3.3 .Điều kiện kinh tế xã hội
3.4 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
3.4.1. Thu nhập
3.4.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh
Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Cổ Lũng qua các năm được thể hiện như sau:
- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã. Năm 2005 (giá CĐ 94) đạt 7.058 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 11.973 trệu đồng và năm 2011 đạt 12.520 triệu đồng, tốc độ phát triển giai đoạn năm 2005 - 2011 đạt 6,43%;
- Ngành sản xuất nông nghiệp: phát triển theo hướng tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao, tạo tiền đề cho phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Chuyển đổi cơ cấu giống lúa sang trồng giống lúa lai có chất lượng cao, nâng cao hiệu quả trồng rau màu, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi được một số khu vực đất trống sang trồng cây nông nghiệp. Đồng thời tăng số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng hàng hoá năng suất, chất lượng cao. Năm 2005 (giá CĐ 94) đạt 6.618 triệu đồng, năm 2009 đạt 8.480 triệu đồng, đến cuối năm 2010 đạt 8.780 triệu đồng, tốc độ phát triển giai đoạn 2005 - 2010 đạt 5,81%, trong đó:
+ Ngành trồng trọt: Năm 2005, giá trị sản xuất (giá CĐ 94) đạt 4.190 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 7.744 triệu đồng, và đến cuối năm 2011 đạt 8.076 triệu đồng; tốc độ phát triển giai đoạn 2005 - 2010 đạt 5,9 %;
+ Ngành chăn nuôi: Năm 2005, giá trị sản xuất (giá CĐ 94) đạt 2.169 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 2.337 triệu đồng, tính đến cuối năm 2011 đạt 2.970triệu đồng, tốc độ phát triển giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1,5%.
- Ngành thuỷ sản: Do địa hình tương đối phức tạp, nguồn nước còn hạn chế, một số ao nuôi trồng thủy sản người dân chưa đầu tư đúng mức; mà chủ yếu là tận dụng, chưa mang tính sản xuất hàng hoá nên giá trị sản xuất chưa cao. Năm 2005 giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (giá CĐ 94) đạt 113 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 306 triệu đồng, đến cuối năm 2011 đạt 270 triệu đồng, tốc độ phát triển giai đoạn 2005 - 2010 đạt 22,1%;
- Lâm nghiệp: trong những năm qua tập chung vào trồng mới, nên sản lượng khai thác chưa cao. Năm 2005 (giá CĐ 94) đạt 586 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 684 triệu đồng, tính đến cuối năm 2011 đạt 800 triệu đồng; tốc độ phát triển giai đoạn 2005 - 2010 đạt 3,1%.
- Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp năm 2005 đạt 13.391 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 18.271 triệu đồng, ước cuối năm 2010 đạt 19.049 triệu đồng (giá HH);
- Ngành nông nghiệp: ngành trồng trọt, chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng và có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của ngành. Năm 2005 đạt 10.460 triệu đồng, chiếm 78,11%, đến năm 2009 đạt 13.840 triệu đồng, chiếm 75.75%, ước tính cuối năm 2010 đạt 14.010 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 73,55%, trong đó:
+ Ngành trồng chọt năm 2005 đạt 5.640 triệu đồng, chiếm 58,30% trong ngành nông lâm nghiệp, đến năm 2009 đạt 6.400 triệu đồng, chiếm 50,33%, ước tính cuối năm 2010 đạt 8.600 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 58,80%;
+ Ngành chăn nuôi năm 2005 đạt 1.620 triệu đồng, chiếm 12,10% trong ngành nông, lâm nghiệp, đến năm 2009 đạt 2.750 triệu đồng, chiếm 15.05%, ước tính cuối năm 2010 đạt 2.810 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14,75%.
- Ngành Thuỷ sản: năm 2005 đạt 298 triệu đồng, chiếm 2,22%, đến năm 2009 đạt 571 triệu đồng, chiếm 3,13%, ước tính cuối năm 2010 đạt 925 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4,85%;
- Ngành lâm nghiệp: năm 2005 đạt 2.633 triệu đồng, chiếm 19,66%, đến năm 2009 đạt 3.860 triệu đồng, chiếm 21,13%, ước cuối năm 2010 đạt 4114 triệu đồng, chiếm 21,60%.
3.4.1.2. Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của xã là 4,475 triệu đồng/người/năm, bằng 47,10% so với mức bình quân chung của tỉnh (Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tại khu vực nông thôn tỉnh Thanh Hóa là 9,5 triệu đồng).
3.4.2. Hộ nghèo
- Theo tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn 2011- 2015 thực hiện theo chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng chính phủ, ở khu vực nông thôn, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 400.000 đồng/tháng trở xuống. Theo tiêu chí trên, năm 2011 xã Cổ Lũng có tất cả 506 hộ nghèo, chiếm 50,55% tổng số hộ. Đây là tỷ lệ khá cao, nếu không quan tâm đúng mức sẽ gây hạn chế tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Theo thống kê mới nhất thì hiện tại xã có 1.018 hộ gia đình với 4.016 nhân khẩu, bình quân 3,94 người/hộ gia đình. Phần lớn cư dân trong xã chủ yếu là người dân tộc Thái (chiểm 98%), còn lại một số ít là dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Trình độ canh tác còn mang tính quảng canh, năng xuất các loại cây trồng thấp, chăn nuôi chưa phát triển mạnh, diện tích canh tác/đầu người thấp. Mặt khác kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng cho việc pục vụ sản suất là nguyên nhân chính dẫn đến đời sống của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn.
3.4.3. Cơ cấu lao động
Lao động là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nó lại là yếu tố không thể thiếu. Nhờ có sức lao động của mình con người đã tác động vào điều kiện tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống.
Xã Cổ Lũng có lực lượng lao động khá dồi dào, tổng dân số trong độ tuổi lao động của xã là: (nam từ đủ 15 - 60 tuổi, nữ đủ 15 - 55 tuổi) có 2.094 người, chiếm 52,22% dân số trong toàn xã. Như vậy, dân số xã Cổ Lũng thuộc loại dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào, đây vừa là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế địa phương nhưng cũng là một thách thức to lớn trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân nhất là lúc
mùa vụ kết thúc, thời gian nông nhàn nhiều vì lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (gần 90%).
3.4.4. Hình thức tổ chức sản xuất
- Hợp tác xã: Hiện tại trên địa bàn xã vân chưa thành lập được một hợp
tác xã nào, gây khó khăn không nhỏ trong việc cung ứng vật tư, kỹ thuật phục vụ sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
- Trang trại: Hiện nay, tổng số trang trại trong toàn xã là 03 trang trại
tổng hợp với quy mô vừa và nhỏ, chưa được đầu tư đúng mức và làm ăn vẫn chưa thực sự có hiệu quả.