Hạ tầng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 28 - 33)

3.3 .Điều kiện kinh tế xã hội

3.3.1. Hạ tầng kinh tế xã hội

3.3.1.1. Trụ sở UBND xã

Đặt tại thôn Nà Khà, diện tích khuôn viên 3.200 m2, diện tích xây dựng 170 m2; bao gồm các hạng mục:

- Nhà làm việc 1 tầng và các hạng mục khác. - 2 Nhà các công trình phụ: 50m2.

Đến nay đã xuống cấp, không gian chật hẹp, ẩm thấp, thiết kế không phù hợp với thiết kế công sở làm việc của chính quyền cơ sở. Để xây dựng

nông thôn mới cần phải đưa vào quy hoạch để xây dựng công sở xã đạt chuẩn theo quy định.

3.3.1.2. Hệ thống giao thông

Với đặc thù là một xã miền núi cao, hệ thống hệ thống giao thông ở đây còn nhiều khó khăn ngoài trục đường liên huyện và liên vùng đã được nhựa hóa, còn lại các tuyến đường liên thôn, nội thôn, đường nội đồng trong xã vẫn 100% là đường đất, mới đáp ứng được vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân về mùa khô; về mùa mưa do không có hệ thống thoát nước, mặt đường nhỏ và gập gềnh nên việc đi lại của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vùng phương tiện không đi lại được. Hệ thống giao thông của xã nhìn chung còn quá thấp kém, đây cũng là nguyên nhân làm cho kinh tế, xã hội của xã chậm phát triển.

Trong thời gian tới cần đầu tư, nâng cấp và làm mới các tuyến đường nhằm hoàn thành chỉ tiêu nông thôn mới.

Bảng 3.1: Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã Cổ Lũng

ĐVT: Đường: km, tỷ lệ: % TT Hạng mục Hiện trạng năm 2011 Tỷ lệ cứng hóa Tổng Bê tông, nhựa Đất Tổng số 6537 3,40 61,97 14,47 1 Đường trục xã, liên xã 23,50 3,40 20,10 14,47 2 Đường liên thôn 8,99 - 8,99 - 3 Đường ngõ xóm 17,45 - 17,45 - 4 Đường trục chính nội đồng 15,43 - 15,43 -

Đường giao thông liên xã dài 23,50 km trong đó: tuyến đường từ Ban Công đến Lũng Cao dài 3,40 km đã được nhựa hóa, còn tuyến từ Ban Công đến Hòa Bình dài 20,10 km chưa được nhựa hóa. Các tuyến đường liên thôn

(dài 8,99 km), đường ngõ xóm (dài 17,45 km) và đường trục chính nội đồng (dài 15,43 km) vẫn 100% là đường đất.

Hệ thống giao thông chưa thực sự được quan tâm, trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như với tốc độ phát triển của địa phương cần phải cải tạo nâng cấp và mở mới một số tuyển đường, trong đó có những tuyến đường vào khu sản xuất, khai thác lâm sản của xã nhằm góp phần vào phát triển kinh tế của xã của như sự phát triển chung của toàn huyện.

3.3.1.3. Hệ thống thuỷ lợi

- Nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân xã Cổ Lũng chủ yếu được cung cấp từ các hệ thống khe, suối thông qua hệ thống kênh, mương bằng đất chạy qua địa bàn; đến nay hệ thống thuỷ lợi đã xuống cấp, nên quá trình cung cấp nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với cây hàng năm như lúa, ngô, rau màu.

- Hiện nay trên địa bàn xã có 02 hồ chứa nước: Hồ Bó Dánh được xây dựng từ những năm 1977 và hồ Bó Dấm được xây dựng năm 1985 do không được bảo dưỡng thường xuyên nên đã bị xuống cấp và do sức chứa của hồ nhỏ nên hồ này chỉ cung cấp nước tưới cho được ít diện tích đất canh tác. Hệ thống đập trên địa bàn xã hầu như đều bị xuống cấp, chỉ có 6 cái đập được xây dựng từ năm 2000 trở lại đây là sử dụng tốt, trong đó năm 2009 xã mới xây dựng thêm 2 đập Bai Tùng và Hùa Tá.

- Toàn xã có 51 tuyến kênh mương với tổng chiều dài là 26,65 km, trong đó có 5,675 km (đạt 21,29%) đã được kiên cố hóa nhưng đã bị xuống cấp 0,525 km còn lại toàn bộ là hệ thống kênh mương đất gây rất nhiều khó khăn trong công tác tưới tiêu.

- Như vậy, so với yêu cầu thì hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Cổ Lũng vẫn còn quá thiếu, chưa được đầu tư xây dựng, chủ yếu là công trình tạm do nhân dân tự làm, thường bị hư hỏng sau mùa mưa lũ, các công trình đã được

đầu tư xây dựng nhưng đến nay đã xuống cấp do thiếu nguồn vốn duy tu bảo dưỡng, khả năng chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp thấp, mới chỉ đạt 25% diện tích gieo trồng. trong thời gian tới cần có sự vào cuộc của nhà nước cũng như chính quyền địa phương để nhanh chóng triển khai hoàn thiện, nâng cấp, xây dựng mới các công trình để đảm bảo năng lực tưới cho tất cả các diện tích, phục vụ sản xuất nhăm nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

3.3.1.4. Điện

Toàn xã có 4 trạm biến áp với tổng dung lượng các trạm là 410 KVA, được cung cấp bởi hệ thống lưới điện Quôc gia. Hệ thống đường dây dẫn được kéo dài tới 11/12 thôn. Bán kính phục vụ của các trạm là tương đối rộng (lớn hơn 800). Hệ thống cột điện và đường dây đầu tư chưa được đồng bộ nên hiệu quả sử dụng điện chưa cao, điện áp chưa ổn định.

Hiện tại toàn xã có 1018 hộ nhưng mới có khoảng 980 hộ được dùng điện chiếm 96% tổng số hộ trong đó tỷ lệ hộ được dùng điện thường xuyên an toàn mới chỉ đạt gần 60%. Về công suất thiết kế cơ bản hiện mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu dùng điện trong sản xuất. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phải nâng cấp, xây mới hệ thống điện để đảm bảo sinh hoạt của người dân, đồng thời phải tổ chức tốt công tác quản lý và điều hành, nhăm nâng cao hiệu quả phục vụ và giảm sự tổn thất điện năng lãng phí.

3.3.1.5. Trường học

Hệ thống trường học trong xã khá hoàn chỉnh, bao gồm:

- Trường mầm non:

Khu chính đặt tại trung tâm xã (thôn Nà Khà). Tổng số học sinh: 188

Tổng số giáo viên: 12 người Diện tích khu đất 7.426 m2

Diện tích xây dựng 477 m2, nhà 1 tầng.

Khu lẻ: có 8 lớp đặt tại các thôn Phìa, thôn Nang, thôn Đốc, thôn Lọng,, thôn Hiêu, thôn Ấm, La Ca, Eo Điếu. Hiện nay công trình vẫn còn tạm bợ.

* Định hướng: Giữ nguyên vị trí, cần xây mới và chỉnh trang công trình, khuôn viên; đồng thời nâng cấp trang thiết bị để đảm bảo theo tiêu chí NTM.

- Trường tiểu học:

- Khu chính tại trung tâm xã (Na Khà). Tổng số học sinh 256 Tổng số giáo viên 23 Tổng số lớp: 17 Diện tích khu đất 7.620 m2 Diện tích xây dựng 804 m2; nhà 1 tầng gồm 16 phòng học. - Khu lẻ: có 7 lớp, công trình còn tạm bợ.

-Trường Trung học cơ sở:

Hiện tại đặt tại thôn Lọng với tổng số học sinh 112, số giáo viên 18, tổng số lớp 8.

Diện tích khu đất 2.789 m2; Diện tích xây dựng 714 m2;

Nhà hai tầng gồm 12 phòng học, diện tích mỗi phòng 45 m2. * Định hướng:

Giữ nguyên vị trí hiện tại, quy mô đất đai;

Đầu tư, cải tạo hoàn chỉnh công trình, khuôn viên và nâng cấp trang thiết bị nhằm đảm bảo theo tiêu chí.

3.3.1.6. Cơ sở vật chất văn hoá

a. Số nhà văn hóa, khu thể thao xã.

Hiện tại số nhà văn hóa, sân thể thao các thôn do thôn quản lý là 5 khu; trong đó: Số nhà văn hóa là 5 nhà (thôn Lọng, thôn Đốc, thôn Lác, thôn Ấm,

Eo Điếu). Công trình còn tạm bợ, quy mô nhỏ lẻ, phân tán chưa phát huy được tác dụng tích cực.

* Định hướng: Xây dựng mới 1 khu trung tâm VHTT xã, trên cơ sở giữ nguyên vị trí như đã quy hoạch, với đầy đủ hạ tầng và trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, khuôn viên theo tiêu chí nông thôn mới. Hoàn thành quy hoạch, tiến xây dựng các nhà văn hóa, các sân thể thao ở các thôn theo tiêu chí của Bộ VH-TT-DL.

Cũng theo tiêu chí Nông thôn mới, ngoài đất để xây dựng nhà văn hóa còn có đất dành cho khu thể thao vui chơi giải trí; tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH-TT-DL phải đạt 100%, nhưng theo thực tế trên địa bàn xã tiêu chí này mới ước đạt khoảng 20%. Trong thời gian tới UBND xã sẽ tiến hành quy hoạch đưa vào xây dựng để phấn đấu hoàn thành tiêu chí này.

Hiện tại trên địa bàn xã các điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ được diễn ra tại trụ sở văn phòng, các nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa làng. Điều đó góp phần nào trong việc phát huy truyền thống văn hóa của địa phương cũng như mở rộng giao lưu văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng bướm ngày (rhopalocera) tại xã cổ lũng, huyện bá thước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa​ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)