, sắp nguy cấp, sắp bị đe dọa, ít quan tâm hoặc thiếu dữ liệu.

Bảng 4.1: Tỷ lệ các loài có trong sách đỏ Việt Nam Cấp bảo tồn Số loài Tỷ lệ (%) 1 CR 1 2.72 2 EN 14 31.82 3 VU 29 65.90

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Bảng 4.2: Tỷ lệ % mức độ nguy cấp của các loài thực vật trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP

STT Cấp bảo tồn Số loài Tỷ lệ (%)

1 Nhóm IA 6 11.54

2 Nhóm IIA 14 26.92

Bảng 4.3: Tỷ lệ các loài có trong sách đỏ thế giới (IUCN - 2016)

STT Cấp bảo tồn Số loài Tỷ lệ (%) 1 LC 4 7.69 2 NT 3 5.76 3 EN 3 5.76 4 VU 3 5.76 5 DD 1 1.92

6 Không thuộc IUCN 38 73.07

4.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học, đặc điểm phân bố, khả năng tái sinh một số loài có giá trị bảo tồn và kinh tế cao tại khu bố, khả năng tái sinh một số loài có giá trị bảo tồn và kinh tế cao tại khu vực nghiên cứu:

Trong luận văn này tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn và kinh tế cao tại khu BTTN Phu Canh nhƣ: Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau), Trai lý

(Garcinia fagraeoides A.Chev), Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J.

Lam), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), Bách xanh (Calocedrus

macrolepis Kurz).

4.2.1. Nghiến

Tên khoa học: Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau

a. Mô tả

Cây gỗ lớn, cao 30 - 35m, đƣờng kính tới 80 - 90cm. Cành non không có lông. Lá hình trứng rộng, cỡ 10 - 12 x 7 - 10cm; mép nguyên; gân bên 5 - 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 - 5cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đƣờng kính 1,5cm. Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5cm. Cánh hoa 5, dài 1,3cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 - 1,3cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đƣờng kính 1,8cm.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái học

Cây ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 - 10. Cây ƣa sáng, mọc rải rác trong rừng thƣờng xanh mƣa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dƣới 800 m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến dƣới tán rừng.

c. Đặc điểm phân bố

- Phân bố địa lý: Có mặt ở nhiều nới trong nƣớc nhƣ: Sơn La (Thuận

Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình.

- Phân bố tại khu BTTN Phu Canh: Tại khu vực nghiên cứu cây

Nghiến phân bố rất rộng chủ yếu ở độ cao trên 600m so với mực nƣớc biển. Trên 4 tuyến điều tra thì có tới 3 tuyến có xuất hiện cây Nghiến, có tới 15 cây trƣởng thành đƣợc phát hiện với đƣờng kính từ 18 – 35 cm. Phân bố của cây Nghiến tại khu vƣc nghiên cứu đƣợc thể hiện ở hình 4.2 sau:

d. Khả năng tái sinh

- Số lượng cây tái sinh: Qua kết quả điều tra thực địa cho thấy Nghiến có

thể tái sinh hạt và chồi tốt Tuy nhiên trên các tuyến điều tra tôi phát hiện chủ yếu là tái sinh bằng hạt. Song song với việc điêu tra cây trƣởng thành tôi tiến hành điều tra cây tái sinh theo tuyến, kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 4.4

Bảng 4.4: Tái sinh tự nhiên Nghiến theo tuyến

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Nghiến Hvn(cm) theo từng cấp Tổng <50 51-100 >100 Số lƣợng 4 3 6 11 4 21 Tỷ lệ (%) 100 75 28.6 52.4 19 100

Qua bảng trên cho thấy Nghiến có khả năng tái sinh khá tốt. Tuy nhiên sự sinh trƣởng và phát triển của cây Nghiến bị hạn chế do sự phát triển mạnh mẽ của thảm cây bụi và các loài thực vật khác. Hơn nữa gỗ Nghiến rất có giá trị nên những cây trƣởng thành nhiều khi bị khai thác trộm dẫn đến không có cây mẹ để tái sinh.

-Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm: Kết quả điều tra thực địa tôi thấy

có một số loài cây khác cũng đi kèm và tái sinh cùng cây gụ lau, đó là: Trai lý

(Garcinia fagraeoides), Dâu gia xoan (Allospondias lakhoensis), . . . .

- Khoảng cách tái sinh đến gốc cây mẹ: Điều tra 48 ô dạng bản xung

quanh gốc (trong tán và ngoài tán) của 6 cây mẹ trƣởng thành đang sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng, chúng tôi thống kê, tính toán các thông số cần thiết về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Nghiến (bảng 4.5)

Bảng 4.5: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Nghiến Ô nghiên cứu Tần số

xuất hiện Tỷ lệ (%) số cá thể theo chiều cao

Vị trí Số lƣợ ng Số ô có Nghiến Tỷ lệ (%) Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn > 100cm Số câ y Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Trong tán 24 6 25 10 71. 4 6 42.8 3 21.4 2 14.2 Ngoài tán 24 2 8.3 4 28. 6 2 14.2 1 7.1 0 0 Tổng 48 8 33.3 14 100 8 57 4 28.5 2 14.2

Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy Nghiến tái sinh tƣơng đối tốt trong tán còn ngoài tán cây mẹ thì phát triển kém; trong 48 ô dạng bản điều tra có 8 ô xuất hiện Nghiến tái sinh với tổng số 14 cá thể. Trong đó có 10 cá thể ở 6 ô trong tán, chiếm 71.4% và 4 cá thể ở 2 ô ngoài tán, chiếm 28.6%. Các cá thể tái sinh có sức sống trung bình (số lƣợng cây tái sinh tập trung là những cây mới qua giai đoạn cây non, kích thƣớc <50cm về chiều cao, có 4 cá thể có kích thƣớc lớn hơn 50cm về chiều cao và đặc biệt có 2 cá thể có kích thƣớc >1m về chiều cao).

e. Hiện trạng quần thể

Loài phân bố rộng và rải rác, số lƣợng cá thể không còn nhiều, tuy nhiên hiện tƣợng khai thác trộm vẫn đang đe dọa đến sự tồn tại của các cá thể trƣởng thành.

4.2.2. Trai lý

Tên khoa học:Garcinia fagraeoides A.Chev

Họ: Bứa – Clusiaceae

a. Mô tả

Cây gỗ to thƣờng xanh, cao đến 20 - 25m hay hơn nữa, đƣờng kính thân 0,7- 0,8m. Vỏ màu xám thẫm, bong từng mảng; thịt vỏ hơi hồng, có nhựa mủ vàng. Cành con gần tròn. Lá hình bầu dục dài hay hình mác ngắn, lúc non màu tím đỏ, khi trƣởng thành mặt dƣới có màu vàng lục, chất da, dài 10 - 15cm, rộng 5 - 6cm, đầu có mũi nhọn, có 5 - 7 đôi gân bậc hai nồi rõ mặt dƣới; cuống lá dài 0,5cm. Cụm hoa chùm, từ 6 -10 hoa, Quả hạch hình cầu.

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái học

Cây có mùa hoa vào tháng 4, có khi còn mùa thứ hai vào tháng 11 (huyện Na Hang, Tuyên Quang); mùa quả chín tháng 9. Hạt khó nảy mầm nên ít cây mạ và do đó tái sinh trong tự nhiên kém. Mọc rải rác trong rừng mƣa nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở độ cao không quá 900m, tốt nhất ở chân núi có tầng đất dày, màu mỡ và ẩm.

c. Đặc điểm phân bố

- Phân bố địa lý: Trai lý phân bố rộng tại Việt Nam ở các tỉnh nhƣ Bắc

Cạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Bắc Sơn : Mỏ Dẹ, Hữu Lũng : Hƣu Liên), Bắc Thái, Hòa Bình, Hà Bắc, Ninh Bình (Cúc Phƣơng), Nghệ An (Quỳ Châu)

- Phân bố tại khu BTTN Phu Canh: Tại khu vực nghiên cứu cây Trai lý

phân bố rất rộng chủ yếu ở độ cao trên 600m so với mực nƣớc biển. Trên 4 tuyến điều tra thì có tới 3 tuyến có xuất hiện cây Trai lý, chỉ có 8 cây trƣởng thành đƣợc phát hiện với đƣờng kính từ 18 – 35 cm. Phân bố của cây Trai lý tại khu vƣc nghiên cứu đƣợc thể hiện ở hình 4.4 sau:

Hình 4.4: Bản đồ phân bố cây Trai lý tại khu BTTN Phu Canh d. Khả năng tái sinh

- Số lượng cây tái sinh: Qua kết quả điều tra thực địa cho thấy trên 4

tuyến thì có 2 tuyến phát hiện đƣợc tái sinh của cây Trai lý với số lƣợng cây là 4 cây, trong đó có 3 cây có chiều cao > 1m( chiếm 58.3%), 1 cây có chiều

cao từ 0.5m - 1m (chiếm 25%). Từ kết quả trên cho thấy,khả năng tái sinh tự nhiên của cây trai lý ở khu vực nghiên cứu là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do cây mẹ bị khai thác trộm nhiều dẫn đến cây con khó phát triển.

- Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm: Tái sinh của cây Trai lý thƣờng

mọc xen Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Sấu (Dracontonelum

duperreanum), Dẻ (Castanopsis sp.)

- Khoảng cách tái sinh đến gốc cây mẹ: Vì số lƣợng cây mẹ và cây tái

sinh tại các tuyến điều tra quá ít nên chúng tôi không tiến hành lập ô dạng bản điều tra tái sinh của cây Trai lý, tuy nhiên hầu hết các cây con tái sinh đều ở trong tán cây mẹ.

e. Hiện trạng quần thể

Loài phân bố rộng và rải rác, số lƣợng cá thể còn khá ít cùng với đó hiện tƣợng khai thác trộm vẫn đang đe dọa đến sự tồn tại của các cá thể trƣởng thành.

4.2.3. Sến mật

Tên khoa học:Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam

Họ: Sến - Sapotaceae

a. Mô tả

Cây gỗ to, thƣờng xanh, có nhựa mủ trắng, cao 30m - 35m, đƣờng kính thân đến 1m. Vỏ màu nâu thẫm, dày 0,9cm, nứt ô vuông. Lá hình trứng ngƣợc hay hình bầu dục dài, dài 6cm - 16cm, rộng 2cm - 6cm, có 13 - 22 đôi gân bậc hai; cuống lá dài 1,5cm - 3,5cm. Hoa mọc chụm 2 - 3 ở nách lá, có cuống dài 1,5cm - 3,5cm. Nhị 12 - 22. Bầu hình trứng 6 - 8 ô; vòi dài 8mm - 10mm. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5cm - 3cm; hạt 1 - 5, hình bầu dục, dài 2,2cm, rộng 1,5cm - 1,8cm.

Hình 4.5: Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard)H. J. Lam)

b. Đặc điểm sinh học và sinh thái học

Cây sinh trƣởng tƣơn đối chậm. Mùa hoa tháng 1 – 3, mùa quả chín tháng 11 - 12 . Tái sinh bằng hạt và chồi.Sến mật mọc rải rác. Cây sinh trƣởng chậm, ƣa đất tốt, ẩm, tầng dày, hơi chua ở độ cao lên tới 1300m. Tái sinh bằng hạt và chồi.

c. Đặc điểm phân bố

-Phân bố địa lý: Sến mật phân bố rộng tại Việt Nam từ Bắc và miền

Trung nhƣ: Lào Cai ( Văn Bàn), Sơn la, Lạng Sơn ( Hữu Lũng), Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội (Ba Vì) , Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

- Phân bố tại khu BTTN Phu Canh: Tại khu vực nghiên cứu Sến mật

phân bố chủ yếu ở độ cao dƣới 600m so với mực nƣớc biển. Loài Sến mật phân bố rất rộng trong khu vực nghiên cứu. Trên 4 tuyến điều tra thì cả 4 tuyến đều có mặt cây Sến mật, có tới 20 cây trƣởng thành đƣợc phát hiện với đƣờng kính từ 18 – 35 cm. Phân bố của cây Sến mật tại khu vƣc nghiên cứu đƣợc thể hiện ở hình 4.6 sau:

Hình 4.6: Bản đồ phân bố cây Sến mật tại khu BTTN Phu Canh d. Khả năng tái sinh

- Số lượng cây tái sinh:Qua kết quả điều tra thực địa cho thấy Sến mật có

thể tái sinh hạt và chồi tốt, trên 3 tuyến điều tra cây sến mật . Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh tỉnh hòa bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)