Đa dạng về sinh cảnh các loài bướm ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 49 - 53)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đa dạng về sinh cảnh các loài bướm ngày

Phân bố của bướm ngày trong khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh được thể hiện tại bảng 4.4 và hình 4.2.

Bảng 4.4: Phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh STT Họ Bướm ngày Các dạng sinh cảnh SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 SC6 1 Amathusiidae 0 0 0 3 0 0 2 Danaidae 8 5 5 1 8 8 3 Lycaenidae 3 3 1 3 0 3 4 Nymphalidae 12 14 8 2 3 9 5 Papilionidae 9 10 9 6 7 9 6 Pieridae 21 17 11 8 20 19 7 Satyridae 13 17 7 6 7 15 8 Hesperiidae 4 2 1 0 0 3 9 Acraeidae 1 0 1 0 0 1 Tổng số Họ 7 7 7 7 5 7 Tổng số Loài 71 68 43 29 45 67 % Loài/Tổng số loài 74,74 71,58 45,26 30,53 47,37 70,53

Hình 4.2: Biểu đồ tỉ lệ Phân bố của bướm ngày phân bố theo sinh cảnh

Chú giải: 01: SC.Dân cư sinh sống, canh tác nông nghiệp 04: SC. Rừng tự nhiên trên núi đá vôi 02: SC. Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 05: SC. Rừng phục hồi sau nương rẫy 03: SC. Rừng tre nứa 06: SC. Rừng tự nhiên ven suối

Từ số liệu trên ta thấy độ chênh lệch về thành phần loài không cao ở sinh cảnh 01, 02 và 06. Sinh cảnh dân cư sinh sống và đất canh tác nông nghiệp chiếm số loài nhiều nhất (71 loài chiếm 74,74%). Đây là những sinh cảnh có đặc điểm thích nghi tốt với hầu hết các loài bướm ngày tại khu vực, như có khoảng trống rộng rãi, có nhiều ánh sáng và thức ăn cho hoạt động như kiếm ăn, giao phối, ngủ…đặc biệt đây là nguồn thức ăn phong phú từ loài hoa của cây nông nghiệp như rau, cây bụi ven đường, ven suối, ven bờ ruộng… Với sinh cảnh trảng cỏ, cây gỗ rải rác (Ib, Ic) với nhiều khoảng trống rộng, nhiều ánh sáng có 68 loài chiếm 71,58% và sinh cảnh rừng tự nhiên ven suối có 67 loài chiếm 70,53%. Sinh cảnh này là nơi cung cấp nước chất khoáng muối cho hầu hết các loài bướm, đặc biệt các loài thuộc họ bướm cải Pieridae, chúng thường tập trung thành đàn lớn hút chất khoáng trên những phiến đá ven suối và ở những nơi đọng nước ven đường.

Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá vôi, rừng phục hồi sau nương rẫy và rừng tre nứa tự nhiên có ít loài hơn các sinh cảnh còn lại vì tại các sinh cảnh này thảm thực vật có nhiều tầng tán chằng chịt làm giảm khả năng hoạt động của bướm ngày nhất là đối với những loài ưa ánh sáng thì hầu hết không thấy xuất hiện tại các sinh cảnh này, không chỉ những vậy các sinh cảnh này có ít các loài cây cung cấp thức ăn cho buớm ngày, chủ yếu tại đây chỉ bắt gặp một số loài đặc trưng không ưa ánh sáng như là các loài trong họ bướm rừng (Amathusiidae), bên cạnh đó còn có một số loài thuộc họ bướm giáp (Nymphalidae), họ bướm đốm (Danaidae) và họ bướm xanh (Danaidae), họ bướm phượng (Danaidae).

Đánh giá sự đa dạng về thành phần bướm theo sinh cảnh bằng chỉ số Margalef (d) được thể hiện tại bảng 4.05

Bảng 4.5: Sự phân bố bướm ngày theo các sinh cảnh tại xã Cổ Lũng STT Sinh cảnh Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số đa dạng (d)

1 Dân cư, canh tác nông nghiệp 71 106 34,56 2 Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 68 93 34,04

3 Rừng tre nứa 43 87 21,65

4 Rừng tự nhiên trên núi đá vôi 29 65 15,44 5 Rừng phục hồi sau nương rẫy 45 88 22,63 6 Rừng tự nhiên ven suối 67 95 33,37

Qua bảng 4.05, có thể thấy rằng sinh cảnh Dân cư sinh sống và canh tác nông nghiệp cùng với sinh cảnh trảng cỏ cây gỗ rải rác có chỉ số đa dạng cao nhất (d = 34 - 35), sau đó là sinh cảnh Rừng tự nhiên ven suối (d = 33) Các sinh cảnh: Rừng phục hồi sau nương rẫy(22,63), Rừng tre nứa có mức độ đa dạng về khu hệ bướm ngày là gần như nhau, với chỉ số d = 21,65. Rừng tự nhiên trên núi đá vôi có tính đa dạng thấp nhất (d = 15,44).

Các loài bướm thuộc họ Bướm cải (Pieridae), Bướm đốm (Danaidae) thường gặp nhiều ở sinh cảnh Khu dân cư, canh tác nông nghiệp và Trảng cỏ cây gỗ rải rác. Tại khu vực nghiên cứu vào những lúc nắng nóng, bắt gặp nhiều đàn bướm tập trung ở các vũng nước ven đường, ven suối, trên các bãi đất ẩm.

Các loài côn trùng thuộc họ Bướm rừng (Amathusiidae) thường gặp chủ yếu trong những nơi cây cối rậm rạp và thường thấy ở những khu rừng rậm có nhiều cây gỗ lớn, thường đậu trên các tảng đá trong rừng, đôi khi còn bắt gặp chúng ở hệ sinh thái sông suối có cây cao và rậm rạp. Các sinh cảnh: Rừng tự nhiên ven suối và Rừng tự nhiên trên núi đá vôi là sinh cảnh chủ yếu của các loài thuộc họ Bướm rừng (Amathusiidae) và một số loài thuộc họ Bướm phượng

(Papilionidae). Một số loài thuộc họ Bướm giáp (Nymphalidae), bướm cải (Pieridae) cũng bắt gặp ở sinh cảnh này.

Với sinh cảnh rừng tre nứa lại là phân bố chủ yếu của các loài bướm thuộc họ Bướm nhảy (Hesperiidae), họ Bướm xanh (Lycaenidae), và một số họ khác như Bướm cải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)