Các dƣợc liệu có tần suất sử dụng cao trong các bài thuốc YHCT

Một phần của tài liệu Tổng quan về các dược liệu có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu (Trang 57 - 88)

PHẦN 2 ĐẠI CƢƠNG VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU

3.2. Các dƣợc liệu và các hợp chất có tác dụng hạ lipid máu

3.2.1. Các dƣợc liệu có tần suất sử dụng cao trong các bài thuốc YHCT

Sơn tra

Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô thu hái từ cây Bắc Sơn tra

Crataegus pinnatifida Bunge. Var. major N.E.Br. hoặc Crataegus pinnatifida

Bunge, họ Hoa hồng (Rosaceae). Ở Việt Nam, hiện nay đang khai thác với tên Sơn tra hay Chua chat, quả của hai loài cây khác nhau: cây Chua chát Malus doumeri

(Bois) Chev., hay Docynia doumeri (Bois) Schneid., và cây Táo mèo Docynia india (Mall.) Dec., cả hai cây này đều thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Sơn tra đƣợc sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tiêu thực, hoạt huyết và tán huyết ứ. Ngƣời ta cho rằng Sơn tra làm giảm lipid và Chol huyết chủ yếu là do tác dụng tiêu thực của nó, mặc dù cũng phần nào tác động lên hệ thống tim mạch [22, 251].

Sơn tra là loại thảo dƣợc phổ biến nhất để điều trị chứng bệnh tăng lipid và Chol và đƣợc quy định trong hơn 50% các bài thuốc YHCT. Trong một nghiên cứu cho thấy dịch chiết nƣớc từ Sơn tra liều uống 3,6 g/ngày trong vòng 3 tháng đã chứng minh làm giảm nồng độ CT, TG và LDL-C trong 45 tình nguyện viên tăng lipid huyết [261]. Tuy nhiên, trong thử nghiệm lâm sàng này đều không thiết kế cả giả dƣợc và nhóm chứng dƣơng. Chế độ ăn giàu Chol bổ sung 2g bột Sơn tra trong 100g thức ăn, trong 12 tuần đã chứng minh có tác dụng hạ lipid rõ rệt trên thỏ trắng New Zealand [287]. Những tác động này có thể là do liên quan đến tác dụng thải trừ các sterol dạng trung tính và dạng acid. Nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng tác dụng hạ lipid của Sơn tra có thể liên quan đến việc ức chế HMG-CoA reductase [271] và sự làm giảm hoạt động của ACAT đƣờng ruột [277]. Một nghiên cứu in vitro trên chuột đƣợc nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo sau đó cho uống dịch chiết Sơn tra 250mg/ngày trong 7 ngày chỉ ra rằng cơ chế tác động của Sơn tra có thể liên quan tới việc làm tăng nồng độ PPARα ở gan [199]. Các flavonoid và acid triterpenic có thể là các chất chính gây tác dụng của Sơn tra [277]. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khác hầu hết các flavonoid và các acid phenolic rất kém hấp thu

theo đƣờng uống [72]. Ursolic acid, một trong các acid triterpenic chủ yếu trong thực vật, đã đƣợc phát hiện có nồng độ rất thấp trong máu và các mô khi dùng theo đƣờng uống [74]. Do đó, cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá dƣợc động học của các thành phần hoạt chất của Sơn tra.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra Sơn tra có thể gây tác dụng phụ nhƣ phát ban nhẹ, nhức đầu, ra mồ hơi, chóng mặt, trống ngực, buồn ngủ, kích động và các triệu chứng tiêu hóa [216]. Những tác dụng phụ này có khả năng nghiêm trọng, tuy nhiên theo nghiên cứu thì Sơn tra có thể dung nạp tốt [83].

Hà thủ ơ đỏ

Hà thủ ô đỏ là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô Fallopia multiflora Thunb., họ Rau răm (Polygonaceae). Hà thủ ô đỏ đƣợc chế biến thành cả dạng dƣợc liệu thô và các thành phẩm thuốc. Hà thủ ơ đỏ có tác dụng dƣỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thơng tiện, làm xanh tóc. Ngồi ra, Hà thủ ơ đỏ cũng đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là một thành phần quan trọng của công thức thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh nhân tăng lipid và Chol huyết. Hà thủ ô đỏ đƣợc dùng để làm hạ lipid trong máu do có tác dụng trên đƣờng tiêu hóa hoặc sử dụng do tác dụng bổ can thận [15].

Uống dịch chiết Hà thủ ô đỏ (tƣơng ứng với 15g dƣợc liệu/ngày) trong vịng 60 ngày có tác dụng làm giảm rõ rệt nồng độ CT và mức TG và tăng nồng độ HDL-C trong huyết thanh của 50 bệnh nhân tăng lipid [141]. Tuy nhiên, trong thử nghiệm này khơng có giả dƣợc và chứng dƣơng. Trong một nghiên cứu khác với dịch chiết Hà thủ ô đỏ, chuột đƣợc nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo khi uống 100mg/kg thể trọng trong 5 tuần có tác dụng điều chỉnh lƣợng lipid [262]. Polysaccharides từ Hà thủ ô đỏ đƣợc dùng ở liều uống 50 và 200mg/kg/ngày liên tục trong 28 ngày cho thấy hạ đáng kể nồng độ CT, TG và làm tăng nồng độ HDL-C huyết tƣơng ở những con chuột đƣợc cho ăn chế độ ăn có hàm lƣợng chất béo cao. Tác dụng này có thể liên quan với các hoạt động gia tăng của cả lipoprotein lipase (LPL) và lipase gan [280]. Dƣợc liệu Hà thủ ô đỏ cũng đƣợc chứng minh là làm giảm trọng lƣợng cơ thể của chuột ni bằng thức ăn có hàm lƣợng calo cao. Nhƣ đã đƣợc xác định trong

các thử nghiệm in vitro, tác dụng này có thể liên quan đến sự ức chế enzym tổng hợp acid béo (FAS) [235]. Nhƣ đã chứng minh trong các thí nghiệm với các tế bào Bel-7402, stilbene glucoside có thể là chất có hoạt tính quan trọng của Hà thủ ơ đỏ và tham gia vào trong cả quá trình ức chế tổng hợp Chol và trong sự tăng biểu hiện của receptor lipoprotein tỉ trọng thấp (LDLR) trên mRNA [117]. Stilbene glucoside thể hiện đặc tính dƣợc động học rõ ràng trong huyết tƣơng, gan, và phổi mô của chuột theo đƣờng uống [177], cung cấp một cơ sở hóa học hợp lý trong các nghiên cứu dƣợc lý in vivo và in vitro. Trong dƣợc liệu Hà thủ ô đỏ cũng chứa cả aloe- emodin, rhein, emodin, chrysophanol và physcion, và cùng các chất hóa học khác [247]. Các thành phần anthraquinone này có tác dụng tẩy xổ và có thể ức chế hấp thu lipid hay Chol tại ruột non.

Dƣợc liệu Hà thủ ơ đỏ khơng có tác dụng phụ gì đáng kể, tuy nhiên, các báo cáo lâm sàng đã cho thấy rằng Hà thủ ơ đỏ có thể gây ngộ độc gan sau khi điều trị dài ngày [285]. Ngoài ra Hà thủ ơ đỏ cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và các phản ứng dị ứng [257].

Trạch tả

Trạch tả là thân rễ phơi hay sấy khô thu hái từ cây trạch tả Alisma orientale

(Sam.) Juzep., họ Trạch tả (Alismataceae). Trạch tả có tác dụng trục thủy đình trệ và lợi nhiệt ở bàng quang. Trạch tả có tác dụng hạ lipid huyết chủ yếu bằng cách tác động vào hệ tiết niệu. Dƣợc liệu Trạch tả cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các công thức thuốc cổ truyền nhƣ là một thành phần quan trọng cho điều trị bệnh nhân tăng lipid huyết [15].

Trong một nghiên cứu khi cho uống dịch chiết cồn từ Trạch tả (tƣơng ứng với 6g dƣợc liệu/kg/ngày trong 2 tuần) làm giảm đáng kể nồng độ TG và CT trong huyết thanh của những con chuột đƣợc nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo [275]. Một thí nghiệm sử dụng nƣớc sắc từ Trạch tả cho uống với liều tƣơng đƣơng với 4,05, 8,1 và 16,2g dƣợc liệu/kg/ngày liên tục trong 30 ngày có tác dụng làm giảm lipid của chuột Wistar nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo [290]. Các cơ chế tác dụng của Trạch tả có thể liên quan đến sự ức chế hấp thu lipid tại ruột, thúc đẩy quá

trình trao đổi chất lipid và ức chế tổng hợp lipid [165]. Các triterpenes là các hoạt chất chính gây nên các tác dụng này. Các polysaccharides từ Trạch tả cũng thể hiện tác dụng hạ lipid huyết của những con chuột đƣợc nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo [165]. Tác dụng phụ của dƣợc liệu Trạch tả là gây ảnh hƣởng đến nhiễm độc gan và thận khi dùng quá liều.

Thảo quyết minh

Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Thảo quyết minh còn gọi là Quyết minh, Muồng (Senna tora (L.) Roxb.; Syn. Cassia tora L.), họ Đậu (Fabaceae). Thảo

quyết minh có tác dụng tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Dƣợc liệu này có tác dụng hạ lipid huyết chủ yếu thơng qua hệ thống tiêu hóa [15].

Trong một thí nghiệm khi cho uống siro Thảo quyết minh (tƣơng ứng với 45g dƣợc liệu/ngày) sau 2 tháng thấy có tác dụng đáng kể làm hạ nồng độ CT, TG và LDL-C trong huyết thanh của 48 bệnh nhân bị tăng lipid huyết [242]. Tác dụng này đƣợc so sánh với chứng dƣơng Clofibrate. Tuy nhiên, trong thử nghiệm này đã không sử dụng giả dƣợc trong nghiên cứu. Một thử nghiệm dƣợc lý khi cho uống bột Thảo quyết minh (tƣơng đƣơng với 1 và 4g/kg/ngày) trong 15 ngày thấy có tác dụng hạ thấp nồng độ lipid trong chuột SD đƣợc nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo [166]. Các cơ chế của Thảo quyết minh làm giảm nồng độ lipid trong máu có thể liên quan đến sự ức chế tổng hợp Chol, nhƣ đã đƣợc quan sát thấy trong tế bào gan chuột in vi tro [120]. Các protein và glucosides anthraquinone là những hoạt chất của Thảo quyết minh gây nên các tác dụng hạ lipid này. Các hợp chất anthraquinone trong dƣợc liệu Thảo quyết minh gồm có aloe-emodin, rhein, emodin, chrysophanol và physcion [134]. Các hợp chất này có thể liên quan đến tác dụng nhuận tấy của Thảo quyết minh ở đƣờng tiêu hóa. Trong nghiên cứu về độc tính bán trƣờng diễn 90 ngày của Thảo quyết minh trên động vật cho thấy nên sử dụng thận trọng về liều lƣợng và chỉ định [102].

Đan sâm

Đan sâm là dƣợc liệu thu từ rễ và thân rễ của Salvia miltiorrhiza Bge., họ Hoa môi (Lamiaceae). Theo Dƣợc điển Việt Nam IV, Đan sâm vị đắng tính hàn có tác dụng hoạt huyết, thơng kinh, giảm đau, thanh tâm lƣơng huyết. Đối với những bệnh nhân tăng lipid huyết, Đan sâm đƣợc dùng để hỗ trợ cải thiện chức năng tim mạch. Hiện nay dƣợc liệu Đan sâm đƣợc sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhân bị bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác bằng cách cải thiện vi tuần hoàn, gây giãn mạch vành và ức chế hình thành thromboxane [15, 75].

Tại Trung Quốc, trong một thử nghiệm lâm sàng khi cho 92 bệnh nhân tăng huyết áp và lipid máu uống 12 viên Đan sâm (0,27 g/viên) trong 24 tuần thấy giảm đáng kể CT, TG huyết thanh, giảm tỉ lệ LDL-C và làm tăng tỉ lệ HDL-C [53] – thử nghiệm này khơng có giả dƣợc và chứng dƣơng. Một thử nghiệm dƣợc lý dùng dịch chiết của Đan sâm liều uống 50, 100 và 150 mg/kg/ngày trong 4 tuần có tác dụng làm giảm phần lớn nồng độ CT, TG và gây tăng tỉ lệ HDL-C trong huyết thanh ở chuột tăng lipid huyết. Những tác động này có thể đƣợc giải thích là do Đan sâm đóng vai trị nhƣ một đồng chủ vận tại vị trí receptor X alpha ở gan (LXRα) [129]. Đan sâm cũng có tác dụng ức chế giải phóng ApoB và TG trong tế bào HepG2 [135]. Tanshinone IIA có thể là một trong các thành phần hoạt chất chính của Đan sâm. Tuy nhiên, tanshinone IIA lại là một chất đƣợc hấp thu rất kém qua đƣờng uống [118]. Tiêm tanshinone IIA có thể làm tăng nồng độ máu của chất này, nhƣng có thể gây ra một số tác động bất lợi nhƣ các phản ứng dị ứng, khó chịu đƣờng tiêu hóa, nhức đầu, ... Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng các chế phẩm có chứa Đan sâm an tồn theo đƣờng uống. Tuy nhiên, Đan sâm cũng có thể gây khó chịu vùng bụng và giảm cảm giác ngon miệng khi dùng lâu dài. Dƣợc liệu Đan sâm cũng có thể gây chảy máu nội mô khi đƣợc sử dụng kết hợp với aspirin hoặc warfarin [164].

Đại hoàng

Thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hay sấy khô của các loài Đại hoàng (Rheum palmatum L.) hoặc (Rheum officinale Baillon), hoặc giống lai

của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae). Theo Dƣợc điển Việt Nam IV, Đại hồng có tác dụng thanh trƣờng thơng tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Đại hồng có tác dụng hạ lipid chủ yếu tác động thơng qua hệ tiêu hóa [15].

Qua một nghiên cứu sử dụng dƣợc liệu Đại hoàng với liều uống 27g/ngày trong 4 tuần đã chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ CT huyết thanh, đặc biệt là tỉ lệ LDL-C, ở những bệnh nhân nam Chol máu cao [109]. Khơng có nhóm giả dƣợc và chứng dƣơng trong thử nghiệm lâm sàng này. Dịch chiết cồn từ dƣợc liệu Đại hoàng với liều uống là 1,4, 4,2 và 12,6g/ngày với thỏ trong 10 tuần thấy làm giảm tỉ lệ CT và LDL-C, làm tăng tỉ lệ HDL-C; làm giảm thối hóa chất béo ở gan và có tác dụng bảo vệ chức năng gan ở thỏ đƣợc nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo [264]. Dịch chiết nƣớc của Đại hoàng với liều 150 và 300 mg/kg thể trọng đã chứng minh có tác dụng ức chế sự tăng lipid huyết với chuột nuôi bằng thức ăn giàu chất béo, rất có thể bằng cách thúc đẩy tiêu hóa [259]. Aloe-emodin, emodin, chrysophanol và physcion là những hoạt chất chính của Đại hồng và rhein có thể là chất mang hoạt tính hạ lipid [103]. Các hợp chất này có thể gây nhuận tràng nhẹ trên đƣờng tiêu hóa. Các cơ chế hạ lipid Đại hồng có thể đƣợc giải thích bằng việc tăng sử dụng các PPAR-α ở cơ đối với những chuột đƣợc nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo [115]. Hơn nữa, anthraquinon có thể đi vào hệ thống tuần hồn và có thể phát huy tác dụng hệ thống trong toàn cơ thể.

Việc sử dụng q liều Đại hồng có thể gây ra tác dụng phụ, nhƣ nôn mửa, nhức đầu, tiêu chảy và đau bụng. Hơn nữa, việc sử dụng dài ngày dƣợc liệu và các chế phẩm chứa Đại hồng có thể gây táo bón thứ phát, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, giảm hấp thu một số chất đƣờng ruột và các tác động gây hại khác [167].

Lá Sen

Liên diệp (lá sen) là lá khô của cây sen Nelumbo nucifera Gaertn., họ Súng

(Nymphaeaceae). Theo Dƣợc điển Việt Nam IV, Lá sen có tác dụng giải thử, kiện tỳ, lƣơng huyết, chỉ huyết. Ngƣời ta cho rằng Lá sen có tác dụng chủ yếu bằng cách cải thiện hoạt động tim mạch [15].

Trong một nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ Lá sen với liều uống 6,6 g/ngày dùng liên tục trong 40 ngày giảm đáng kể CT, TG huyết thanh; giảm tỉ lệ LDL-C và gây tăng tỉ lệ HDL-C trong 31 bệnh nhân lipid huyết cao [114]. Thử nghiệm lâm sàng này có mặt giả dƣợc nhƣng khơng thiết kế nhóm chứng dƣơng.

Khi cho chuột uống dịch chiết nƣớc từ Lá sen với liều uống 400 mg/kg CT/ngày trong 6 tuần đã chứng minh có tác dụng giảm CT, TG huyết thanh và giảm tỉ lệ LDL-C [89]. Một chế độ ăn giàu chất béo, cho thêm 1-2% dịch chiết nƣớc lá sen có tác dụng đáng kể làm giảm nồng độ lipid trong máu ở chuột đồng so với một chế độ ăn uống nhiều chất béo khi không dùng thuốc [172].

Nhƣ trong các báo cáo, trong gan của những con chuột đƣợc nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo, cơ chế tác dụng của lá sen có thể đƣợc liên hệ với tác dụng ức chế FAS, acetyl-CoA carboxylase và HMG-CoA reductase [255]. Các alkaloids và flavonoids toàn phần trong lá sen có thể là các hoạt chất chính của dƣợc liệu này [294]. Khơng có tác dụng phụ đáng kể của lá sen đã đƣợc báo cáo.

Nhân trần bắc

Nhân trần bắc là dƣợc liệu đƣợc thu hái từ phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Artemisia scoparia Waldst. et Kit hoặc Artemisia capillaris Thumb., họ

Cúc (Asteraceae). Phân biệt với nhân trần đƣợc sử dụng ở Việt Nam là thân, cành mang lá và hoa của cây Nhân trần Adenosma caeruleum R. Br., họ Huyền sâm

(Scrophulariaceae). Theo Dƣợc điển Việt Nam IV, Nhân trần bắc có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thối hồng. Sử dụng Nhân trần bắc đối với các bệnh nhân tăng lipid huyết là do tác dụng lợi mật [15].

Thử nghiệm dƣợc lý với dịch chiết nƣớc từ Nhân trần bắc với liều uống 2,3 và 6,9 g/kg/ngày dùng trong 4 tuần đã chứng minh có tác dụng giảm đáng kể CT, TG huyết thanh; làm giảm tỉ lệ LDL-C, làm tăng tỉ lệ HDL-C trong huyết thanh chuột nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo và đƣờng [244]. Nhân trần bắc cũng hạn chế sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ. Hoạt chất p-Hydroxyacetophenone là một trong những hoạt chất quan trọng của Nhân trần bắc [284] và có khả năng thúc đẩy sự bài

tiết mật và cải thiện tiêu hóa. Nhân trần bắc có thể gây chóng mặt thống qua, nơn mửa và đầy bụng [257].

Cát căn

Cát căn là rễ củ phơi hay sấy khô của cây sắn dây Pueraria lobata (Willd.)

Một phần của tài liệu Tổng quan về các dược liệu có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu (Trang 57 - 88)