TT Loại đất loại rừng Tổng cộng
Phân theo loại rừng Đặc
dụng Phòng hộ Sản xuất I Diện tích tự nhiên 141.611,4
II Diện tích đất lâm nghiệp 106.619,3 27.335,5 79.283,8
1 Có rừng 94.168,2 23.596,3 70.571,9 1.1 Rừng tự nhiên 67.340,6 19.064,9 48.275,7 a Rừng gỗ lá rộng 66.411,0 18.767,7 47.643,3 - Rừng giàu 9.669,1 5.142,1 4.527,0 - Rừng trung bình 18.479,0 7.229,9 11.249,1 - Rừng nghèo 28.101,3 4.729,6 23.371,7 - Rừng phục hồi 10.161,6 1.666,1 8.495,5 b Rừng núi đá 929,6 297,2 632,4 1.2 Rừng trồng 26.827,6 4.531,4 22.296,2 2 Chưa có rừng 12.451,1 3.739,2 8.711,9 a IA (Đất trống không có
cây gỗ tái sinh) 278,9 121,3 157,6 b IB (Đất trống không có
cây gỗ tái sinh) 7.175.2 2.141,6 5.033,6 c IC (Đất trống có cây gỗ
tái sinh) 3,852.0 698.8 3,153.2
d Đất cát 1,145.0 777.5 367.5
Qua biểu trên cho thấy, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Lệ Thủy đến năm 2013 là 106.619,3 ha, trong đó rừng tự nhiên 67,340.6 ha, rừng trồng 26,827.6 ha, đất chưa có rừng 12,451.1. Phân theo chức năng sử dụng: rừng phòng hộ 27,335.5, rừng sản xuất 79,283.8.
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng huyện Lệ Thủy năm 2013
4.2.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng huyện Lệ Thủy năm 2016
Giai đoạn này, tỉnh Quảng Bình nói chung, huyện Lệ Thủy nói riêng bắt đầu tiếp cận với việc sử dụng ảnh viễn thám để theo dõi biến động rừng và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng.
4.2.2.1. Lựa chọn ảnh để xây dựng bản đồ
Để đảm bảo chất lượng giải đoán, luận văn đã sử dụng các cảnh ảnh Google Earth phủ trùm toàn bộ diện tích huyện Lệ Thủy. Việc sử dụng ảnh Google Earth có ưu điểm sau:
- Các cảnh ảnh lựa chọn ít bị ảnh hưởng của mây, đảm bảo tỷ lệ mây phủ dưới 10%.
- Các khu vực có rừng ít bị mây che phủ thuận tiện cho việc giải đoán ảnh xây dựng bản đồ hiện trạng.
- Các ảnh lựa chọn có độ phân giải về thời gian trong giới hạn cho phép (trong vòng 1 năm) để giảm bớt những sai số của biến động hiện trạng sử dụng đất.
Hình 4.2. Tƣ liệu ảnh vệ tinh phục vụ giải đoạn hiện trạng rừng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
4.2.2.2. Xây dựng bộ khóa giải đoán ảnh
Kết quả khảo sát hiện trường năm 2016 kết hợp với bản đồ hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất cho thấy khu vực huyện Lệ Thủy có các loại hình sử dụng đất chính như: Đất lâm nghiệp: bao gồm đất có rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng hỗ giao gỗ - tre nứa, rừng trồng, đất không có rừng; Đất nông nghiệp; Mặt nước; đất dân cư, nghĩa địa.
Việc giải đoán ảnh là việc “đọc’’ ảnh thông qua các dấu hiệu trực tiếp có trên ảnh hoặc các dấu hiệu gián tiếp (dấu hiệu chỉ định) để suy diễn. Các dấu hiệu trực tiếp bao gồm dấu hiệu về màu sắc, cấu trúc, diện mạo và mật độ ảnh. Dấu hiệu gián tiếp là các quy luật, đặc điểm phân bố, điều kiện sinh thái về các mối quan hệ tương hỗ giữa các đối tượng.
Để phục vụ công tác giải đoán các đối tượng sử dụng đất có trong khu vực nghiên cứu và phục vụ cho công tác lấy mẫu trong phân loại ảnh được
chuẩn xác là khâu quan trọng ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả phân loại ảnh số, luận văn đã thực hiện thành lập bộ khóa giải đoán các loại hình sử dụng đất có trong khu vực nghiên cứu dựa trên phổ phản xạ của lớp bề mặt, kết quả khảo sát thực địa và bản đồ hiện trạng sử dụng đất