Tổ chức kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp tư nhân long dương, phú thọ (Trang 45 - 49)

6. Kết cấu của đề tài

2.1. Giới thiệu chung về Doanh nghiệp tư nhân Long Dương

2.1.8. Tổ chức kế toán

2.1.8.1. Chính sách kế toán - Chế độ kế toán

Doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của BTC và thường xuyên cập nhật các Thông tư, quyết định của BTC hiện nay.

- Hệ thống chứng từ

Căn cứ vào Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của BTC. Doanh nghiệp sử dụng các chứng từ kế toán trong danh mục chứng từ kế toán bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng chấm công, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ...

- Các tài khoản sử dụng

Doanh nghiệp sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán được ban bành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của BTC.

- Hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp bao gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a-DNN)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) + Bảng cân đối kế toán (Mẫu số F01-DNN)

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN)

- Kỳ kế toán, đơn vị tiền sử dụng

+ Niên độ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: Việt Nam Đồng (VND). + Kỳ kế toán: Doanh nghiệp tiến hành hạch toán theo năm.

- Các chính sách áp dụng

+ Phương pháp tính thuế: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ + Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

+ Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền

+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Nguyên tắc giá gốc + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng

- Hình thức kế toán

Doanh nghiệp tư nhân Long Dương áp dụng hình thức kế toán máy vi tính xây dựng dựa trên hình thức Nhật ký chung. Đây là một hình thức kế toán hiện đại, mang nhiều lợi ích và đang dần được phổ biến trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

2.1.8.2. Đặc điểm tổ chức kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kê toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Sổ Nhật ký chung) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối kỳ kế toán (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được lập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài cính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự hạch toán theo hình thức trên máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ sau:

Nguồn: [4] Ghi chú:

- Nhập số liệu hàng ngày:

- In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm hoặc khi cần thiết: - Đối chiếu, kiểm tra:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Hiện nay, phòng tài chính- kế toán của doanh nghiệp tư nhân Long Dương đang sử dụng phần mềm MISA. Các kế toán viên được phân công tại vị trí khác nhau sử dụng phần hành kế toán được phân công tại vị trí khác nhau sử dụng phần hành kế toán có liên quan đến công việc của mình.

Tổng quan về phần mềm được thể hiện qua giao diện 2.1: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI MÁY TÍNH PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN: - Sổ tổng hợp; - Sổ chi tiết.

Nguồn: Tác giả sao chụp từ màn hình máy tính công ty

Giao diện 2.1: Giao diện tổng quan phần mềm Misa

2.1.8.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Nguồn: [4]

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp

Theo sơ đồ 2.4 các bộ phận kế toán đều chịu sự điều hành trực tiếp từ một người lãnh đạo là kế toán trưởng, mỗi kế toán viên đều có chức năng nhiệm vụ riêng.

- Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng

Kế toán tổng

Trong doanh nghiệp tư nhân Long Dương, kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính- kế toán thuộc quyền giám đốc doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và pháp luật về chuyên môn cũng như các nghiệp vụ thuộc phạm vi quyền hạn của mình. Kế toán trưởng giúp giám đốc tổ chức bộ máy kế toán và quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo đúng pháp luật và quy định hiện hành.

- Kế toán tổng hợp:

Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết, tính lương cho công nhân viên của doanh nghiệp, tính khấu hao TSCĐ và tiến hành tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán tổng hợp tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các biểu kế toán bao gồm bảng cân đối kế toán, thuyết minh BCTC và các báo cáo giải trình khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý, làm thống kê tổng hợp, lập các báo cáo thống kê theo quy định. Sau đó gửi báo cáo định kỳ cho cơ quan nhà nước và cán bộ liên quan trong doanh nghiệp.

- Thủ quỹ:

Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt quản lý quỹ của doanh nghiệp đồng thời kiểm tra tính pháp lý và hợp lệ của các chứng từ thu chi theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp, cập nhật chứng từ vào sổ quỹ rút số dư hàng ngày.

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp tư nhân long dương, phú thọ (Trang 45 - 49)