Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, huyện Lệ Thủy đã sử dụng thành quả của kết quả Kiểm kê rừng 2016 làm số liệu gốc. Dựa vào việc sử dụng ảnh vệ tinh, phần mềm cảnh báo mất rừng. Luận văn đã xác định được các biến động về diện tích, trạng thái rừng từ năm 2016 đến năm 2018 và cập nhật vào bản đồ diễn biến rừng 2018, từ đó xây dựng bản đồ hiện trạng rừng năm 2018 dưới đây.
Hình 4.4. Bản đồ hiện trạng rừng năm 2018 huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Từ dữ liệu trên bản đồ hiện trạng rừng năm 2018 ở trên, trích xuất được số liệu hiện trạng rừng năm 2018 của huyện Lệ Thủy như sau:
Bảng 4.9. Hiện trạng thảm thực vật huyện Lệ Thủy năm 2018 TT Phân loại rừng Tổng diện tích Diện tích trong quy hoạch Phòng hộ Sản xuất Ngoài quy hoạch I Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 108.797,79 106.882,18 26.717,05 80.165,13 1.915,61 1 Có rừng 100.307,82 98.608,70 25.200,05 73.408,65 1.699,12 1.1 Rừng tự nhiên 61.351,81 60.535,31 18.158,76 42.376,55 816,50 - Rừng giàu 15.088,18 15.022,13 9.347,87 5.674,26 66,05 - Rừng trung bình 23.070,86 22.871,74 2.805,26 20.066,48 199,12 - 3. Rừng nghèo 17.352,00 17.155,65 4.287,97 12.867,68 196,35 - Rừng nghèo kiệt 2.804,83 2.545,89 377,61 2.168,28 120,92 - Rừng phục hồi 3.035,94 2.801,88 1.217,36 1.584,52 234,06 1.2 Rừng trồng 38.956,01 38.073,39 7.041,29 31.032,10 882,62 2 Đất chưa có rừng 8.489,97 8.273,48 1.517,00 6.756,48 216,49 - Đất trống có
cây gỗ tái sinh 317,60 304,56 69,23 235,33 13,04 - Đất trống không có cây gỗ tái sinh 3.768,44 3.714,55 817,39 2.897,16 53,89 - Núi đá không cây 23,00 23,00 5,49 17,51 0,00 - Đất có cây nông nghiệp 802,95 701,13 55,86 645,27 101,82 - Đất khác trong lâm nghiệp 3.577,98 3.530,24 569,03 2.961,21 47,74
Số liệu bảng trên cho thấy: Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2018 trên địa bàn huyện Lệ Thủy là 108.797,8 ha không thay đổi so với thời điểm năm 2016.
Diện tích có rừng: 100.307,82 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên: 61.351,81 ha, rừng trồng: 38.956,01 ha. Đất chưa có rừng: 8.48,97 ha
Biến động thảm thực vật rừng huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016 - 2018 Từ năm 2017, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung, huyện Lệ Thủy nói riêng bắt đầu sử dụng kết quả Kiểm kê rừng 2016 để cập nhật diễn biến rừng. Cùng với việc sử dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng để cập nhật các nguyên nhân diễn biến thì việc ứng dụng cảnh báo mất rừng bằng ảnh vệ tinh đã giúp ích rất nhiều cho ngành lâm nghiệp tại Quảng Bình trong việc theo dõi Diễn biến rừng. Phát hiện biến động rừng bằng ảnh viễn thám đã tạo nên một bước đột phá mới mang lại hiệu quả rõ rệt cho ngành lâm nghiệp. Ảnh viễn thám đã phát hiện được hầu hết các điểm biến động mà các phương pháp theo dõi biến động rừng truyền thống trước đây không thực hiện được.
Các điểm biến động thảm thực vật rừng trên địa bàn huyện Lệ Thủy từ năm 2016 – 2018 trên ảnh vệ tinh được thể hiện ở hình dưới đây (các điểm biến động được tô màu đỏ.
Hình 4.5: Bản đồ các điểm biến động rừng xác định trên ảnh vệ tinh huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016 - 2018
Ngoài nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh, cán bộ thực hiện theo dõi diễn biến rừng điều tra từ thực địa, báo cáo của các chủ rừng để có được dữ liệu biến động thảm thực vật rừng đầy đủ nhất. Số liệu thông kê biến động rừng từ năm 2016 - 2018 trên địa bàn huyện Lệ Thủy theo các nguyên nhân được cập nhật vào phần mềm theo dõi diễn biến rừng. Dữ liệu trên bản đồ hiện trạng và bảng số liệu xuất ra khớp nhau.
Chồng xếp hai lớp bản đồ hiện trạng rừng năm 2016 và 2018, sử dụng công cụ phân tích trong mapinfor ta có được lớp biến động thảm thực vật rừng giai đoạn 2016 – 2018 như sau:
Hình 4.6. Bản đồ lớp biến động rừng huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016 - 2018.
So sánh hiện trạng rừng huyện Lệ Thủy năm 2016 và năm 2018 ta có bảng tổng hợp diện tích rừng biến động giai đoạn 2016 - 2018 huyện Lệ Thủy dưới đây.
Bảng 4.10. Diện tích biến động rừng huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016 - 2018 TT Loại đất loại rừng Tổng cộng Diện tích trong quy hoạch Phòng hộ Sản xuất Rừng ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp I Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1 Có rừng -1.380,78 -1.164,30 -211,95 -952,35 -216,48 1.1 Rừng tự nhiên -1.970,39 -1.694,29 -309,94 -1.384,35 -276,10 - Rừng giàu -124,62 -90,17 -0,03 -90,24 -34,45 - Rừng trung bình -753,04 -707,66 -4,74 -703,02 -45,28 - Rừng nghèo -4.204,20 -3.800,25 -1.374,03 -2.426,22 -403,95 - Rừng nghèo kiệt 198,23 86,59 -148,59 235,18 -26,38 - Rừng phục hồi 2.913,24 2.679,18 1.094,66 1.584,52 234,06 1.2 Rừng trồng 589,61 529,99 97,99 432,10 59,62
Qua biểu trên cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2018, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy không thay đổi. Diện tích đất có rừng giảm 1.380,7 ha, trong đó rừng tự nhiên giảm 1.970,38 ha bao gồm: rừng giàu giảm 124,62 ha, rừng trung bình giảm 753,04 ha, rừng nghèo giảm 4.204,20 ha; Rừng nghèo kiệt tăng 198,23 ha, rừng phục hồi tăng 2.913,24 ha.
Diện tích rừng trồng tăng 589,61 ha so với năm 2016, chủ yếu do các hoạt động trồng rừng của người dân. Hiện nay, sản xuất lâm nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Các sản phẩm gỗ từ rừng trồng được sử dụng nhiều trong ngành thủ công mỹ nghệ. Trồng rừng đã giúp cho nhiều
hộ gia đình trên địa bàn huyện Lệ Thủy cải thiện cuộc sống. Người dân đã chú trọng trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Đây là lý do chính làm cho diện tich rừng trồng trên địa bàn huyện tăng.
4.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Lệ Thủy
4.3.1. Các yếu tố tích cực làm tăng diện tích thảm thực vật rừng
4.3.1.1. Thành lập khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong
Từ năm 2012, Chi cục kiểm lâm Quảng Bình đã tiến hành tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong tại huyện Lệ Thủy, hiện nay đổi thành Khu dự trữ thiên nhiên(DTTN). Tuy nhiên, đến nay do nhiều nguyên nhân vẫn chưa thành lập đượcKhu DTTN. Đầu năm 2019, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục thực hiện Dự án thành lập Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong, Dự án đang trình UBND tỉnh phê duyệt, dự kiến hết năm 2019 sẽ thành lập được khu Dự trữ thiên nhiên này.
Khu rừng Động Châu - Khe Nước Trong nằm về phía Tây - Nam huyện Lệ Thủy, giáp với biên giới Việt - Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Khu vực này chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh nằm trong vùng sinh thái rừng tự nhiên rộng lớn khoảng 500.000 ha, có tài nguyên rừng phong phú, kéo dài từ huyện Minh Hóa qua các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình tới huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những khu vực có diện tích rừng tự nhiên liên tục rộng lớn nhất ở Việt Nam và chỉ còn thấy tồn tại ở một số khu vực dọc biên giới Việt - Lào. Đặc biệt khu vực này còn bảo tồn được một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới thường xanh còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp; kiểu rừng này đã trở nên rất hiếm ở Việt Nam do bị tác động mạnh và đã bị thu hẹp ở các vùng khác và là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học của
dãy Trường Sơn, được nhiều tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đánh giá cao, cụ thể:
- Là nơi hiếm hoi trong toàn quốc bảo tồn được thảm thực vật trên 50% (diện tích14.574 ha) diện tích rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới vùng núi đất thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới là loại rừng giàu, tài nguyên còn rất phong phú, trong khi kiểu rừng này không còn tồn tại ở địa phương khác.
- Có đa dạng sinh học rất cao, chứa đựng nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần phải bảo tồn. Đặc biệt là các loài động vật quý hiếm như Bò tót, Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn, Chà vá chân nâu,Trĩ sao, Hồng hoàng … Các loài gỗ quý hiếm như: Gụ mật, Gụ lau, Lim xanh, Vù hương, Re hương, Dạ hương, vv… Động Châu - Khe Nước Trong được tổ chức Bảo tồn Chim Thế giới công nhận là một trong 62 vùng chim quan trọng và trong Vùng chim đặc hữu đất thấp của Việt Nam (BirdLife International 2002).
- Nằm trong vùng được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đánh giá là một trong 200 trung tâm có đa dạng sinh học cao toàn cầu.
- Nằm trong vùng đa dạng sinh học trọng điểm, thuộc hệ thống các vùng bảo tồn quan trọng cấp toàn cầu do có sự phân bố của loài Saola.
- Liên kết với khu BTTN Bắc Hướng Hóa tạo ra một vùng bảo tồn liên tục, rộng lớn (trên 50.000 ha) đủ không gian cho các loài động thực vật tồn tại, phát triển, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.
Nếu được thành lập, Động Châu – Khe Nước trong sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác bảo vệ rừng. Đây là yếu tố làm tăng độ che phủ rừng của huyện Lệ Thủy.
4.3.1.2.Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục
Trong những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở huyện Lệ Thủy cơ bản được giữ ổn định; diện tích rừng trồng tăng hàng năm; chất lượng rừng ngày càng được nâng cao; những vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng ngày càng giảm. Điều này cho thấy, nhận thức của người dân đã được nâng lên, nhất là người dân sống ven rừng. Đó cũng là kết quả của công tác tuyên truyền sâu rộng về những quy định của pháp luật QLBVR, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) của các cơ quan chức năng có liên quan của huyện trong những năm qua.
Từ năm 2013 đến năm 2018, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm, UBND các xã có rừng trên địa bàn như xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy, Phú Thủy… tổ chức trên 70 đợt tuyên truyền các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR cho hơn 8.000 người dân trên địa bàn. Hằng năm, hạt Kiểm lâm Lệ Thủy đã chủ động chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm địa bàn về tận xã để tham mưu Chu tịch UBND xã tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ rừng, PCCCR trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền tại trường học để dần nâng cao nhận thức cho bà con về công tác bảo vệ và phát triển rừng.
4.3.1.3. Chủ động thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng
Huyện Lệ Thủy là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn trong tỉnh và từ lâu đã được xem là có vai trò vô cùng quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Huyện luôn quan tâm và coi trọng công tác PCCCR. Với phương châm “phòng là chính”, hàng năm ngay từ đầu mùa khô, huyện đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ đọa thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp cấp huyện, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và triển khai các kế hoạch, phương án PCCCR. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã có chỉ thị và các văn bản chỉ đạo ngành chức năng đôn đốc, kiểm tra các xã có
rừng, các đơn vị chủ rừng xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến và triển khai các biện pháp tuyên truyền, thi công các hạng mục PCCCR, như: xử lý thực bì, làm đường băng cản lửa, chòi canh, thành lập các tổ đội chữa cháy rừng, phân công trực, gác…; đồng thời trang bị, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác PCCCR.
Lệ Thủy là một trong những địa phương làm tốt công tác PCCCR của tỉnh, theo thống kê từ hạt Kiểm lâm Lệ Thủy và Chi cục Kiểm lâm trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 trên địa bàn huyện chỉ xẩy ra 01 vụ cháy rừng, thiệt hại 1,61 ha rừng cát ven biển.
5.3.1.4. Bảo tồn và phát triển bền vững
Công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện Lệ Thủy hiện đang đối mặt với nhiều nguy cơ như: Chưa thành lập được khu DTTN để nâng cao công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có, tình trạng gia tăng dân số, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng quá mức, săn bắn, bắt bẫy, buôn bán động vật rừng; lấn chiếm, phá rừng trái pháp luật; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, sử dụng đất rừng bất hợp pháp nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chính sách đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch sử. Ngoài Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước thì Khu rừng đặc dụng Động Châu – Khe Nước Trong tại huyện Lệ Thủy là khu vực có giá trị đa dạng sinh học khá cao với thảm thực vật tự nhiên ít bị tác động đến. Đây là khu vựccó diện tích tự nhiên 22.691,54 ha bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp: 7,11 ha; Đất lâm nghiệp: 22.595,94 ha hiện do Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, Chi nhánh lâm trường Khe Giữa trực thuộc Công ty TNHHMTVlâm công nghiệp Long Đại và UBND xã Kim Thủy quản lý; Đất mặt nước (sông, suối trong khu vực)
46,41ha, diện tích này tạo thành hệ sinh thái của khu rừng đặc dụng nên tính vào đất khác của khu rừng; Đất giao thông: 10,2 km, diện tích các công trình giao thông 41,23 ha.
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đang gấp rút trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án thành lập Khu DTTN Động Châu – Khe Nước Trong tại huyện Lệ Thủy. Khi được phê duyệt thành lập, Khu vực này sẽ được bảo tồn nghiêm ngặt, kết hợp với du lịch sinh thái và chia sẻ lợi ích. Tài nguyên thiên nhiên sẽ được quản lý bền vững, môi trường được cải thiên, chất lượng rừng được duy trì và phát triển, các loài nguy cấp, quý hiếm được bảo tồn và phát triển tốt.
4.3.1.5. Đẩy mạnh công tác trồng rừng
Trồng rừng là biện pháp tích cực nhằm tạo rừng mới trên diện tích đất trống hoặc rất ít khả năng phục hồi thành rừng. Trong giai đoạn 2013 - 2018 với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các chủ rừng và các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện trong công tác phát triển rừng trồng diện tích rừng trồng của huyện tăng lên đáng kể. Tổng diện tích rừng trồng tăng lên là 12.128,41ha trong đó tập trung ở các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Phú Thủy, Sen Thủy, Thái Thủy…Có thể nói, trồng rừng là một trong những nguyên nhân tích cực làm tăng diện tích rừng của huyện Lệ Thủy trong thời gian qua. Và nguồn thu từ rừng trồng đã cải thiện kinh tế cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện.
4.3.2. Các yếu tố tiêu cực làm giảm diện tích và trữ lượng rừng tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
4.3.2.1. Nguyên nhân trực tiếp
Chuyển rừng tự nhiên sang trồng cao su
Trước và trong giai đoạn 2013 – 2016, phong trào trồng cây cao su phát triển rầm rộ tại tỉnh Quảng Bình. Tại huyện Lệ Thủy, nhiều dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su đã được phê duyệt triển khai thực hiện. Theo
thống kê, từ năm 2013 đến 2015 đã có ha rừng tự nhiên nghèo đã bị chuyển đổi để trồng cao su tại đoàn kinh tế Quốc phòng 79, Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại, Công ty TNHH MTV Lệ Ninh với diện tích 2.425,4 ha. Đây là nguyên nhân chính làm rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Lệ Thủy bị suy giảm.
Chuyển rừng sang mục đích khác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Từ năm 2013 đến năm 2018, trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã thực hiện