ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thảm thực vật rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 27 - 31)

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16055’ đến 17022’ vĩ độ Bắc, và từ 106º25’ đến 106º59’ độ kinh Đông; có ranh giới:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh,

- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nước Cộng hoà Dân chủNhân dân Lào,

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình HUYỆN LỆTHỦY BIỂN ĐÔNG NƯỚC CHDCND LÀO TỈNH QUẢNG TRỊ H. QUẢNG NINH

Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, Lệ Thủy cách Thành phố Đồng Hới 45 km, cách hà Nội 550km, cách Thành phố Đà Nẵng 240 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.100km. Huyện Lệ Thủy là một đoạn “khúc ruột” miền Trung, có các đường giao thông nối với 2 đầu đất nước như đường Quốc Lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), đường sắt Bắc Nam nên có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng liên kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa phương trong tỉnh, vùng Duyên hải miền Trung và với cả nước… Lệ Thủy nằm trong vùng tác động của các Khu kinh tế đang trong quá trình phát triển sôi động ở miền Trung như Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tỉnh).

3.1.2. Địa hình

Huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; có 4 dạng địa hình chính, gồm: vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển.

3.1.2.1. Vùng núi:

Địa hình vùng núi có đặc điểm là núi có độ cao trung bình từ 600– 800m, một số đỉnh có độ cao trên 1000m, vùng núi có tổng diện tích trên 74.000 ha, chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Do địa hình núi cao nằm gần biển, độ chênh cao lớn, độ chia cắt sâu mạnh, nên địa hình có độ dốc lớn. Do hoạt động tạo sơn trong thời kỳ kỷ Đề vôn-Pécmi nên trầm tích biển đã tạo nên nhiều khối núi sa phiến thạch, đá vôi gần Biên giới Việt Lào, thuộc các xã Lâm Thuỷ, Ngân Thuỷ, Kim Thuỷ. Vùng núi còn nhiều tiềm năng lớn về rừng tự nhiên có nhiều loài gỗ quý và sự đa dạng sinh học. Trong vùng núi có nhiều thung lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày.

3.1.2.2. Vùng gò đồi (trung du).

Đây là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi cao ở phía Tây với vùng đồng bằng phía Đông, gồm các dãy đồi có độ cao trung bình từ 30 –100m nằm dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Lệ Ninh, các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Dương Thủy, Thái Thủy, Sen Thuỷ. Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích đất tự nhiên. Càng về phía nam, vùng đồi càng được mở rộng. Địa hình vùng gò đồi thường có dạng úp bát, sườn thoải, nhiều cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 – 20 độ, đất đai phần lớn bị xói mòn, bạc màu. Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp dài và ngắn ngày và chăn nuôi gia súc với quy mô tương đối lớn.

4.1.2.3. Vùng đồng bằng.

Nằm kẹp giữa vùng đồi và dãy cồn cát ven biển là vùng đồng bằng. Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng (Đông - Tây) bình quân 5-7km, diện tích khoảng 20.500 ha, độ cao từ (- 1,00) - (+2,50m). Giữa vùng đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm: Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn (Phú Thuỷ) ... Vùng đồng bằng có độ cao không lớn, phổ biến từ 0,5– 2,5m nên hàng năm thường bị ngập lụt từ 2,0-3,0m và được phù sa bồi đắp nên đất đai khá màu mở. Vùng đồng bằng có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển nên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều vì vậy hay bị nhiễm mặn, chua phèn.

3.1.2.4. Vùng cát ven biển.

Vùng cát ven biển chủ yếu gồm các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao 10-30m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thành phần của đất chủ yếu là cát hạt mịn, lượng SiO2 chiếm 97-99%, độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió, dòng chảy. Vùng cát ven biển có nước ngầm khá phong phú, ngoài ra có một số bàu, đầm nước ngọt như Bàu Sen, Bàu Dum…. là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân

trong vùng. Vùng cát ven biển có tiềm năng về phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp và du lịch biển.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Huyện Lệ Thủy mang đặc trưng chế độ khí hậu Nhiệt đới gió mùa, trung bình một năm có 1.750 - 1.900 giờ nắng; Một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là: 24,6º

C, tháng giêng có nhiệt độ thấp nhất là 16,9º

C, tháng cao nhất (tháng 6) là 34,3ºC. Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.448mm – 3.000mm, lượng mưa cả năm cao nhưng phân bổ vào các tháng không đều, mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10, 11 riêng lượng mưa tháng 10, 11 chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm (từ 1.150 – 1.455 mm). Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao. Trong mùa khô thường có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái - Lào và dãy Trường Sơn bị mất độ ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt.

Khác với nhiều con sông khác ở miền Trung, sông Kiến Giang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về biển, nhưng khi đến vùng đồng bằng bị dãy cát ven biển chặn lại nên chảy về phía Bắc, gặp sông Đại Giang tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh thành sông Nhật Lệ và đổ ra biển tại cửa Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới. Nhờsông Kiến Giang uốn lợn quanh co nên nhận thêm các phụ lưu chính như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Rào Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức nên tạo ra vùng đồng bằng 2 huyện Quảng Ninh - Lệ Thủy rộng lớn, màu mỡ cùng nhiều đầm phá nước lợ với sự đa dạng sinh học cao. Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ theo mùa rõ rệt. Mùa mưa thường gây lũ lụt. Mùa khô ít mưa, vùng đất thấp ở hạ lưu sông Kiến Giang nhiễm mặn, phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thảm thực vật rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)