Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. nghĩa của các loài bướm ngày tại xã Cổ Lũng Thuộc KBTTN Pù Luông
4.3.1. Các loài có tên trong sách đỏ
Tại xã Cổ Lũng thuộc KBTTN Pù Luồng có một loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2000 là loài Bướm phượng cánh đuôi nheo Lamproptera curius F. (Họ Papilionidae). Tình trạng của loài này được đánh giá là T (Threatened – Bị đe dọa). Loài này được phát hiện ở bốn sinh cảnh là sinh cảnh Khu dân cư, canh tác nông nghiệp, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau nương rẫy và rừng tự nhiên ven suối.
Hình 4.3: Lamprotera curius
4.3.2. Các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị
Đa số các loài bướm sau khi vũ hóa thường bay đi tìm hoa, cây thức ăn để đẻ trứng. Chúng thường bay khá xa nơi vũ hóa, trong khi đó một số loài Bướm chỉ di chuyển một vài mét từ nơi vũ hóa. Loài này thường là những loài phân bố hẹp và sống dưới tán rừng. Vì vậy những loài này có thể được sử
dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của nơi ở hay chất lượng rừng, các loài này cũng có thể được sử dụng để theo dõi đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua việc theo dõi sự biến động quần thể các loài bướm theo thời gian. Ngoài ra một số loài bướm có quan hệ chặt chẽ với sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi. Những loài này có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho sinh cảnh đó.
Trong số các loài bướm ghi nhận được tại xã Cổ Lũng, một số loài bướm có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của rừng vì chúng sống gắn liền với rừng và khi rừng bị phá hay bị tác động đều ảnh hưởng rõ rệt đến chúng. Nếu xét về mặt phân bố có thể chia bướm ngày ra làm hai nhóm cơ bản là nhóm có phân bố gắn chặt với rừng và nhóm còn lại, trong đó nhóm có đời sống gắn chặt với rừng bao gồm một số loài thuộc các họ Bướm rừng (Amathusiidae). Các loài này chỉ thấy xuất hiện trong tán rừng, nơi rừng ít bị tác động.
Bảng 4.6: Các loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng
STT Tên loài Họ 1 Stichophthalma Howqua Amathusiidae 2 Discophora sondaica 3 Thaumantis diores Hình 4.4: Stichophthalma howqua
4.3.3. Các loài có ý nghĩa lớn trong du lịch sinh thái
Như chúng ta đã biết, xã Cổ Lũng thuộc KBTTN Pù Luông với chức năng nhiệm vụ là nơi bảo tồn và lưu giữ các nguồn gen, mà còn là địa điểm tham quan du lịch. Chính vì vậy, việc bảo tồn và nhân nuôi một số loài bướm có hình dáng và màu sắc đẹp, phục vụ khách tham quan du lịch là rất cần thiết. Một số loài đại diện thuộc nhóm này được thể hiện trong các hình 4.05-4.08.
Hình 4.5. Danaus genutia Hình 4.6. Vindula erota
Hình 4.7. Graphium antiphates Hình 4.8. Appias nero 4.4. Dẫn liệu về sinh học, sinh thái một số loài bướm
Các loài được lựa chọn mô tả là những loài nằm trong sách đỏ, một số loài là loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng, cùng với các loài có hình thái đẹp, có số lượng cá thể khá lớn.
Qua nghiên cứu thực địa cũng như tham khảo tài liệu của Đặng Thị Đáp và nnk (2011) cùng một số tài liệu khác đã có được dẫn liệu sinh học, sinh thái một số loài bướm như sau:
4.4.1. Bướm chai xanh thường - Graphium sarpedon (Linnaeus)
+ Tên khác: Bướm Phượng đuôi cụt vạch xanh, Bướm chai xanh. + Tên tiếng Anh: The Common Bluebottle.
+ Họ: Papiliodae
+ Đặc điểm nhận dạng:
Đây là loài rất dễ nhận diện. Bướm đực và bướm cái có họa tiết trên cánh giống nhau nhưng bướm cái thường to hơn, sải cánh rộng hơn. Sải cánh: 80 - 90mm. Mặt trên hai cánh có tam giác hẹp (không chạm vào ô cánh) màu xanh lá cây nhạt. Mặt trên của con đực có 4 đốm màu xanh hình trăng
khuyết ở mép ngoài cánh sau. Mặt dưới của con đực có 5 đốm to đỏ ở đĩa cánh sau: 4 đốm rải từ phía trước, qua trung tâm đến cuối cánh, đốm cuối cùng nằm ở gốc cánh.
+ Sinh học sinh thái:
Tại khu vực nghiên cứu, loài chủ yếu xuất hiện theo đàn với số lượng lớn hoặc lẫn với các loài Bướm cải, ở sinh cảnh ven suối, các vũng nước đọng trong rừng tự nhiên, khu vực dân sinh, vườn rau mầu.. Sâu non của giống Graphium này ăn lá các loài cây họ Na (Annonaceae), sâu tuổi nhỏ mầu nâu, gần đến độ tuổi hóa nhộng chuyển mầu xanh. Nhộng có khả năng ngụy trang giống lá cây.
4.4.2. Bướm thần tiên rừng sâu - Thaumantis diores (Doubleday)
+Tên tiếng anh: The Jungle Glory +Họ: Amathusiidae
+Đặc điểm nhận dạng:
Loài có kích thước khá lớn. Hai cánh mầu nâu tối, viền cách trước tròn đều. Vùng trung tâm cánh sau mở. Cánh trước có dải cánh cung mầu xanh dương tía lớn ở giữa cánh, cánh sau chỉ có một vệt xanh lớn ở giữa.
Mặt dưới cánh có màu nâu mịn, mượt. Ở cánh sau có đốm trắng vàng nhạt hình ôvan, một đốm màu đen ở giữa, và một đốm đen nữa ở góc đuôi cánh. Sải cánh: 95-115mm.
+Sinh học sinh thái:
Loài cư trú trong rừng tự nhiên, rừng tre nứa rậm rạp, hoặc sau các tảng đá lớn. Có tốc độ bay nhanh, nhưng trên cánh có ánh mầu xanh nên rất thu hút, dễ nhận dạng.
4.4.3 Bướm Phượng đốm kem - Papilio noblei (de Nicéville)
+ Tên tiếng anh: The Noble’s Helen
+ Đặc điểm nhận dạng:
Cánh trước và sau có dạng tam giác nhọn. Cánh trước mầu đen mịn, có đốm đen vòng đỏ ở gần mép trên, cánh sau có 4 đốm trắng xếp liền nhau. Đối với con đực, cánh trước không có vảy thơm, không có đốm đen vòng đỏ, mặt trên cánh trước với đốm trắng hình tam giác dưới ngay giữa mạch cánh 2.
Hình 4.10. Thaumantis diores
Mặt trên cánh sau có mảng giữa cánh màu trắng kem ở khoảng 5-7 và trong vùng góc dưới cánh có mắt màu đỏ với nhân đen ở giữa. Sải cánh: 110 mm.
+ Sinh học sinh thái:
Loài này cư trú trong rừng tái sinh, rừng tự nhiên ven suối, xuất hiện từ tháng 5 – 11, nhưng hoạt động mạnh vào tháng 6 và 7. Ấu trùng 2 tuổi có tập tính ăn lá trên cây.
4.4.4. Bướm quạ đốm xanh tím - Euploea mulciber (Cramer)
Tên khác: Bướm đốm xanh lớn
Tên tiếng anh: The Striped Blue Crow + Đặc điểm nhận dạng:
Con đực và cái có hoa văn khác nhau. Đối với con đực, mặt trên cánh màu đen, từ mép trên sang mép bên có màu tím óng ánh với các đốm trắng; mặt dưới cánh sau có một hàng chấm nhỏ chạy dọc mép ngoài. Con cái có mặt trên của cánh trước tương tự
con đực, nhưng có các đốm trắng lớn hơn, cánh sau nền đen có các sọc, vạch trắng hướng vào trong, viền cánh có một hàng chấm. Sải cánh: 90-100mm.
+ Sinh học sinh thái:
Phân bố rộng, phổ biến ở cả trong rừng và khu vực dân cư sinh sống. Thường xuất hiện theo đàn nhỏ ở ven đường mòn, các khoảng trống trong rừng. Phát hiện có trứng trên cây họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Bướm đực xuất hiện nhiều hơn, bướm cái chủ yếu hoạt động trong rừng. Hoạt động mạnh quang năm, thức ăn chính là mật từ những cây thuộc chi Xẻn, Thanh quan và Bông ổi. Sâu non ăn lá cây Tiền quả (họ Thiên lý) và đôi khi gặp trên cây Trúc đào (họ Trúc đào).
4.4.5 Bướm "trứng bay" mạo danh lớn - Hypolimnas bolina (Linnaeus)
Tên khác: Bướm Giáp đen thường; Bướm cánh rộng
Tên tiếng anh: The Great Eggfly
+ Đặc điểm nhận dạng:
Loài này có kích thước lớn, dễ nhận diện, có sự khác biệt lớn giữa con cái và con đực.
Con đực có cánh màu nền đen với mảng ở giữa cánh dạng "quả trứng" trên cả 4 cánh, ở chót cánh trước có một đốm trắng to và có một loạt các chấm trắng rất nhỏ chạy dọc theo gần mép ngoài của cả cánh trước lẫn cánh sau. Con cái lớn hơn con đực. Một số dạng có đốm hoa nhuốm màu xanh sẫm nhưng một số khác lại không có những đốm
hoa này. Mép ngoài cánh trước hình lỏng chảo và mép ngoài cánh sau có hình vỏ sò. Sải cánh: 70-110mm.
+ Sinh học sinh thái:
Trứng có khi được đẻ thành từng đám, chồng lên nhau. Nhộng màu nâu đen loang lổ, nguỵ trang dạng một mẩu lá héo hay cành khô. Sâu non ăn lá rất nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) và họ Ô rô (Acanthaceace). Sâu màu đen với các gai phân nhánh, đầu màu cam.
Loài có phân bố rộng rãi, nhất là các khu vực dân cư, cây bụi, rau mầu, ven suối, ven đường mòn hay các khoảng trống trong rừng. Con đực có tập tính bảo vệ nơi cư trú, chúng đậu trên một cành cây giữa khoảng trống và đánh đuổi các con bướm khác bay vào khu vực của nó. Hoạt động chủ yếu gần rừng phục hồi thứ sinh và khu đất canh tác, thức ăn chính là mật hoa. Những cây thức ăn khác thuộc các họ Rau rền (rau Dệu) và họ Khoai lang (Khoai lang).
4.4.6. Bướm trắng lớn chót cam đỏ - Hebomoia glaucippe (Linnaeus)
Tên khác: Bướm Phấn lớn chót cam, Bướm trắng lớn
Tên tiếng Anh: The Great Orange
+ Đặc điểm nhận dạng:
Có kích thước lớn nhất trong họ bướm Phấn ở Việt Nam. Đặc điểm nổi bật là trên cánh trước nền trắng, chóp cánh
có tam giác mầu cam, viền đen. Mặt dưới cánh có mầu sắc loang lổ, giống lá rụng. Bướm đực có mặt trên nền trắng; bướm cái có mặt trên nền trắng sữa và mép cánh sau có các đốm đen rõ rệt. Sải cánh: 80-100mm.
+ Sinh học sinh thái:
Loài có phân bố rộng, số lượng lớn, thường tập trung theo đàn có mầu sắc nổi bật. Bay nhanh và cao, theo đường ziczac. Thường bắt gặp theo đàn ven suối, theo đường mòn, khoảng trống trong rừng, đỉnh đồi hay ở trảng cỏ cây bụi, khu dân cư,.. Thường đậu dưới đất, bay sát ngọn cây cao ven rừng. Sâu non ăn lá giống cây Cáp (Capparis), họ Cáp (Capparidaceae). Trưởng thành có cây thức ăn thuộc họ Màn màn.
4.4.7. Bướm rừng lớn Bắc Bộ - Stichophthalma howqua (Westwood)
Tên khác: Bướm nữ chúa rừng
+ Đặc điểm nhận diện: (xem hình 4.04)
Loài có kích thước lớn. Bướm đực lớn hơn bướm cái. Bên trong 4 cánh đều có mầu nâu đậm, chiếm ½ cánh trên và ¾ cánh dưới. Mép ngoài cánh có đường ziczac mầu đen. Bên phía gần mép trên cánh trên có mầu trắng sữa.
+ Sinh học sinh thái:
Pha trưởng thành cư trú trong rừng thứ sunh, bìa rừng có che bóng hoặc trong rừng nguyên sinh. Hoạt động manh vào buổi sáng và trước hoàng hôn. Xuất hiện nhiều từ tháng 5 đến tháng 8.
4.4.8. Bướm hoa Păng xê đuôi công - Junonia almana (Linnaeus)
Tên khác: Bướm hoa đuôi công Tên tiếng anh: The Peacock Pansy + Đặc điểm nhận diện:
Có mầu sắc nổi bật. Có hai đốm mắt lớn, một ở cánh trước và một ở cánh sau. Mép cánh trước có nhiều vạch đen. Viền cánh màu nâu đậm và có các đường ren. Mặt dưới cánh thay đổi theo mùa.
Vào mùa mưa, các đốm mắt có mầu sắc rõ ràng hơn; vào mùa khô, thì các đốm mắt bị bé lại, mờ đi. Viền nâu đạm ở cánh
trước và góc ngoài cánh sau kéo dài ra trông giống lá khô, là nguỵ trang rất tốt. Con đực và con cái giống nhau. Sải cánh: 60-65mm.
+ Sinh học sinh thái:
Phân bố rộng rãi ở những nơi thoáng, nhiều ánh sáng, có nhiều cây bụi, rau mầu, rừng thứ sinh, khu dân cư. Sâu non ăn lá nhiều loài cây bụi khác nhau thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Các cây thức ăn khác như: Acanthus, Gloxinia, Osbeckia, Hygrophila lancea. Sâu non màu đen, có nhiều các gai ngắn phân nhánh đặc trưng cho họ buớm Giáp.
4.4.9. Bướm đuôi kiếm xanh - Graphium antiphates (Cramer)
Tên khác: Bướm đuôi kiếm, Bướm Phượng đuôi kiếm ánh xanh Tên tiếng anh: The Five-bar Swordtail
+ Đặc điểm nhận diện: (xem hình 4.07)
Hình thái rất nổi bật. Mặt trên màu trắng ngà, có các sọc đen chạy từ mép xuống, trong đó có 5 sọc dài 1/3 cánh trên, 2 sọc gần mép bên kép dài gần chạm mép dưới. Cánh dưới có viền mép dưới mầu đen, đuôi kiếm dài
Hình 4.15. Junonia almana
mầu đen. Bướm đực và bướm cái giống nhau nhưng về kích thước con cái to hơn. Sải cánh: 80-95mm.
+ Sinh học sinh thái:
Ít bay theo đàn, thường bay đơn lẻ trong các khoảng trống trong rừng, dọc đường mòn trong rừng tự nhiên. Có tốc độ bay nhanh, linh hoạt, khi bay dễ bị nhầm với các loài thuộc họ bướm phấn Pieridae. Bướm cái đẻ trứng trên lá một số cây họ Na. Sâu non ăn lá các loại cây thuộc họ Na (Annonaceae). Thời gian xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11, thường bắt gặp từng nhóm với các loài bướm khác đậu trên nền đất ẩm ướt.
4.4.10. Bướm trúc - Discophora sondaica (Boisduval)
Tên tiếng anh: The Common Duffer
Đặc điểm nhận dạng:
Mặt trên mầu nâu vàng cả 2 cánh. Có 3 hàng đốm trắng xếp dọc thẳng từ mép trên cánh trên đến mép dưới cánh dưới. Cánh trước hình tam giác rộng có đỉnh nhọn và kéo dài.
Ở con đực, có những mảng tròn lồi
lên do các gân tạo thành. Con cái có kích thước lớn hơn, nhiều đốm trắng hơn con đực. Sải cánh: 80-90mm.
Sinh học sinh thái:
Loài sống trong rừng tự nhiên, rừng tre nứa. Bắt gặp ở nơi có độ tàn che thấp. Hoạt động mạnh vào lúc trời sắp tối, bay nhanh nhưng ngắn, dừng lại đậu sát vào các lá cây để ngụy trang. Sâu non ăn lá các loài họ Lúa. Bướm truownrgg thành có xu quang dương, chích hút quả và nhựa cây.
4.3.11. Bướm hổ vằn -Danaus genutia (Cramer)
Tên khác: Bướm hổ thường
Tên tiếng anh: The Common Tiger
+ Đặc điểm nhận dạng: (xem hình 4.05)
Dễ nhận diện nhờ hoa văn và mầu sắc nổi bật. Cánh có mầu cam đậm, có sọc đen chạy theo các gân cánh. Góc mép cánh trên có các đốm trắng lớn xếp liên tục, góc dưới có nhiều đốm nhỏ. Mép dưới cánh dưới cũng có nhiều đốm nhỏ thành 2 hàng gần mép.
+ Sinh học sinh thái:
Cư trú chủ yếu ở rừng phục hồi, trảng cỏ và khu dân cư, những nơi có khoảng trồng, nhiều ánh sáng. Thường bay theo đàn nhỏ. Thức ăn chính là mật hoa cây bụi, cây rau mầu, các loài cây thuộc chi Đơn buốt, Bông ổi, Cỏ hôi, Đại bi. Sâu non sống trên nhiều loài cây khác thuộc họ Thiên lý
4.4.12. Bướm Giáp vàng cam lớn - Vindula erota (Fabricius)
Tên khác: Bướm Giáp cam lớn ; Bướm Giáp lớn
Tên tiếng anh: The Cruiser
Đặc điểm nhận dạng: (xem hình 4.06)
Là loài có kích thước lớn.
Con đực có mặt trên cánh màu vàng cam, hai đường đen lượn sóng ở gần mép ngoài cánh, có các đốm, vệt đen ở giữa cánh. Cánh sau có hai đốm mắt và một đuôi ngắn. Mặt dưới nhạt màu hơn.
Con cái có kích thước lớn hơn, màu nâu xỉn hơn và có ánh xanh. Có các đường trắng và hoa văn lượn sóng ở cả hai cánh. Sải cánh : 90-110mm.
Sinh học sinh thái:
Xuất hiện nhiều vào mùa mưa, con đực bắt gặp nhiều hơn con cái. Thường hút khoáng ven đường mòn. Ban đầu, chúng dò tìm chỗ thích hợp bằng cách bò đi bò lại, cánh vẫn đập nhẹ, đến nơi thích hợp thì không di chuyển và vẫy cánh nữa. Sâu non còn ăn lá cây thuộc họ Lạc tiên.
4.4.13. Bướm vàng chanh di cư - Catopsilia pomona (Fabricius)
Tên khác: Bướm chanh di cư; bướm di cư thường
Tên tiếng Anh: The Common Emigrant; The Lemon Emigrant
Đặc điểm nhận dạng:
Có kích thước trung bình hoặc nhỏ. Mặt trên cánh có mầu trắng, góc cánh mầu vàng canh đặc trưng. Mép cánh trên có viền đen nhỏ. Mặt dưới cánh mầu trắng sữa. Con đực có vết giới tính hình oval ở gốc trên cánh sau. Sải cánh: 55-80mm.
Sinh học sinh thái:
Hoạt động mạnh vào mùa khô hanh. Thường bay theo đàn lớn ở khu dân cư, ven suối, vũng nước đọng, các khoảng trống trong rừng.. Loài có tập tính di cư và đa dạng về cây thức ăn, có tính phổ biến cao.
Có mầu sắc đặc trung nên khi bay nhanh vẫn có thể nhận diện. Có thể bắt gặp cả đàn lớn cùng bay vọt lên. Chủ yếu ăn các cây họ Đậu.
4.4.14. Bướm hải âu trắng - Appias albina