Hiện trạng thảm thực vật rừng huyện LệThủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thảm thực vật rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 37 - 42)

TT Kiểu thảm thực vật Diện tích

(ha) Tỷ lệ %

1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới 15.000 13,78 2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp 23.000 21,14 3 Kiểu phụ rừng thứ sinh sau khai thác kiệt 20.000 18,38 4 Kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi trên đất mất rừng 3.000 2,75 5 Kiểu phụ rừng phát triển trên núi đá vôi 1.300 1,19 6 Rừng trồng 38.956 35,81 7 Đất trống, cây bụi 7.541 6,95

Tổng cộng 108.797 100

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm năm 2018)

4.1.1.1. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới

Kiểu rừng này có diện tích khoảng 15.000 ha, chiếm 13,78% diện tích khu vực rà soát. Phân bố tập trung tại sườn và đỉnh núi, độ cao trên 700 m đến khoảng 1.200 m so với mực nước biển, dọc theo ranh giới giữa tỉnh Quảng Bình với huyện Hướng Hoá, Vĩnh Linh (Quảng Trị) và giáp biên giới nước CHDCND Lào. Ở vành đai này, nhiệt độ không khí trung bình giảm xuống so với vùng đất thấp, mưa nhiều và độ ẩm không khí cao. Kiểu rừng này đã bị tác động nhẹ nhưng cơ bản còn giữ được tính nguyên sinh. Độ tàn che tán rừng đạt 0,7 - 0,8. Đường kính của tầng cây gỗ từ 15 - 40 cm, chiều cao bình quân khoảng 20 m. Thực vật tạo rừng tương đối phức tạp, chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ - Fagaceae, họ Re - Lauraceae, họ Ngọc lan

- Magnoliaceae, họ Kim giao - Podocarpaceaevà nhiều họ khác. Rừng gần như không có tầng cây trội vượt tán mà thường chỉ chia thành 4 tầng, gồm tầng ưu thế sinh thái, tầng cây gỗ dưới tán rừng, tầng cây bụi, cây tái sinh và tầng cây thân thảo.

4.1.1.2. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp

Đây là kiểu rừng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có diện tích khoảng 23.000ha, chiếm 21,14% diện tích tự nhiên của huyện. Kiểu rừng này chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực. Phân bố chủ yếu ở độ cao từ 700 m trở xuống so với mực nước biển và tạo thành các mảng rừng lớn, có địa hình phức tạp và tương đối xa khu dân cư. Rừng này đã bị tác động theo kiểu khai thác chọn, nhưng tài nguyên rừng chủ yếu là rừng giàu và rừng trung bình, độ tàn che đạt trên 0,7. Thành phần thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các họ Đậu - Fabaceae, họ Xoan - Meliaceae, họ Ba manh vỏ -

Euphorbiaceae, họ Côm - Eleocaroaceae,họ Bồ hòn - Sapindaceae,cùng nhiều họ khác. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng điều kiện lập địa và vị trí cụ thể mà các nhóm loài chiếm ưu thế khác nhau. Rừng thường phân thành 5 tầng rõ rệt, gồm tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng cây gỗ dưới tán, tầng cây bụi cây gỗ tái sinh và tầng thân thảo thảm tươi.

Đây là kiểu rừng chính đóng vai trò quan trọng nhất, có giá trị bảo tồn cao và mang tính đặc trưng trong hệ sinh thái rừng của khu vực, là sinh cảnh quan trọng của hầu hết các loài thú lớn, các loài chim, bò sát ếch nhái, cũng như côn trùng trong khu vực.

4.1.1.3. Kiểu phụ rừng thứ sinh sau khai thác kiệt

Kiểu rừng này có diện tích khoảng 20.000 ha chiếm 18,38% diện tích, phân bố tập trung chủ yếu ở nghững khu vực bị khai thác qua một số luân kỳ kinh doanh rừng của Chi nhánh lâm trường Khe Giữa, Kiến Giang thuộc Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đạinên kết cấu tầng tán rừng không còn được liên tục và tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng. Thực vật khá đa dạng như: Trám - Canarium spp, Dẻ các loại - Castanopsis spp., Xoài

- Mangifera foetida, Thị - Diospyros spp., Chòi mòi - Antidesma bunius, Vạng trứng - Endospermum chinense, Lim xẹt - Peltophorum pterocarpum, Cứt ngựa - Archidendron balansae vv

4.1.1.4. Kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi trên đất mất rừng

Kiểu rừng này có diện tích nhỏ 3.000ha, chiếm 2,75% so với diện tích đất lâm nghiệp. Đây là kiểu rừng được hình thành từ nương rẫy bỏ hoang đã lâu. Thành phần thực vật tham gia tổ thành chủ yếu là Dẻ - Lithocarpus spp, Castanopsis spp., Quercus spp., Bời lời - Litseaspp., Kháo - Machilusspp., Lòng trứng - Lindera, Ba soi - Macarangaspp., Ba bét - Mallotus spp. và một số loài cây khác. Tuy rừng có kết cấu đơn giản nhưng đây cũng là sinh cảnh quan trọng của các loài chim, đặc biệt là các loài chim lớn sinh sống.

4.1.1.5.Kiểu phụ rừng phát triển trên núi đá vôi

Kiểu rừng này có diện tích nhỏ 1.300ha, chiếm 1,19% diện tích đất. Do đặc điểm địa hình dốc (phát triển trên sườn núi đá vôi) và tầng đất rất mỏng hoặc không có nên rừng không phân tầng rõ ràng. Thành phần thực vật tạo rừng cũng khá phức tạp song điển hình là các loài trong các chi: Gội -

Aglaia spp, Lát hoa - Chukrasia tabularis,Kháo-Phoebe cuneata, Sấu-

Dracontomelon duperreanum, Trai - Garcinia fragraeoides, nhiều loài Dẻ -

Lithocarpus spp. Nhóm cây bụi, thảm tươi và thực vật dưới tán không đa dạng như thảm thực vật núi đất, phân bố số lượng cá thể loài phụ thuộc nhiều đến tầng thảm mục dưới tán rừng.

Tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng kiểu rừng này đóng vai trò là sinh cảnh quan trọng của các loài linh trưởng. Chúng là nơi cư trú và kiếm ăn của các loài linh trưởng.

4.1.1.6. Rừng trồng

Rừng trồng trên địa bàn huyện Lệ Thủy có diện tích khoảng 38.956 ha, chiếm tỷ lệ 35,81%. Loài cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện là keo lai, keo tai tượng và rừng hỗn giao keo tai tượng với huỵnh. Trên vùng cát ven biển, loài cây trồng chủ yếu là phi lao.

4.1.1.7. Trảng cỏ, cây bụi có cây gỗ rải rác

Kiểu thảm thực vật này có diện tích 7.541ha, chỉ chiếm 6,95% diện tích. Đất ở đây bị bạc màu, tầng đất mỏng và cằn cỗi chỉ thích hợp đối với các loài cây bụi và cỏ như: Sim, Mua., Chè vè, Chít, Cỏ lau, Guột... Ngoài ra, còn gặp một số loài cây gỗ tái sinh như: Ba soi - Macarangaspp; Ba bét -

Mallotusspp;và một số loài cây khác.

4.1.2. Hiện trạng trữ lượng rừng tự nhiên phân theo trạng thái rừng

Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ nông nghiệp và PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng đã phân chia rừng rự nhiên theo trữ lượng gồm có các loại sau:

- Rừng giàu: Trữ lượng cây đứng lớn hơn 200m3/ha

- Rừng trung bình: Trữ lượng cây đứng từ trên 100m3/ha đến 200m3 /ha - Rừng nghèo: Trữ lượng cây đứng từ trên 50m3/ha đến 100m3

/ha - Rừng nghèo kiệt: Trữ lượng cây đứng từ trên 10m3/ha đến 50m3

/ha - Rừng chưa có trữ lượng: Trữ lượng cây đứng dưới 10m3/ha

Từ cách phân chia trên, kết quả điều tra rừng tại huyện Lệ Thủy. Phân tích xử lý dữ liệu 50 ô tiêu chuẩn đã được thực hiện cho thấy trên địa bàn huyện có các kiểu rừng tự nhiên được phân loại theo trữ lượng dưới đây.

Bảng 4.2. Hiện trạng trữ lƣợng rừng tự nhiên phân theo trạng thái rừng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

TT Kiểu thảm thực vật Diện tích

(ha) Tỷ lệ %

1 Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh giàu 15.088 24,6

2 Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh trung

bình 23.071 37,7

3 Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo 17.156 28,1

4 Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo

kiệt 3.098 5,1

5 Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh phục hồi 2.801 4,5

Tổng cộng 61.214 100

Kết quả biểu trên cho thấy: Rừng tự nhiên giàu tại huyện Lệ Thủy có 15.088 ha chiếm 24,6% diện tích rừng tự nhiên của huyện. Loại rừng này tập trung dọc theo ranh giới giữa tỉnh Quảng Bình với huyện Hướng Hoá, Vĩnh Linh (Quảng Trị) và giáp biên giới nước CHDCND Lào. Khu vực này được quản lý bảo vệ tương đối tốt, thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu và một phần của Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa quản lý.

Rừng tự nhiên trung bình hiện còn khoảng 23.071 ha chiếm 37,7%. Loại rừng này tập trung chủ yếu về phía tây của huyện Lệ Thủy. Phần lớn thuộc quản lý của Chi nhánh lâm trường Khe Giữa và một phần của Ban quản lý RPH Động Châu. Loại rừng này trước đây đưa vào kế hoạch khai thác chọn của Công ty TNHH MTV lâm công nghiệp Long Đại. Hiện nay, được đưa vào bảo vệ rừng sau khi có quyết định đóng cửa rừng tự nhiên.

Rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt: Huyện Lệ Thủy có khoảng 19.823 ha (rừng nghèo: 17.156 ha chiếm 28,1 %, rừng nghèo kiệt 3.098 ha, chiếm 5,1 %). Đây là kiểu trạng thái rừng tự nhiên sau khai thác kiệt. Loại rừng này khó có thể phục hồi thành trạng thái trung bình.

Rừng tự nhiên phục hồi: Có khoảng 2.801 ha, chiếm 4,3%. Đây là loại rừng đưa vào bảo vệ để có thể phát triển lên trạng thái tốt hơn.

4.1.3. Thành phần loài cây

4.1.3.1. Loài và cấu trúc thành phần loài thực vật

Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn trên địa bàn huyện năm 2019 và kế thừa các kết quả điều tra khu hệ thực vật tại huyện Lệ Thủy do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Dự án do VietNature triển khai thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2015 đã thống kê được trên địa bàn huyện Lệ Thủy có 1.030 loài, trong 599 chi thuộc 144 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thảm thực vật rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)