6. Kết cấu của đề tài
2.1. Giới thiệu chung về Doanh nghiệp tư nhân Long Dương
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu, tổ chức bộ máy doanh nghiệp bao gồm các bộ phận của doanh nghiệp thể hiện qua Sơ đồ 2.1:
Nguồn: [4]
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
BỘ PHẬN SẢN XUẤT PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC
- Giám đốc: Là người đứng đầu, quyết định và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước toàn doanh nghiệp và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của doanh nghiệp.
- Phòng tài chính- kế toán: Kiểm tra việc tính toán, ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp kịp thời các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn càn thiết cho công tác kế toán. Giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh doanh thường xuyên. Ký duyệt các chứng từ, báo cáo kế toán, thống kê những chứng từ có liên quan đến công tác thanh toán tín dụng hợp đồng.
- Phòng hành chính: Quản lý và thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong công ty theo quy định chung về pháp lý hành chính của nhà nước quản lý và theo dõi việc sử dụng tài khoản của doanh nghiệp, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch hàng ngày, thực hiện công tác cơ sở. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương định mức lao động bảo hiểm xã hội, quản lý công tác đào tạo theo dõi ký hợp đồng lao động quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, giải quyết thủ tục tuyển dụng, thôi việc.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện công việc về thương mại để bán hết sản phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sản xuất ra, thực hiện việc kinh doanh khác để kiếm lời và các dịch vụ sau bán hàng.
- Bộ phận sản xuất: Có chức năng sản xuất trực tiếp, áp dụng quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn.