3.1.4 .Tài nguyên đất
3.1.5. Tài nguyên động, thực vật
3.1.5.1. Tài nguyên động vật
Kế thừa các tài liệu khảo sát của các nhà khoa học Quốc tế, Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp và trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt (Viet Nature) điều tra trong các năm 2014-2017 đã thống kê sơ bộ tại huyện Lệ Thủy có 357 loài động vật có xương sống trên cạn; trong đó: 76 loài thú, 214 loài chim và 67 bò sát ếch nhái.
Tổng số 76 loài thú đã ghi nhận có tất cả các loài thú đặc trưng cho vùng Bắc Trường Sơn đã ghi nhận được thông qua khảo sát trực tiếp hoặc kết quả bẫy ảnh có nhiều loại thú nguy cấp, quý hiếm cần phải bảo tồn như: Chà vá chân nâu, Voọc Hà Tĩnh, Vượn siki, Cu ly nhỏ, Thỏ vằn, Tê tê Java, Gấu ngựa, Mang trường sơn, Mang lớn, Saola, Sơn dương vv....
Khu hệ chim Động Châu - Khe Nước Trong thuộc huyện Lệ Thủy đặc trưng cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ. Đã điều tra được 214 loài chim ở khu vực. Ghi nhận 4 trong số 7 loài là những loài phân bố hẹp ở vùng chim đặc hữu, bao gồm các loài: Trĩ sao, Khướu mỏ dài, Chích chạch má xám và Khướu má xám. Có 06 loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải bảo vệ theo quy định Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 02 loài đang bị đe dọa ở cấp toàn cầu là Gà lôi lam mào trắng (CR) và Đuôi cụt bụng đỏ VU)...
Đã ghi nhận tổng số 67 loài (38 loài bò sát và 29 loài ếch nhái) ở khu vực. Trong đó có 15 loài đặc hữu của Việt Nam, 12 loài đặc hữu của Đông Dương và 17 loài bị đe doạ gồm 9 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 10 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2017), 06 loài ghi trong Nghị Định 06 của Chính phủ (2019) và 07 loài ghi trong các phụ lục CITES (2019)
4.1.5.1. Tài nguyên thực vật
Kết quả điều tra khu hệ thực vật tại huyện Lệ Thủy do nhóm chuyên gia thực vật của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thực hiện trong các năm
2009 - 2011 và Dự án do VietNature triển khai thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2015 đã thống kê được trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 1.030 loài, trong 599 chi thuộc 144 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Huyện Lệ Thủy có tới 87 loài mang yếu tố đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt có một số loài đặc hữu hẹp chỉ thấy ở các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ và cũng là các loài mới phát hiện cho khoa học năm 2007, đó là Mây mật
Calamus centralis, Lá nón trung Licuala centralis và Lá nón xanh lục Licuala astroviridis.