ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 25 - 28)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Cổ Lũng là một xã vùng núi cao đặc biệt khó khăn, cách trum tâm huyện 18 km về phía bắc, có vị trí địa lý như sau:

- Phía bắc giáp xã Lũng Cao, huyện Bá Thước;

- Phía đông nam giáp xã Hạ Trung và xã Ban Công, huyện Bá Thước; - Phía đông giáp xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình;

- Phía tây giáp xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước.

3.1.2. Địa hình

Là một trong 6 xã vùng cao của huyện bá Thước, có độ cao từ 500 - 1000 m so với mực nước biển và độ dốc trên 250 chiếm trên 70% diện tích tự nhiên của xã.

Độ chia cắt đị hình tương đối cao, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, sản xuất nông, lâm nghiệp nhất là trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

3.1.3. Khí hậu, thời tiết

Cổ Lũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Theo tài liệu của trạm khí tưởng, thủy văn trong vùng, đặc điểm khí hậu như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm từ 24 – 250 C, nhiệt độ tối cao là 380 C, tối thiểu từ (-3) đến (-50) C.

- Lượng mưa phân bố không đều rải rác từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9. Năm sớm hơn bắt đầu từ tháng 3 và muộn hơn kéo dài đến tháng 11. Tháng 2 đến tháng 4 lượng mưa chiếm từ 2 đến 3% tổng lượng mưa trong năm, từ 48 đến 72 mm.

Lượng mưa trung bình trong năm từ 2.300 – 2.500 mm. Mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm, thường xẩy ra lũ lụt. Hạn hán diễn ra vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ngành nông lâm nghiệp và đời sống của người dân.

- Độ ẩm không khí trung bình 85%, cao nhất 91%, thấp nhất là 75%. - Lượng bốc hơi trung bình năm là 617 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 5 (105,5 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 (69,3 mm).

- Số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng từ 1.445 – 1.700 giờ. Tổng tích ôn cả năm là 7.5380 C.

3.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn xã có nhiều khe, suối tốc độ dòng chảy là trung bình, các khe đổ nước chủ yếu vào con suối chính như suối Nủa, suối Ngài, …. sau đó chảy ra sông Mã.

Thời gian lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 9 dòng chảy lớn nên thường xảy ra lũ quét, lũ ống gây ra xói mòn, rửa trôi đất. Mùa khô mực nước ngầm xuống thấp dẫn đến tình trạng khan hiếm và thiếu nước vì vậy chiến lược lâu dài là cần sử dụng nguồn nước hợp lý, nâng cao độ che phủ của rừng.

3.2. Tài nguyên

3.2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 4.901 ha (tính đến thời điểm 1/1/2010), trong đó:

- Đất nông nghiệp là 4.683,5 ha, chiếm 96% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã:

+ Đất sản xuất nông nghiệp là 943,3 ha chiếm 20% đất nông nghiệp (đất trồng lúa 221,89 ha, đất trồng cây hàng năm khác 315,85 ha, đất trồng cây lâu năm 42,34 ha);

+ Đất nuôi trồng thủy sản là 7,5 ha chiếm 0,16% đất nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp: 191 ha.

+ Đất ở: 91,82 ha.

+ Đất công cộng: 29,58 ha.

+ Đất chuyên dùng (xản xuất, kinh doanh): 29,90ha. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 19,53 ha.

+ Đất cây xanh, mặt nước: 20,17 ha.

3.2.2. Tài Nguyên rừng

Những năm gần đây trọng tâm nghề rừng của xã được tập chung vào khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi và trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên việc phát triển lâm nghiệp xã vẫn còn một số tồn tại như: công tác quy hoạch đất lâm nghiệp vẫn chưa cụ thể trên thực tế, gây khó khăn trong quản lý và sử dụng; việc phân định đối tượng trồng rừng sản xuất nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp còn vướng mắc; các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ khai thác với quy mô nhỏ, sản phẩm tiêu thủ chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô,...

3.2.2.1.Rừng đặc dụng

Xã Cổ Lũng có 2.717,1 ha chiếm 21,97% tổng diện tích khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

3.2.2.2. Rừng sản xuất

Đến năm 2010 có tổng diện tích là 1.015,6 ha. Tổng chữ lượng rừng như sau: gỗ 78.932,4 m3 cho khai thác gỗ 315,7m3, củi 394,7 ste; tổng trữ lượng luồng là 436,2 nghìn cây cho khai thác 69,8 nghìn cây và thu nhặt sản phẩm là 4,5 nghìn tấn.

a. Đất có rừng: 949,5 ha, trong đó: rừng tự nhiên là 798 ha có tổng chữ lượng 78.914,4 m3 và rừng trồng là 151,5 ha.

- Rừng gỗ lá rộng có 748,7 ha, có trữ lượng 75.417,1 m3 trong đó rừng trung bình 261,8 ha, có trữ lượng 50.983,6 m3; rừng nghèo 136,1 ha có trữ lượng 9.521,1 m3; rừng phục hồi 350,8 ha, có trữ lượng 14.912,4 m3.

Rừng nú đá: có diện tích 49,3 ha, có trữ lượng 3.500,3 m3.

+ Về rừng trồng: có tổng diện tích 151,5 ha, có tổng trữ lượng 15 m3. Trong đó:

- Rừng gỗ chưa có trữ lượng 75,4 ha; - Rừng cây phân tán 3,4 ha;

- Rừng luồng 27,7 ha có trữ lượng 436,2 nghìn cây.

b. Đất chưa có rừng: Tổng diện tích đất chưa có rừng là 66,1 ha. Trong đó: đất trống IA là 41,1 ha và núi đá không có rừng là 25 ha.

3.2.3. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, nước suối, hồ và các đập giữ nước trên địa bàn toàn xã.

- Nước ngầm: Chưa có số liệu củ thể về điều tra nguồn nước ngầm. Qua thăm dò ở một số điểm cho thấy chất lượng nước và trữ lượng nước ngầm, nước khe đảm bảo hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)